Hội thảo có sự tham dự của ông Trần Đức Lai, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam; ông Nguyễn Minh Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam; ông Hoàng Hữu Long, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam cùng các chuyên gia đến Viện Chiến lược TT&TT; Cục An toàn thông tin; Viện Điện tử Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội; Công ty Vinsmart; Công ty OSB...
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam Trần Đức Lai cho biết, từ năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 392 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp CNTT đến năm 2020. Thời gian qua, chương trình này đã đạt những kết quả nhất định.
Đặt nhiều kỳ vọng vào dự thảo chương trình mới, ông Lai nhận định, chương trình mới bao hàm lĩnh vực rộng hơn, bao gồm cả công nghiệp CNTT và điện tử viễn thông. Đây là một chương trình lớn, rất có ý nghĩa cho sự phát triển của ngành trong thời gian tới.
Theo bản dự thảo 4.0 được ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT giới thiệu tại hội thảo, Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2023, chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 được xây dựng trên quan điểm coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm thực hiện thành công các Nghị quyết của Bộ Chính trị trong việc phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông Việt Nam. Trong đó, xác định phát triển công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông là con đường chủ đạo, làm động lực cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên so với khu vực và thế giới.
Chương trình cũng tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá nhằm tạo thị trường; nuôi dưỡng hệ sinh thái thuận lợi; thúc đẩy ứng dụng, đổi mới, sáng tạo, làm chủ công nghệ số của doanh nghiệp và con người Việt Nam nhằm nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng, sức cạnh tranh và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Dự thảo Chương trình còn nhấn mạnh rõ quan điểm, Chương trình này là cấu phần quan trọng của nền kinh tế số Việt Nam; lấy doanh nghiệp là hạt nhân, lấy thị trường chuyển đối số trong nước làm bàn đạp vươn ra khu vực và thế giới, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho phát triển những sản phẩm, dịch vụ công nghệ số tiên tiến hàng đầu trên thế giới.
![]() |
Một trong những mục tiêu được đề ra tại dự thảo chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông đến năm 2025 là có 50.000 doanh nghiệp CNTT, điện tử viễn thông. (Ảnh minh họa) |
Trên quan điểm đó, cơ quan xây dựng dự thảo Chương trình đã đề xuất hàng loạt mục tiêu cụ thể cần đạt được giai đoạn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2025 như: tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông hàng năm bằng 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP cả nước; có 50.000 doanh nghiệp CNTT, điện tử viễn thông, trong đó có 10 doanh nghiệp lớn có năng lực cạnh tranh quốc tế với quy mô trên 1 tỷ USD; có 10 địa phương đạt doanh thu công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông trên 1 tỷ USD; doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT trong nước làm chủ công nghệ, cung cấp được 90% các loại sản phẩm, giải pháp phần mềm, dịch vụ CNTT phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số, đô thị thông minh...
Để đạt được các mục tiêu đề ra, dự thảo Chương trình cũng đề xuất các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về: Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm; Phát triển doanh nghiệp; Thông tin, truyền thông; Nâng cao chất lượng nhân lực và Phát triển thị trường.
Tại hội thảo, các đại biểu đã góp ý trực tiếp cho dự thảo Chương trình như: cần xây dựng một danh sách các công nghệ lõi mà Việt Nam sẽ tập trung đầu tư phát triển; có quy định một hệ sinh thái để đưa công nghệ lõi ra thành sản phẩm thương mại hóa; có chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ toàn cầu; đề xuất đưa thêm điện tử gia dụng vào Chương trình; hay việc cần thiết có quy định các chính sách hỗ trợ cụ thể, rõ ràng để thúc đẩy các daonh nghiệp sản xuất sản phẩm CNTT, điện tử viễn thông trong nước; đề xuất ...
Dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 hiện đang được Bộ TT&TT đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Thời hạn góp ý sẽ kéo dài đến ngày 6/6/2020.
Tại Chỉ thị 01 ngày 1/1/2020 về định hướng phát triển ngành TT&TT năm 2020, một trong những nhiệm vụ trọng tâm Bộ TT&TT giao Vụ CNTT chủ trì là hoàn thiện dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0. Theo kế hoạch, dự thảo Quyết định phê duyệt Chương trình này sẽ được Bộ TT&TT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2020.
M.T.
" alt=""/>Chương trình lớn để phát triển ngành công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông đến 2025
Không ít đàn ông cho rằng phụ nữ không có nhu cầu về chuyện ấy trong ngày đèn đỏ nhưng thực tế không phải vậy, trong nguyệt san, họ lại có ham muốn hơn. Vì vậy, khi yêu trong ngày đèn đỏ, chị em vẫn có thể khiến chàng đê mê. Điều này được lý giải là do nồng độ estrogen sẽ ở mức thấp trong những ngày đầu tiên của kì kinh, nhưng khi càng đến gần ngày đèn đỏ, mức estrogen sẽ tăng đột biến, kéo theo sự tăng nhanh của testosteron nên tăng ham muốn. Không sai khi nói rằng, yêu trong kỳ kinh có thể trở nên cực kỳ mãnh liệt.
Trong ngày đèn đỏ, phụ nữ thường có tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu gắt, stress, việc quan hệ trong ngày đèn đỏ giúp phụ nữ cân bằng được tâm trạng và thoải mái, tránh và giảm stress. Trong ngày đèn đỏ, do co bóp tử cung khiến chị em có vùng bụng ấm ách, người thì đau, người thì tưng tức… Quan hệ tình dục sẽ kích thích cơ thể tạo khoái cảm và giúp phóng thích các endorphin - được coi là thuốc giảm đau hữu hiệu, giúp phụ nữ giảm đau bụng kinh. Cuộc yêu khi đèn đỏ khiến chị em đạt cực khoái đến 2 lần nên có thể ngăn chặn và phòng ngừa mãn kinh sớm.
Để cuộc yêu ngày đèn đỏ được hoàn hảo và không phải lo lắng về vấn đề vệ sinh, hãy yêu vào ngày mà nàng “ra” ít nhất, tức là ngày đầu hoặc ngày cuối. Cần thiết trải tấm khăn bông to ở dưới chỗ nằm của chị em để việc dọn dẹp chiến trường diễn ra đơn giản hơn. Hãy vặn nhỏ đèn hoặc tắt đèn để không phải nghĩ về những gì đang diễn ra. Mặc dù máu kinh sẽ không ngừng chảy nhưng lúc này có thể đóng vai trò như một chất bôi trơn tự nhiên.
Quan hệ trong ngày đèn đỏ là cơ hội khá tốt để bỏ qua sử dụng bao cao su hay việc phải lo nghĩ giải pháp ngừa thai. Tuy nhiên, vẫn cần thiết phải dùng bao cao su nếu còn lo lây truyền bệnh qua đường tình dục. Cần tắm rửa trước và sau khi yêu sạch sẽ. Các yếu tố về nội tiết tố trong cơ thể hai người vẫn ủng hộ để cho đôi lứa một cuộc yêu đỉnh cao, như chuyện đèn đỏ không có gì ảnh hưởng.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
" alt=""/>'Chuyện ấy' trong ngày đèn đỏNhằm chia sẻ khó khăn, bảo đảm cuộc sống của người dân cả nước, góp phần ổn định xã hội, Chính phủ đang thực hiện một số biện pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cấp tiền hỗ trợ của Chính phủ theo gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng vừa qua, tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa đã liên tục lộ ra những chuyện lùm xùm như hộ cận nghèo có nhà tiền tỉ, dồn nhân khẩu vào hộ nghèo để đạt chuẩn nông thôn mới...
Thông tin với VietNamNet, đại diện Sở TT&TT Hà Tĩnh - đơn vị đã xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ chi trả trợ cấp cho người dân gặp khó khăn do dịch bệnh, cho biết: Việc phát hiện các trường hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo nhưng không đúng tiêu chí có 2 kênh để phát hiện là Hội đồng thẩm định cấp xã, cấp huyện; và phản ánh từ người dân, báo chí.
“Hệ thống phần mềm tự nó không phát hiện được người giàu nghèo. Tuy nhiên, thông qua việc công khai, minh bạch thông tin một cách rộng rãi, sẽ cho phép tự phát hiện trong cộng đồng”, đại diện Sở TT&TT Hà Tĩnh chia sẻ.
Bàn về vấn đề này, đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cũng cho rằng, nguyên nhân của vụ gian dối thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa nằm ở vấn đề quản trị công, cơ chế thực thi và tuân thủ chính sách đã quy định; chứ không nằm ở vấn đề CNTT và Chính phủ điện tử. Tuy nhiên, CNTT và Chính phủ điện tử sẽ là giải pháp hạn chế được các sự việc tiêu cực như trên.
Xem xét vụ việc ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa dưới góc độ CNTT, đại diện Cục Tin học hóa phân tích, sự việc này xảy ra do thiếu một số yếu tố như: Thông tin về hộ nghèo không được công bố hoặc công bố trong phạm vi hạn chế nên nhiều người không được tiếp cận được để có cơ chế giám sát, thể hiện sự minh bạch không cao; Thiếu sự đối soát giữa nhiều nguồn thông tin để xác định và thực thi chính sách hộ nghèo, cận nghèo một cách chính xác. Điều này dẫn đến việc xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của một số người nhất định.
" alt=""/>Quản trị tốt dữ liệu sẽ giúp hạn chế những vụ tiêu cực như ở Thanh Hóa