Co-working Space là mô hình văn phòng làm việc chung. Những không gian như vậy dần phổ biến tại Việt Nam khoảng 2 năm trở lại đây.
Co-working Space là mô hình văn phòng làm việc chung. Những không gian như vậy dần phổ biến tại Việt Nam khoảng 2 năm trở lại đây.
![]() | ![]() |
Nói về tật xấu, Tuệ An cho hay mẹ hay móc tóc. Còn Phạm Quỳnh Anh thừa nhận bản thân từng lớn tiếng với con. Nữ ca sĩ liên tục bị trừ điểm vì trả lời không khớp đáp án. Cô nghẹn ngào khi con gái muốn mẹ mua lego và lắp lego cùng bé. Cô nói: “Mẹ muốn lưu giữ khoảnh khắc con vui chơi. Lúc lắp lego, con như được sống trong thế giới của mình. Mẹ không biết con muốn mẹ cùng lắp. Bây giờ mẹ đã hiểu và rút kinh nghiệm, sẽ ngồi chơi với con”.
Phạm Quỳnh Anh rưng rưng nước mắt, thừa nhận có lỗi vì không dành thời gian chơi với con. “Mẹ có lỗi. Tuy nhiên, mẹ không thể nào đổ lỗi hoàn toàn cho sự bận rộn. Mẹ đã nhớ và sẽ dành thời gian chơi với con nhiều hơn”, nữ ca sĩ bày tỏ.
Phạm Quỳnh Anh bật khóc nhận lỗi với con:
Ca sĩ Thảo Trang là mẹ đơn thân duy nhất tham gia chương trình. Cô đã trả lời sai khi đoán con trai thích học Toán nhưng Alex lại thích chơi piano. Vượt qua nhiều câu hỏi, nữ ca sĩ được ôn lại kỷ niệm và thấu hiểu tâm lý con trai. Cô kể Alex không khóc lóc hay đòi mẹ ở nhà. Cậu bé nói: “Mẹ đi diễn con nhớ lắm nhưng chỉ biết đợi thôi”.
Thảo Trang mắt đỏ hoe, nghẹn ngào nói: “Hồi nhỏ, lúc chưa biết nói, Alex còn khóc và không muốn mẹ đi. Lớn hơn, Alex là một cậu bé hiểu chuyện. Con không bao giờ đòi mẹ về, chỉ nói là nhớ mẹ thôi”.
![]() | ![]() |
Thảo Trang nức nở khi nghe Alex tâm sự, thương và xót khi con trai hiểu chuyện.
Ca sĩ Emily xúc động khi xem lại những thước phim lúc nhỏ của con. Bà xã BigDaddy tâm sự bé Bảo Uyên điệu đà, thích trang điểm, sơn móng tay… Song vì con còn ít tuổi nên cha mẹ hạn chế điều đó. Emily phát hiện 4 bé đều có những đáp án đặc biệt khiến các mẹ không lường trước.
Người mẫu Lâm Minh hồi hộp khi bước vào thử thách đầu tiên. Cô chia sẻ: “Lúc sinh bé, tôi mê công việc, có lúc không ăn không uống". Cô bật khóc vì cảm thấy có lỗi, từng bỏ bê con trai Vĩnh Hy. Người đẹp mong muốn trở thành phiên bản tốt hơn để chăm sóc cho con.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Về kết quả tham gia thử thách, Phạm Quỳnh Anh nhận số điểm thấp nhất 3,5/10 điểm. Thảo Trang không bất ngờ khi đạt 5 điểm. Lâm Minh hạnh phúc vì được 6 điểm từ bài kiểm tra. Emily ngạc nhiên nhận số điểm cao nhất trong 4 mẹ với 6,5 điểm. Chương trình tiếp tục đưa ra bài tập về nhà cho 4 mẹ nghệ sĩ. Các mẹ bắt buộc phải đối diện với con, thành thật chia sẻ số điểm bản thân đạt được.
Khép lại tập 1, khán giả đã thấy những giọt nước mắt, tiếng cười cùng nhiều cảm xúc từ các cặp mẹ con nghệ sĩ. Họ dần nhận ra điểm cần cải thiện giúp bản thân trở thành phiên bản tốt hơn.
Diệu Thu
![]() |
Nữ sinh hơn một lần tìm đến cái chết vì bị gia đình, bạn bè kỳ thị, xa lánh. |
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, tỷ lệ lao động ở khu vực nông thôn lên tới trên 80%, trong đó lao động trong ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm khoảng 60% lao động của tỉnh. Do đó, giải quyết tốt việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao chất lượng lao động nông thôn có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tại tỉnh Tuyên Quang, đặc biệt là tại các vùng nông thôn.
Trên cơ sở thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là người dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách, người khó khăn được quan tâm.
Việc đào tạo nghề ở nhiều địa phương trong tỉnh Tuyên Quang được thực hiện theo phương châm “cầm tay chỉ việc”. Cùng với đó, đào tạo nghề theo nhu cầu của người học cũng được gắn với những tiềm năng thế mạnh của địa phương.
Bà Lý Thị Hải Hiền – Trưởng phòng Dạy nghề Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang cho biết, qua 8 năm thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (từ năm 2010-2018), tỉnh đã dạy nghề được cho gần 75.000 lao động nông thôi. Riêng năm 2019, đã có trên 8.000 lao động nông thôn được dạy nghề. Góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến cuối năm 2019 lên trên 57%, trong đó qua đào tạo nghề trên 35%.
![]() |
Ở xã Phúc Ninh, nhiều hộ nông dân trở thành điển hình sản xuất kinh tế giỏi sau khi dạy nghề |
Cũng theo bà Hiền, trong giai đoạn 2010-2018, có gần 5.000 người thoát nghèo nhờ được dạy nghề tạo việc làm. Năm 2019, số người thoát nghèo nhờ được dạy nghề ước khoảng 550 hộ, số người có thu nhập khá khoảng gần 1.400 người.
Tỉnh Tuyên Quang đề ra mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 60%, trong đó qua đào tạo nghề trên 37%; tạo việc làm cho trên 100.000 lao động. Theo đó, trong quá trình đào tạo nghề nông thôn cần đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề găn với giải quyết việc làm tại chỗ; tập trung đào tạo các ngành nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động. Đồng thời tăng cường đội ngũ giảng viên dạy nghề; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề, chú trọng đào tạo nghề đối với lao động ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Thành điển hình sản xuất giỏi nhờ được dạy nghề
Theo lãnh đạo Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội tỉnh Tuyên Quang, việc đào tạo chủ yếu mới chú trọng đến tạo việc làm theo chiều rộng, chưa chú trọng đến chất lượng việc làm; số lao động có tay nghề cao còn ít; việc gắn đào tạo nghề với tạo việc làm sau đào tạo còn hạn chế. Một số chính sách hỗ trợ việc làm chưa được hướng dẫn cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp tạo việc làm cho nhiều người lao động. Nội dung đào tạo nghề chưa thực sự phù hợp thực tế địa phương, nhu cầu doanh nghiệp và lao động tại cơ sở.
Song, trên thực tế, tại nhiều địa phương công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã thực sự phát huy hiệu quả. Điển hình như ở thôn Lục Mùn xã Phúc Ninh (Yên Sơn, Tuyên Quang). Địa phương này được coi là điểm sáng trong đào tạo nghề khi có hàng chục lao động nông thôn nhờ được dạy nghề giờ đã có công ăn việc làm ổn định, trở thành điển hình sản xuất kinh tế giỏi của địa phương.
Ông Vũ Ngọc Đình (59 tuổi) ở thôn Lục Mùn là một trong 33 nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của toàn xã Phúc Ninh. Ông từng là học sinh xuất sắc của lớp học nghề trồng cây ăn quả.
Ông Đình cho biết, gia đình ông có truyền thống trồng cây ăn quả, nhưng thường canh tác theo kiểu tự phát nên năng suất và chất lượng không đảm bảo. Từ năm 2017, sau khi được tham gia lớp học nghề dạy trồng trọt của Hội Nông dân huyện tổ chức, ông Đình đã biết áp dụng kiến thức, khoa học kỹ thuật nhân giống, cấy ghép, chiết cành… cũng như cách chăm sóc vào sản xuất. Sản lượng, chất lượng và chuỗi giá trị cũng cao hơn hẳn.
“Hiện nay, với 3ha diện tích đất vườn trồng bưởi ngọt, bưởi da xanh, bưởi đường, gia đình ông thu nhập khoảng 600-700 triệu đồng/năm”, ông khoe và cho biết, những năm gần đây ông còn tham gia vào chương trình hỗ trợ chuyển giao gióng, kỹ thuật, cách chăm sóc cây ăn quả cho bà con nông dân khác trong vùng để cùng nhau làm giàu.
Chủ tịch Hội nông dân xã Phúc Ninh Nguyễn Đức Quân cho biết, toàn xã hiện nay có hơn 1.440 hộ thì có tới gần 1.000 hộ trồng cây ăn quả và có tới hơn 60% lao động trong hộ từng được tập huấn kỹ thuật hoặc được dạy nghề. Nhờ trồng cây ăn quả mà đời sống bà con khá giả lên trông thấy, thu nhập hộ không dưới 300 triệu đồng/hộ, nhiều hộ doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng/năm.
Ông Đinh Văn Hậu – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Yên Sơn thông tin, toàn huyện có hơn 3.000ha cây ăn quả, trong đó có hơn 1.000ha cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, ổn định.
Để phát triển hơn nữa về trồng cây ăn quả, từ đầu năm 2019 tới nay huyện đã kết hợp với nhiều đơn vị tổ chức mở 17 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn, trong đó 90% trong tổng số lớp là dạy nghề trồng trọt cây ăn quả. Các mô hình dạy nghề nông nghiệp theo hướng sản xuất hữu cơ, VietGap được nhiều nông dân lựa chọn, đăng ký theo học. Đáng chú ý, 100% các lớp dạy nghề đều được xây dựng dựa trên nhu cầu người học và thế mạnh của địa phương, ông Hậu cho hay.
Châu Giang
" alt=""/>Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Điểm sáng ở xã Phúc Ninh