Cùng dự có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, bà Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và các thành viên tiểu ban.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban nhân sự Đại hội XIV của Đảng chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban thảo luận cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng trong công tác nhân sự của Đảng.
Chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, dự kiến tổ chức vào quý I/2026, tại Hội nghị lần thứ VIII (tháng 10/2023), Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định thành lập 5 tiểu ban gồm: Tiểu ban Văn kiện, Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, Tiểu ban Điều lệ Đảng, Tiểu ban Nhân sự và Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội.
Trong đó, hai nội dung quan trọng nhất của mỗi kỳ Đại hội Đảng là việc thảo luận, quyết định đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng (gọi tắt là thông qua các văn kiện) và bầu ra các cơ quan lãnh đạo của Đảng (gọi tắt là công tác nhân sự).
Đây là hai nội dung liên quan chặt chẽ với nhau, đều phải chuẩn bị thật tốt, đặc biệt, việc chuẩn bị nhân sự Đại hội có vị trí, ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là nhân tố bảo đảm cho thành công của Đại hội và triển khai thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đại hội.
Đến nay, sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới và sau hơn 25 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII về chiến lược cán bộ, đội ngũ cán bộ các cấp ở nước ta đã có bước trưởng thành, phát triển nhiều mặt, chất lượng ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; cơ cấu, độ tuổi, giới tính, dân tộc, ngành nghề, lĩnh vực công tác có sự cân đối, hợp lý hơn; nguồn quy hoạch cán bộ ngày càng đáp ứng yêu cầu, cơ bản bảo đảm sự chuyển tiếp và kế tục giữa các thế hệ.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, đội ngũ cán bộ của ta hiện nay đông nhưng chưa thật mạnh; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ vẫn xảy ra ở nhiều nơi; sự liên thông giữa các cấp, các ngành còn hạn chế…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp.
Tại phiên họp, các đại biểu khẳng định, Đại hội XIV của Đảng là một sự kiện chính trị rất quan trọng, Đại hội được tiến hành vào thời điểm đất nước ta trải qua 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 35 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh 1991), trong đó có gần 15 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển 2011) và 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2025, hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng vào năm 2030 và kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập nước vào năm 2045.
Đại hội XIV cũng sẽ là một dấu mốc rất quan trọng, có ý nghĩa định hướng tương lai, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu tại phiên họp
Chính vì vậy, để chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải xác định đúng yêu cầu xây dựng Ban Chấp hành Trung ương mà hạt nhân là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt của Đảng, các đại biểu cũng nhấn mạnh, công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng không chỉ là nhiệm vụ của Tiểu ban Nhân sự, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Ban Chấp hành Trung ương mà là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, của các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị và các địa phương.
Tinh thần là phải làm tốt công tác nhân sự từ đại hội đảng bộ các cấp để góp phần chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội XIV của Đảng, góp phần vào thành công chung của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.
Văn Hiếu(VOV)Link: https://vov.vn/chinh-tri/chuan-bi-nhan-su-dai-hoi-xiv-la-nhiem-vu-quan-trong-cua-ca-he-thong-chinh-tri-post1082325.vov
" alt=""/>Chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trịNhững hình ảnh ghi lại ở Trường Tiểu học Công nghệ giáo dục Hà Nội và Trường THPT Đức Hợp (Hưng Yên):
Tập thể Đảng này cũng thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục.
Theo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, những vi phạm trên gây nguy cơ thiệt hại rất lớn tiền, tài sản nhà nước, của nhà đầu tư, người tiêu dùng, lãng phí nguồn lực xã hội. Các vi phạm cũng dẫn đến việc để xảy ra các vụ án hình sự tại Bộ Công Thương, nhiều cán bộ vi phạm pháp luật, bị xử lý hình sự, kỷ luật đảng, hành chính.
Ngoài ra, việc này còn gây dư luận bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cơ quan quản lý Nhà nước.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng xác định Ban cán sự đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2021-2026 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; không thực hiện chỉ đạo, quyết định của cấp có thẩm quyền.
Theo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tập thể Đảng này đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm; ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc vi phạm quy định của Bộ Chính trị, ban hành Nghị quyết của Ban cán sự đảng vi phạm Quy chế làm việc.
Ban cán sự đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2021-2026 đã thực hiện không nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị và Thủ tướng, để xảy ra vụ án hình sự tại Bộ, nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, trong đó có thành viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng bị khởi tố, bắt tạm giam.
Về trách nhiệm của những cá nhân có liên quan, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xác định nguyên Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khi giữ cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021 đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng đến uy tín tổ chức đảng và cơ quan quản lý Nhà nước.
Ông Mai Tiến Dũng khi giữ cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cũng có những vi phạm tương tự nguyên Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, theo nhận định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Về phía nhân sự liên quan Bộ Công Thương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xác định ông Hoàng Quốc Vượng khi giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Công Thương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.
Những vi phạm này gây hậu quả rất nghiêm trọng, khó khắc phục, nguy cơ thiệt hại rất lớn tiền và tài sản nhà Nước, lãng phí nguồn lực xã hội, gây dư luận bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cơ quan quản lý Nhà nước. Đây cũng là những vi phạm được xác định có trách nhiệm liên quan của ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương.
Bộ Chính trị vì thế quyết định thi hành kỷ luật khiển trách các ông Trịnh Đình Dũng và Mai Tiến Dũng.
Ban Bí thư cũng quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo Ban cán sự đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2016-2021; khiển trách Ban cán sự đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2021-2026.
Đồng thời Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với hai ông Đỗ Thắng Hải và Hoàng Quốc Vượng.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 35 (diễn ra trong các ngày 10, 11 và 19/1), thực hiện kết luận tại kỳ họp thứ 34 đối với Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và một số tổ chức đảng, đảng viên có liên quan; căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Công Thương các nhiệm kỳ 2016 - 2021, 2021 - 2026.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật với các ông: Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương; Trịnh Đình Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Các cá nhân bị đề nghị kỷ luật còn có Đỗ Thắng Hải, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương; Hoàng Quốc Vượng, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định khai trừ ra khỏi Đảng các cá nhân: Đặng Công Khôi, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính; Nguyễn Danh Sơn, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Mua bán điện; Nguyễn Hữu Khải, Bí thư Chi bộ, Trưởng Phòng Kinh doanh mua điện, Công ty Mua bán điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Trần Quốc Hùng, Phó Trưởng Phòng Cấp phép và Quan hệ công chúng, Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương.
Cơ quan kiểm tra quyết định cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Đỗ Đức Quân, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương.
Bên cạnh đó, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2015 - 2020; Đảng ủy Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo nhiệm kỳ 2017 - 2020; Đảng ủy Cục Điều tiết điện lực nhiệm kỳ 2020 - 2025; Chi bộ Vụ Thị trường trong nước các nhiệm kỳ 2015 - 2017, 2017 - 2020, 2020 - 2022; Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025.
Các ông: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban cán sự đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ; Trần Duy Đông, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu; Phương Hoàng Kim, Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững; Võ Văn Quyền, nguyên Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương; Nguyễn Vũ Quang, Bí thư Chi bộ, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp, Văn phòng Chính phủ; Dương Quang Thành, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Trần Đình Nhân, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật cảnh cáo.
Anh Văn" alt=""/>Bộ Chính trị kỷ luật một số nguyên cán bộ cấp cao