 được lập trình bởi Pieter Wuille, Tim Ruffing, AJ Townes và Jonas Nick. Bản nâng cấp Taproot sử dụng chữ ký Schnorr, một công cụ mật mã học giúp bảo vệ blockchain.</p><table class=)
 |
Bitcoin có sức ảnh hưởng lớn với thị trường tiền mã hóa. Ảnh: BC. |
Trước đó, Bitcoin đã sử dụng chương trình mật mã có tên ECDSA cho chữ ký điện tử. Taproot nâng cấp lên một sơ đồ khác, bổ sung thêm các tính năng mới giúp tăng cường bảo mật và quy mô của các giao dịch Bitcoin.
Ngoài việc nhẹ và nhanh hơn ECDSA, chữ ký Schnorr tuyến tính, giao dịch có tính riêng tư cao. Đồng thời, các hợp đồng thông minh (smart contract) chạy trên blockchain này nhẹ và phức tạp hơn.
Theo CoinDesk, bản cập nhật Taproot sẽ có nhiều tác động tích cực cho hệ sinh thái của Bitcoin. Các giao dịch đa chữ ký yêu cầu nhiều người dùng xác nhận một giao dịch, khiến phí rẻ và sử dụng ít dữ liệu hơn.
Nâng cao tính riêng tư và khả năng mở rộng
Taproot là một phần trong nỗ lực của các nhà phát triển trên thế giới với sứ mệnh cải thiện tính riêng tư của Bitcoin.
Trước đây, người dùng có thể tra cứu các giao dịch trên nhiều trình khám phá chuỗi khối. Với bản cập nhật Taproot, các chi tiết của một số giao dịch bằng hợp đồng thông minh có thể bị ẩn.
Ví dụ, khi các giao dịch trên nền tảng Lightning Network đang được chú ý, Taproot sẽ giúp các lệnh này trông như một giao dịch thông thường.
 |
Bản cập nhật Taproot bị khoá hồi tháng 6. Ảnh: BTCT. |
Schnorr có thể giúp kết hợp nhiều chữ ký kỹ thuật số thành một. Điều này khiến dữ liệu trên blockchain giảm đáng kể. Việc giảm kích thước dữ liệu này có thể thúc đẩy khả năng mở rộng của MuSig2, sơ đồ đa chữ ký được phát triển bởi các nhà nghiên cứu Blockstream.
90% thợ đào đã sẵn sàng để nâng cấp
Hiện tại, hơn một nửa số node (nút) của Bitcoin đã chuẩn bị cho bản nâng cấp. Phần còn lại vẫn đang chạy trên phiên bản cũ.
Tuy vậy, mạng lưới Bitcoin vẫn đang hoạt động tốt. Theo CoinDesk, các thợ đào sẽ không thu được lợi nhuận khi họ chưa nâng cấp lên phần mềm mới. Các nhà phát triển cũng đã làm rất nhiều để thợ khai thác tiền số bắt kịp sự thay đổi này.
Trên thực tế, hơn 90% thợ mỏ đã có kế hoạch nâng cấp lên phần mềm mới. Đây cũng là lý do đội ngũ phát triển phải thử nghiệm bản Taproot mới và trì hoãn 5 tháng để bắt đầu kích hoạt một phần của đợt nâng cấp.
 |
Taproot mở ra tiềm năng cho các hợp đồng thông minh. Ảnh: GI. |
Bên cạnh đó, người dùng không thể gửi hoặc nhận bằng loại giao dịch mới vì hầu hết ví tài sản số chưa được hỗ trợ. Các nhà phát triển ví cần lập trình các đoạn mã mới cho sản phẩm của họ để áp dụng loại giao dịch mới trên Taproot.
Phiên bản mới của Bitcoin cung cấp các giao dịch riêng tư hơn trước. Vì vậy, các nhà phát triển cũng cần phải xây dựng các công cụ mới và triển khai một cách riêng biệt.
Theo CoinDesk, điều quan trọng là phiên bản Taproot cung cấp bộ công cụ mở rộng để phát triển dự án. Một số dự án mới đã được xây dựng bằng các công cụ này.
(Theo Zingnews)

Người tự xưng là 'cha đẻ Bitcoin' chuẩn bị hầu tòa
Ông David Wright, người tự xưng đã tạo ra Bitcoin, chuẩn bị đối mặt với vụ kiện tranh chấp trị giá 64 tỷ USD.
" alt=""/>Bản nâng cấp quan trọng của Bitcoin vừa được kích hoạt

 |
Siêu xe McLaren F1 đời 1995 xác lập kỷ lục đấu giá (Ảnh: Carscoops) |
Mẫu siêu xe McLaren F1 đời 1995 được công ty bán đấu giá Gooding & Company giới thiệu cách đây 2 tháng, với mức khởi điểm chỉ hơn 15 triệu USD. Sự kiện đấu giá nằm trong khuôn khổ tuần lễ siêu xe Monterey.
Tuy nhiên, mấy ai ngờ được Mclaren F1 lại có sức hút với các nhà sưu tầm xe đến nỗi con số này đã nhanh chóng cán mốc hơn 20 triệu USD (tương đương 467 tỷ đồng).
 |
Phần đầu của chiếc McLaren F1 1995 trị giá 20,465 triệu USD. Ảnh: Carscoops |
Với giá bán này, giá trị siêu xe đã vượt qua các mốc kỷ lục là 15,62 triệu USD của một chiếc McLaren F1 tiêu chuẩn vào năm 2017 và đồng thời lật đổ kỷ lục của chiếc F1 LM (19,8 triệu USD) được bán năm 2019.
 |
Màu sơn nâu Creighton Browncủa chiếc McLaren F1 1995. Ảnh: Carscoops |
Nói riêng về chiếc F1 trị giá 20,465 triệu USD lần này: phiên bản mang mã khung 029 là chiếc duy nhất được sơn màu nâu Creighton Brown, kết hợp với ghế bọc da màu Light Tan và Dark Brown trong cabin cấu hình ba chỗ ngồi.
 |
Chiếc xe F1 “chinh chiến” ít nhất trên thế giới. Ảnh: Carscoops |
Chỉ mới lăn bánh chưa đến 390 km kể từ khi rời nhà máy vào năm 1995, nó chắc chắn là một trong những chiếc xe F1 “chinh chiến” ít nhất trên thế giới. Thậm chí, bộ lốp Goodyear Eagle F1 nguyên bản vẫn còn được sử dụng.
 |
Phần đuôi của chiếc F1đắt nhất thế giới. Ảnh: Carscoops |
Siêu xe này từng thuộc về một nhà sưu tập ô tô người Nhật trong nhiều năm, đi kèm với hàng loạt phụ kiện và hồ sơ gốc, bao gồm: sổ bảo dưỡng, bộ dụng cụ FACOM, bộ đồ nghề bằng titan, sách hướng dẫn sử dụng, bộ hành lý thiết kế riêng, đồng hồ TAG Heuer rất đặc biệt và sách Driving Ambition đi kèm.
 |
Hệ thống lái của chiếc McLaren F1 1995 trị giá 20,465 triệu USD. Ảnh: Carscoops |
Sau đó, chiếc xe được đưa đến Mỹ. Tại đây, nó được bảo đảm các điều kiện theo đúng yêu cầu của McLaren nhưng thường ít xuất hiện ở các sự kiện lớn nhỏ.
Trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến 1998, McLaren đã chế tạo 106 chiếc F1, 64 chiếc trong số đó là thông số kỹ thuật cho phiên bản đường phố.
 |
Khoang lái của chiếc siêu xe (Ảnh: Carscoops) |
Chiếc xe được thiết kế bởi Gordon Murray, sử dụng động cơ hút khí tự nhiên V12 dung tích 6.1 lít đặt giữa, sản sinh công suất 618 mã lực và mô-men xoắn cực đại 650 Nm. Sức mạnh được truyền tới bánh sau thông qua hộp số sàn 6 cấp.
 |
Nội thất của chiếc McLaren F1 1995 trị giá 20,465 triệu USD. Ảnh: Carscoops |
Nhờ sử dụng chủ yếu các vật liệu bền nhẹ như sợi carbon, kevlar, titan và thậm chí là vàng, nó nặng khoảng 1.240 kg. Thân xe được thiết kế tối ưu khí động học cho phép tạo ra những con số hiệu suất đáng kinh ngạc.
 |
Ảnh: Carscoops |
Với tốc độ tối đa được xác nhận là 386,4 km/h, nó vẫn là mẫu xe sản xuất dùng động cơ hút khí tự nhiên nhanh nhất cho đến nay.
Phương Ánh(Theo Carscoops)
Bạn đang sở hữu một mẫu xe độc lạ? Hãy chia sẻ thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Bật mí 10 chiếc xe mà các tỷ phú thế giới từng chọn lái hàng ngày
Sở hữu khối tài sản khổng lồ, nhiều tỷ phú sở hữu bộ sưu tập ô tô xa xỉ trong khi một số khác lại khá khiêm tốn với các mẫu ôtô thông thường.
" alt=""/>Kỷ lục khó tin: Gần 500 tỷ mua chiếc siêu xe McLaren F1 đời 1995