3 giả thiết lây nhiễm của bệnh nhân 3298 mắc Covid
2025-04-23 13:46:19 Nguồn:NEWS Tác Giả:Giải trí View:337lượt xem
Bệnh nhân 3298 là nam giới,ảthiếtlâynhiễmcủabệnhnhânmắlịch vạn niên 25 tuổi, địa chỉ tại quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng, là F1 của bệnh nhân 3291. Bệnh nhân đi trên chuyến bay VN113 Đà Nẵng - TP.HCM ngày 30/4, trở về Đà Nẵng ngày 4/5 trên chuyến bay VN136 từ sân bay Tân Sơn Nhất.
Trong thời gian ở TP.HCM, bệnh nhân 3298 đi chơi cùng nhóm bạn sinh sống, làm việc tại một số đơn vị y tế trên địa bàn thành phố. Bệnh nhân và 6 người bạn đã đến nhiều địa điểm ăn uống, giải trí. Thành phố đã khẩn trương triển khai truy vết theo lịch trình.
Ngay trong đêm 9/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã truy vết và xét nghiệm khẩn các trường hợp tiếp xúc gần (6 người bạn của bệnh nhân và 2 người khác) đã cho kết quả âm tính. Tổng số mẫu xét nghiệm là 57 trường hợp, 49 mẫu đang chờ kết quả.
Với trường hợp lây nhiễm của bệnh nhân 3298, HCDC đặt ra 3 giả thiết:
Giả thiết thứ nhất: Sau khi từ TP.HCM về Đà Nẵng, người này bị lây nhiễm tại gia đình sau đó xét nghiệm dương tính.
Giả thiết thứ 2: Lây nhiễm tại gia đình ở Đà Nẵng nhưng không có triệu chứng. Bệnh nhân vào TP.HCM sau đó trở về Đà Nẵng cũng không có triệu chứng nhưng do yếu tố dịch tễ gia đình có chị dâu dương tính nên được xét nghiệm. Khi đó có kết quả dương tính ngày 8/5.
Giả thiết thứ 3: Lây nhiễm trong quá trình đến các địa điểm tại TP.HCM. Khi trở về Đà Nẵng do có yếu tố dịch tễ với người chị dương tính ở Đà Nẵng nên được xét nghiệm và cho kết quả dương tính. Đây là giả thiết ít xảy ra nhất vì các địa điểm bệnh nhân đến đều không có yếu tố dịch tễ.
HCDC nhận định, giả thiết đầu tiên nhiều khả năng xảy ra nhất vì có yếu tố dịch tễ rõ ràng về nguồn lây và các trường hợp F1 tại TP.HCM đều âm tính.
Tuy nhiên, để đảm bảo việc phòng chống lây nhiễm trong cộng đồng an toàn nhất, thành phố vẫn triển khai thực hiện truy vết đầy đủ tất cả trường hợp tiếp xúc tại địa điểm bệnh nhân có mặt trong thời gian lưu trú.
Linh Khuê
TP.HCM đối mặt nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ cảng biển
Sở Y tế TP.HCM nhận định, cần có biện pháp phòng chống dịch Covid-19 triệt để hơn ở các cảng biển.
Thành phố yêu cầu công tác dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường trên địa bàn thành phố phải thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định tại Thông tư số 17 của Bộ GD-ĐT.
Không tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường có học sinh theo học 2 buổi/ngày và đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội.
Việc dạy thêm, học thêm được tổ chức trong nhà trường trên cơ sở tự nguyện của học sinh, phải khảo sát, phân chia lớp học theo cấp độ học lực, trình độ của học sinh.
Danh sách lớp học thêm, nội dung, chương trình giảng dạy do hiệu trưởng quyết định, tạo điều kiện cho học sinh được lựa chọn giáo viên theo học, phân bổ hợp lý thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm cho giáo viên và học sinh.
Tổ chức phụ đạo, bổ sung kiến thức cho học sinh chưa theo kịp chương trình để theo kịp trình độ chung của lớp và bồi dưỡng học sinh giỏi (bằng ngân sách thành phố, không thu phí của học sinh).
Đồng thời, thành phố cũng giao Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM tham mưu UBND lộ trình chấm dứt tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, tiêu cực trong đó chú trọng đến các giải pháp như:
Nâng tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày, giảm sĩ số học sinh/lớp để đảm bảo chất lượng giảng dạy trong nhà trường, tạo điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi để đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập.
Tăng cường tổ chức các hoạt động thí nghiệm, thực hành, văn - thể - mỹ, các hoạt động Đoàn - Đội, giáo dục các kỹ năng thực hành xã hội cần thiết cho học sinh.
Hoàn thiện các quy định, cơ chế để tăng cường giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đào tạo, nhất là trong lĩnh vực nhân sự, tài chính.
Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho giáo viên về nhà ở, nâng cao thu nhập cho cán bộ, giáo viên, viên chức ngành giáo dục. Nghiên cứu bổ sung chính sách hỗ trợ nhằm tăng thêm nguồn phụ cấp cho giáo viên dạy các lớp vượt sĩ số theo chuẩn, phụ cấp dạy phụ đạo cho học sinh chưa theo kịp chương trình và bồi dưỡng học sinh giỏi bằng nguồn ngân sách thành phố.
Rà soát quy hoạch xây dựng trường học, hoàn thiện các chính sách để đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo; đầu tư từ ngân sách thành phố, quận, huyện để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường lớp theo quy hoạch được phê duyệt; phấn đấu đạt chỉ tiêu 300 phòng học mới trên 10.000 dân trước năm 2020.
Về việc biên soạn sách giáo khoa, thành phố yêu cầu việc biên soạn bộ sách giáo khoa mới đạt chất lượng cao, đáp ứng chương trình mới hướng đến mục tiêu giảm tải, giảm áp lực cho học sinh, khuyến khích học sinh tự học.
Nghiên cứu, hướng dẫn các trường xây dựng và triển khai thí điểm hệ thống giải đáp các vướng mắc, giảng dạy các môn học chính yếu qua điện thoại, trang thông tin điện tử của trường.
Khẩn trương tham mưu “Đề án phát triển giáo dục và đào tạo TP.HCM đến năm 2030” với mục tiêu đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập, cách đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực của học sinh, từ đó chấm dứt việc dạy thêm, học thêm số đông.
Ngoài ra, thành phố cũng giao Sở GD-ĐT phối hợp với UBND các quận, huyện tăng cường công tác kiểm tra, quản lý nhà nước trên địa bàn nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp dạy thêm trái quy định của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp, chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí phát huy vai trò giám sát, phát hiện và phản ánh kịp thời các tiêu cực, nắm và phản ánh tình hình dư luận đối với các biện pháp của chính quyền đối với vấn đề dạy thêm học thêm.