Giữa bối cảnh này, việc V-GREEN - đơn vị phát triển và vận hành trạm sạc cho xe điện VinFast - công bố triển khai mô hình trạm sạc nhượng quyền tại Việt Nam với những đặc quyền chưa từng có dành cho đối tác ngay lập tức trở thành chủ đề thảo luận “nóng” trên các diễn đàn đầu tư.
Là người đã có kinh nghiệm về kinh doanh nhượng quyền, sau khi nghiên cứu kỹ các chính sách và điều kiện, anh Quân khẳng định, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mặt bằng, việc đầu tư trạm sạc nhượng quyền mở ra một hướng kinh doanh mới an toàn và chắc chắn có lời.
Đầu tiên, về nhu cầu thị trường, anh Quân phân tích, trong năm nay dự kiến hàng chục nghìn xe ô tô điện VF 3 sẽ tới tay khách hàng, song song với các mẫu xe điện cũng đang bán chạy như VF 5, VF 6… Ước tính, lượng xe điện VinFast sẽ đạt 300.000 xe ô tô điện và 1 triệu xe máy điện vào cuối năm 2025, cho thấy nhu cầu về trạm sạc xe của khách hàng sẽ ngày càng tăng cao.
Tiếp đến, về tiềm năng sinh lời, theo chính sách của V-GREEN, các chủ mặt bằng được cam kết mức doanh thu cố định 750 đồng cho mỗi kWh sạc trong tối thiểu 10 năm. Đây là cam kết đồng hành hiếm thấy so với bất kỳ mô hình nhượng quyền nào hiện tại.
“Nguồn thu nhập là tiềm năng vì nhu cầu sạc diễn ra liên tục, không phân biệt ngày đêm hay thời tiết. Lấy ví dụ, mỗi lần một chiếc xe VinFast VF 8 sạc đầy, chủ mặt bằng có thể kiếm được từ 60.000 - 65.000 đồng. Tính trung bình, nếu mỗi ngày có khoảng 5 lượt sạc/cổng, mỗi trụ 2 cổng đã giúp thu lời từ 18 - 20 triệu/tháng”, anh Quân tính toán.
Đặc biệt, chủ mặt bằng cũng không phải lo lắng về việc kiếm khách hàng - yếu tố cốt lõi đã khiến nhiều doanh nghiệp “đuối sức” và thất bại trong kinh doanh nhượng quyền. Bởi không chỉ được hòa vào mạng lưới trạm sạc với hàng vạn chủ xe điện, đối tác còn được được hỗ trợ khâu marketing, thu hút khách hàng, bên cạnh những hỗ trợ về công nghệ, quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng…
Bên cạnh đó, theo anh Quân, việc kinh doanh trạm sạc không ảnh hưởng tới nguồn doanh thu chính của anh, trái lại còn tạo ra nguồn khách hàng tiềm năng là chủ xe điện tới sạc xe.
“Như vậy, thay vì phải tìm kiếm khách hàng, thì khách hàng sẽ tự tìm đến với tôi”, ông chủ chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nhận định và cho biết đã đăng ký làm đối tác của V-GREEN.
Cơ hội cho những DN tiên phong tham gia chuyển đổi xanh
Ngoài tiềm năng sinh lời, điều khiến nhiều doanh nghiệp tin tưởng ở mô hình của V-GREEN là cam kết đền bù nếu công ty dừng kinh doanh trước hạn 10 năm.
“Nếu là doanh nghiệp khác triển khai, tôi sẽ còn phải tính toán nhiều trước khi quyết định hợp tác. Nhưng uy tín của Vingroup làm tôi hoàn toàn yên tâm”, anh Kiêm Toàn, chủ một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sửa chữa ô tô ở TP.HCM nói.
Đặc biệt hơn, theo anh Toàn, khi xu thế thương mại xanh là tất yếu, những doanh nghiệp chủ động triển khai chuyển đổi xanh như anh từ sớm sẽ có nhiều lợi thế lớn. Lựa chọn đúng hướng đi sẽ giúp tiết giảm được nhiều chi phí, tăng sức cạnh tranh và đặt nền móng bền vững cho tương lai.
Nhìn lại những hành động mạnh mẽ của VinFast cũng như Vingroup trong những năm qua, vị chủ doanh nghiệp bày tỏ niềm tin lớn nếu được đồng hành cùng những đầu tàu.
Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên Vingroup và các công ty thành viên cho thấy quyết tâm mãnh liệt và trách nhiệm trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh trong giao thông tại Việt Nam. Từ tháng 6/2024, chương trình “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh” đã được triển khai với những chính sách mạnh tay như: ưu đãi 50% lệ phí trước bạ, miễn phí sạc điện 1-2 năm, cam kết cung cấp phụ tùng hậu mãi trong vòng 24 giờ… Những chính sách này đều được đánh giá là chưa từng có trên thị trường và đang tạo ra sức bật mạnh giúp xe điện ngày càng dễ tiếp cận với mỗi người dân.
Sự xuất hiện của mô hình trạm sạc nhượng quyền được các chuyên gia kỳ vọng sẽ tiếp tục tối ưu quyền lợi và tạo điều kiện tốt nhất cho người dùng xe điện, đồng thời tạo cú hích mạnh mẽ chưa từng thấy để công cuộc chuyển đổi xanh tại Việt Nam có bước đại nhảy vọt.
Thế Định
" alt=""/>Trạm sạc nhượng quyềnMột ngày năm 2014, trên đường đi làm, chiếc xe máy do anh Huy điều khiển va chạm với một chiếc xe ô tô. Hậu quả, anh bị ngã gãy cột sống cổ dẫn đến liệt tứ chi ở độ tuổi 25. Để cứu con, ông Hợi bán một nửa mảnh đất với giá 100 triệu đồng, vay mượn thêm người quen, họ hàng 400 triệu đồng nữa, chạy chữa thuốc thang cho con suốt 1 năm ròng.
Qua bài viết đăng tải trên báo VietNamNet, gia đình đã nhận được nhiều sự sẻ chia, giúp đỡ từ cộng đồng. Xúc động đón nhận tấm lòng của mọi người, ông Phạm Văn Hợi gửi lời cảm ơn đến Báo VietNamNet và các nhà hảo tâm. "Ân tình này tôi không bao giờ quên được", ông nói.
Trong đợt này, Báo VietNamNet cũng trao số tiền hơn 27 triệu đồng đến em Trần Tuyết Ly, nhân vật trong bài viết: “Cha mẹ làm nông nghèo khó, nữ sinh mắc ung thư xương xin về nhà "chờ chết".
Tai ương xảy đến vào tháng 2/2023, em bất ngờ bị ngã đập đầu gối, đau đớn muốn ngất đi. Cha mẹ tưởng con chỉ chấn thương chảy dịch khớp gối nên cho điều trị tại bệnh viện huyện. Nào ngờ, tình trạng mãi chẳng thuyên giảm. Qua chụp X-quang, bác sĩ phát hiện Ly có một khối u ở xương, chuyển em tới Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Qua xét nghiệm, bác sĩ kết luận em bị ung thư xương, chuyển sang Bệnh viện K Tân Triều truyền hoá chất.
Từ ngày con đổ bệnh, cha mẹ em đã vay mượn nhiều nơi. Thậm chí, sổ đỏ cũng đem đi thế chấp ngân hàng để vay 200 triệu đồng. Số tiền đó đều dùng để trang trải suốt quá trình chữa bệnh của Ly.
Mặc dù được bảo hiểm y tế hỗ trợ 80% chi phí song do phải sử dụng nhiều loại hóa chất nằm ngoài danh mục hỗ trợ, trung bình mỗi tuần, tiền thuốc dành cho Ly tốn hơn 5 triệu đồng. Cho đến nay, em đã trải qua hơn 15 đợt truyền hoá chất, tiền cha mẹ cầm cố sổ đỏ cũng cạn sạch.
" alt=""/>Trao hơn 54 triệu đồng đến 2 hoàn cảnh khó khănMột số người tham gia phiên đấu giá cho hay, mức giá trúng lần này tại Mê Linh không quá cao so với dự tính ban đầu (khoảng 45-50 triệu đồng/m2) và khá sát với giá đất quanh khu vực.
Khảo sát giá đất quanh khu vực đấu giá hiện đang được rao bán từ 30-40 triệu đồng/m2.
Ban đầu phiên đấu giá này được dự kiến tổ chức vào ngày 12/9. Tuy nhiên, sau đó, do ảnh hưởng của bão Yagi nên lịch được đổi sang ngày 18/9.
Hồi tháng 6, huyện Mê Linh đã đấu giá thành công 51 lô đất tại xã Liên Mạc. Các thửa đất có diện tính từ 95-263,2m2. Mức giá khởi điểm khoảng 18,4-20,6 triệu đồng/m2, giá đấu trúng cao nhất là 38,8 triệu đồng/m2.
Năm nay, Mê Linh dự kiến đấu giá khoảng 500 thửa đất. Đây đều là các khu đất nằm ở vị trí đẹp, đón đầu dự án đường Vành đai 4. Nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất sẽ được huyện đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển hệ thống kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng tiêu chí lên quận sau năm 2025 và lên thành phố trực thuộc Thủ đô sau năm 2030.
Mới đây, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai (Hà Nội) thông tin, hết thời gian nộp tiền phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao được tổ chức vào ngày 10/8 nhưng chỉ có 13 lô hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Những lô nộp tiền mua chỉ có giá cao nhất là 55,167 triệu đồng/m2. Những lô đất còn lại, bao gồm lô có giá trúng cao nhất 100,5 triệu đồng/m2 đã không nộp tiền.
Sau phiên đấu giá đất này tại huyện Thanh Oai, nhiều cuộc đấu giá ghi nhận mức trúng trên 50-133,3 triệu đồng/m2.
Như phiên đấu giá 19 lô đất ở khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, giá trúng đấu giá cao nhất lên đến 133,3 triệu đồng/m2. So với giá khởi điểm là 7,3 triệu đồng, lô đất này được nhà đầu tư trả gấp hơn 18 lần.
Tại Tại huyện Phúc Thọ (Hà Nội), 3 phiên đấu giá đất gần đây liên tục ghi nhận kỷ lục mới, khi mức trúng cao nhất phiên sau cao hơn phiên trước, từ 60 đến 69,8 và 75 triệu đồng/m2.
Cụ thể, ngày 16/9, 13 thửa đất tại khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc được huyện Phúc Thọ tổ chức đấu giá thành công. Trong đó, giá trúng cao nhất là 75 triệu đồng/m2, cao hơn gấp 3 lần giá khởi điểm.
Trước đó, phiên đấu giá ngày 29/8, với 39 thửa đất ghi nhận hơn 650 hồ sơ, với hơn 350 nhà đầu tư tham gia, tương đương mỗi lô đất có 9 người quan tâm. Lô đất trúng cao nhất là 60 triệu đồng/m2.
Ngày 10/9, cuộc đấu giá 47 thửa đất có tổng số 416 hồ sơ, thu hút 180 khách hàng đăng ký tham gia, tương đương mỗi lô đất khoảng 4 người quan tâm.
" alt=""/>Sau vụ bỏ cọc xuất hiện đất đấu giá ở Hà Nội trúng cao nhất dưới 50 triệu/m2