
Theo đó, các đơn vị sản xuất vắc xin khẩn trương xây dựng phương án giánăm 2022 để Bộ Y tế thẩm định, gửi Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt, làm cơ sở thanh, quyết toán theo quy định.
Ông Nguyễn Đăng Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và sinh phẩm y tế, đơn vị sản xuất vắc xin sởi cung ứng cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, ngày 14/9 cũng cho biết đơn vị này đã có những cuộc làm việc với Bộ Y tế, Chương trình tiêm chủng. Các thủ tục ký kết hợp đồng đang được các bên triển khai, sau khi ký kết, đơn vị này sẽ cung cấp được ngay.
Được biết, ngay đầu năm 2022 đơn vị này đã lên kế hoạch sản xuất 1,8 triệu liều vắc xin sởi, hiện hàng triệu liều vắc xin đã có sẵn trong kho. Tình trạng tương tự xảy ra với Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế - đơn vị sản xuất vắc xin DPT.
Hôm qua, trả lời VietNamNet, PGS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho hay vắc xin sởi và DPT được sản xuất trong nước, cung ứng theo cách đặt hàng.
"Hiện các nhà cung cấp gồm Polyvac và IVAC đều có sẵn vắc xin trong kho. Tuy nhiên, vắc xin không thể tiến hành mua bán, cung ứng do vướng mắc trong các thủ tục theo quy định hiện hành", bà Hồng nói.
Chương trình Tiêm chủng mở rộng do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương làm đầu mối thực hiện được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 có mục tiêu cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi một số bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao.
Đến nay, đã có 11 vắc xin loại vắc xin (phòng lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib) được đưa vào Chương trình, góp phần quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe trẻ em.
Hội trường ĐH là nơi đặt văn phòng các nhà lãnh đạo Harvard như chủ tịch, trưởng khoa Khoa học và Nghệ thuật, trưởng khoa Giáo dục đại học.
Sinh viên cầm những tấm biển có dòng chữ “hết giờ”, “không còn sự đồng lõa” và “công lý cho những nạn nhân”.
Nguồn: The Harvard Crimson.
Trong bài phát biểu, các sinh viên chỉ ra những diễn biến gần đây của vụ kiện liên bang do 3 sinh viên tốt nghiệp ngành Nhân chủng học, ĐH Harvard đệ trình chống lại trường. Nguyên nhân là do trường phớt lờ các báo cáo về hành vi quấy rối tình dục và trả thù của ông Comaroff - Giáo sư tại Khoa Nhân chủng học.
Đặc biệt, nhóm sinh viên lên án hành động gần đây của ĐH Harvard - yêu cầu tòa hủy bỏ cáo buộc rằng trường này đã tự ý lấy hồ sơ trị liệu của sinh viên và chia sẻ với Giáo sư Comaroff.
Được biết, sau 2 cuộc điều tra, nhà trường phát hiện hành vi, lời nói của ông Comaroff vi phạm các chính sách về quấy rối tình dục, Chủ tịch ĐH Harvard, Claudine Gay, đã cho giáo sư này nghỉ phép không lương vào kỳ học mùa xuân 2022.
Ông Comaroff phủ nhận mọi cáo buộc. Sau đó, ông được nhà trường cho phép trở lại giảng dạy từ kỳ học mùa thu cùng năm.
Những người phản đối cho rằng việc Giáo sư Comaroff tiếp tục làm việc sẽ gửi một thông điệp tới những nạn nhân của vụ quấy rối và tấn công tình dục rằng ĐH Harvard không coi trọng mối quan tâm của họ.
Những người phản đối kêu gọi trường đại học làm nhiều hơn nữa giải quyết vấn đề này và buộc những người liên quan phải chịu trách nhiệm.
Sự việc biểu tình và chiếm đóng lần này tiếp nối làn sóng phản đối đã diễn ra trong suốt học kỳ vừa qua. Trước đó, sinh viên đã tổ chức một cuộc đi bộ ôn hòa, một chiến dịch gửi email đồng loạt và một cuộc tuần hành.
Trên Twitter, nhóm Our Harvard Can Do Better cũng chia sẻ một mẫu email, kêu gọi mọi người đồng loạt gửi thư để gây áp lực với hội đồng ĐH Harvard.
Cuộc phản đối của sinh viên Harvard là hành động mới nhất trong một loạt các phản ứng chống lại hành vi tấn công và quấy rối tình dục trong khuôn viên trường đại học ở Mỹ gần đây.
Các hoạt động này kêu gọi các trường đại học phải có cách tiếp cận chủ động để giải quyết vấn đề và lắng nghe những mối quan tâm của sinh viên.
Hoạt động cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cá nhân phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình và đảm bảo rằng những nạn nhân được lắng nghe và hỗ trợ.
Tử Huy