Cách đây gần hai tháng, Vivo cũng chính thức ra mắt thị trường Việt Nam và đặt mục tiêu chiếm 15-20% thị phần điện thoại smartphone trong nước vào năm 2017. So với mục tiêu của Coolpad, hãng điện thoại đồng hương Vivo còn tham vọng hơn khi đặt mục tiêu này, vì cần biết rằng Oppo – hãng smartphone chiếm thị phần thứ hai tại Việt Nam tính đến tháng 5 năm nay, theo số liệu GfK – đang chiếm 21,8% thị phần.
Cuối năm ngoái, khi chính thức vào Việt Nam thông qua nhà phân phối Phúc Hải, ZTE cũng đặt mục tiêu lọt vào top 5, nhưng trong thời hạn 3 năm, tức đến cuối 2018.
Dựa vào số liệu GfK đến tháng 5/2016, Samsung đang là hãng dẫn đầu thị phần smartphone tại Việt Nam, chiếm tỷ lệ 34,7%. Oppo đứng ngay phía sau với 21,8%. Vị trí thứ 3 thuộc về Mobiistar với 5,8%, kế đến là Microsoft và Sony với thị phần lần lượt 4,7% và 4,6%. HTC và Asus mỗi hãng được hơn 2%.
Trong khi đó, các hãng không được kể tên chiếm đến 21,1% thị phần, cho thấy Việt Nam có nhiều hãng nhỏ, gộp lại chiếm thị phần tương đương Oppo ở vị trí thứ hai. Tất nhiên trong số 21,1% thị phần này, chắc chắn Apple chiếm một tỷ lệ đáng kể, không thể thua thị phần 5,8% của Mobiistar – vốn đang ở vị trí thứ 3.
![]() |
Nhìn vào bức tranh trên, có thể thấy vị trí của Samsung hầu như không thể lay chuyển, hãng đã có rất nhiều năm chiếm đóng vị trí số 1, trước đó là vị trí số 2 chỉ sau Nokia. Oppo chiếm 21,8% thị phần, đổi lại bằng thời gian hơn 3 năm đổ tiền vào các chiến dịch tiếp thị và hoạt động bán hàng, thì các hãng nào muốn ngấp nghé đến vị trí này hẳn phải đổ một khoản tiền tương đương. Trừ Apple có thể chiếm vị trí thứ 3 nhưng không được GfK tính vào, thì thị phần 5,8% của Mobiistar là nơi có thể dễ bị tấn công nhất.
Ông Đặng Quốc Cường, Giám đốc tiếp thị Oppo Việt Nam, cho biết vị trí top 5 tương đối khả thi cho các hãng đặt mục tiêu, tuy nhiên thị phần mới là điều quan trọng. Ông Cường cho biết, tính tương đối thì hiện nay hãng chiếm vị trí số 1 có thị phần gấp đôi hãng thứ hai, hãng thứ hai gấp đôi hãng thứ 3, và hãng thứ 3 cũng dẫn trước hãng số 4 hai lần. Do đó vị trí số 5 tương đối dễ thở nhưng ở vị trí số 3 thì bắt đầu rất khó.
Đối với các hãng đã đặt mục tiêu thị phần có nhắc tên ở trên, ông Mai Triều Nguyên – chủ hệ thống Mai Nguyên, người có kinh nghiệm quan sát thị trường di động từ nhiều năm nay – nói để đạt mục tiêu thì rất khó, phụ thuộc nhiều yếu tố mà không phải có tiền đã đạt được. Đó là chưa kể việc các hãng có chịu bỏ tiền đầu tư hay không.
" alt=""/>Lọt vào top 5 các hãng smartphone tại Việt Nam có khó?Nhiều đại gia đã trang bị các hệ thống thông minh và nhận diện khuôn mặt cho ngôi nhà của họ. Nếu các thiết bị thông minh này phát hiện một vi khách lạ, chúng sẽ gửi cảnh báo tới chủ nhà thông qua một ứng dụng di động và thậm chí còn cung cấp hình ảnh của đối tượng khả nghi cho ông/bà chủ.
Một số thiết bị thông minh được sử dụng còn có khả năng tự nhận biết, do được cài đặt sẵn những thuật toán kiểm soát phức tạp. Ví dụ, các camera tối tân có thể phân biệt giữa một kẻ đột nhập khả nghi với chuyển động có khả năng do một con vật gây ra.
" alt=""/>Giới siêu giàu bảo vệ tư dinh bằng công nghệ nào?Các chuyên gia cho rằng, Luật Công nghệ thông tin đã quy định nội dung số là một ngành công nghiệp. Đồng thời, với đặc thù Việt Nam, các sản phẩm nội dung số thường bị kiểm duyệt chặt chẽ về nội dung, kịch bản, hình ảnh... Trong khi đó, một đặc điểm khách quan của các sản phẩm nội dung số đó là: Các yếu tố giải trí, câu khách luôn tồn tại trong đa số các sản phẩm nội dung số. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, các sản phẩm nội dung số mang tính giải trí cao là những sản phẩm chiếm lĩnh thị trường. Các công ty lớn nhất thị trường nội dung số trong nước đều là các công ty game như; VNG, Garena... quy mô doanh thu của các công ty này lớn gấp nhiều lần so với các công ty nội dung số giáo dục. Hoặc không khó có thể nhận ra, các ứng dụng mạng xã hội, game mobile, hay các ứng dụng giải trí khác luôn có lượt tải gấp hàng chục, hàng trăm lần so với các ứng dụng thông thường. Điều này xuất phát từ nhu cầu tự nhiên của con người đó là nhu cầu giải trí, và đặc điểm con người tò mò với những thông tin mang tính "tiêu cực" hơn là những thông tin "tích cực".
Thực tế khách quan đó đã đặt ra cho bài toán khó cho cơ quan nhà nước, đó là phải có sự cân bằng giữa yếu tố phát triển "công nghiệp" và yếu tố quản lý "nội dung" trong quản lý công nghiệp nội dung số. Nếu đã coi đây là ngành công nghiệp, chúng ta cần chấp nhận những ưu nhược điểm của nó và cần sự thông thoáng, cần hỗ trợ để phát triển. Trong khi đó, với đặc thù của nền chính trị nước ta, các sản phẩm "nội dung" cần phải kiểm soát chặt chẽ và điều này ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của ngành mà game trực tuyến là một ví dụ điển hình.
" alt=""/>Vì sao doanh nghiệp nội dung số lo ngay ngáy trên “sân nhà”?