- Thưa bà, AMR đã ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam và tác động của nó đến ngành y tế và xã hội?
AMR xảy ra khi vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng thay đổi theo thời gian và không còn đáp ứng với thuốc khiến nhiễm trùng khó điều trị hơn và tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong. Điều này có nghĩa là tình trạng nhiễm trùng ngày càng trở nên phức tạp - hoặc trong một số trường hợp, không thể điều trị - và ngày nay, chúng ta phát hiện ra các loại vi khuẩn phát triển khả năng kháng thuốc nhanh hơn so với tốc độ chúng ta phát triển các loại thuốc kháng sinh mới.
AMR gây ra mối đe dọa to lớn cho sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu vì nó làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh, dẫn đến các mầm bệnh đa kháng (MDR) và kháng trên diện rộng (XDR). Vào năm 2019, gần 5 triệu ca tử vong trên toàn thế giới có liên quan đến AMR. Hơn nữa, AMR cũng có những tác động kinh tế nghiêm trọng vì nó dẫn đến chi phí y tế cao hơn, thời gian nằm viện kéo dài, do đó làm mất năng suất và tăng tỷ lệ tử vong.
Nếu nhìn vào Việt Nam trong trận chiến với AMR, tôi tin rằng Việt Nam đang ở đầu chiến tuyến chính vì là một trong những nước có tỉ lệ AMR cao nhất châu Á. Các lý do cơ bản chính là tỷ lệ sử dụng kháng sinh quá cao, cả ở bệnh viện và cộng đồng, cũng như việc lạm dụng thuốc kháng sinh đáng kể trong chăn nuôi.
- Chiến lược AMR quốc gia đã được xây dựng từ năm 2013 và MSD đã hợp tác với các bệnh viện từ năm 2012. Những bước tiến nào đã đạt được trong mười năm qua? Những thách thức nào còn lại?
Thực tế, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trong Khu vực Tây Thái Bình Dương xây dựng Kế hoạch Hành động Quốc gia (NAP) vào năm 2013.
MSD đã làm việc với các bệnh viện về chương trình quản lý kháng sinh (AMS) từ năm 2012, thí điểm tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Một báo cáo công bố năm 2016 cho thấy tại bệnh viện Chợ Rẫy, mức độ tuân thủ sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn tăng 14,5% và lượng sử dụng kháng sinh giảm đáng kể, giảm 1,3% chi phí cho kháng sinh so với năm 2015. Năm 2020, hợp tác với Bộ Y tế, MSD đã mở rộng chương trình này ra 36 bệnh viện. Sau một thập kỉ triển khai, chương trình AMS đã mở rộng đến 46 bệnh viện tính đến tháng 12 năm 2021.
Tuy nhiên, điều chúng ta thấy rõ trong vài năm qua là AMR là một vấn đề phức tạp vượt ra ngoài lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Ví dụ, bên cạnh việc dễ dàng tiếp cận với bệnh nhân là con người, kháng sinh cũng được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc ở Việt Nam, chẳng hạn như gà, lợn và thậm chí cả cá - thường như là một biện pháp để phòng ngừa nhiễm trùng, một lần nữa góp phần tăng tình trạng AMR.
Khi vấn đề AMR gia tăng theo thời gian, chiến lược của chúng ta cũng cần phát triển. Đó là lý do tại sao tôi cho rằng điều quan trọng trong năm nay là chương trình AMS giữa MSD, các bệnh viện và Bộ Y tế cần kết hợp cách tiếp cận hợp tác ‘Một Sức khỏe’, chung tay đa ngành và đa lĩnh vực.
- Năm nay, sự hợp tác giải quyết vấn đề AMR giữa MSD và các bên liên quan ở Việt Nam sẽ mở rộng trọng tâm với cách tiếp cận ‘Một Sức khỏe’. Cách tiếp cận này so với cách tiếp cận trước đây như thế nào và nó sẽ giải quyết các thách thức quan trọng của AMR hiện tại như thế nào?
Không giống như cách tiếp cận trước đây, cách tiếp cận “Một Sức khỏe” đòi hỏi sự thay đổi tư duy theo hướng tìm kiếm các giải pháp phù hợp với toàn bộ hệ thống liên quan đến nhiều bên liên quan như các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho cả con người và vật nuôi, các chuyên gia khoa học môi trường, các nhà hoạch định chính sách, cộng đồng địa phương, thay vì chỉ từng bên riêng lẻ.
MSD đã phối hợp với Viện Sức khỏe Môi trường và Phát triển Bền vững (IEHSD) tổ chức chuỗi hội thảo khoa học về Kháng kháng sinh trong sức khỏe con người và vật nuôi. Chuỗi hội thảo này thu hút hơn 200 chuyên gia trong lĩnh vực y tế và lĩnh vực nông nghiệp, y bác sĩ từ các bệnh viện, cũng như các chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy từ các viện nghiên cứu và trường đại học.
Chúng tôi đã nhận được những khuyến nghị có giá trị từ hội thảo, bao gồm việc tăng cường giám sát và quản lý kháng sinh; nâng cao nhận thức của cộng đồng về AMR thông qua việc tận dụng các phương tiện truyền thông và mạng xã hội.
- Vì AMR là một vấn đề toàn cầu, MSD đang đóng góp như thế nào trong cuộc chiến chống lại AMR bên ngoài Việt Nam?
Khi MSD đóng vai trò hỗ trợ chính trong nhiều dự án AMS cả trên toàn cầu và khắp Châu Á Thái Bình Dương, chúng tôi nhận thấy rằng AMR không thể bị loại bỏ chỉ bằng cách quản lý tốt. Chúng ta cũng cần vũ khí “tấn công” như các loại kháng sinh mới và hiệu quả. Đó là lý do tại sao chúng tôi vẫn là một trong số ít các công ty dược phẩm toàn cầu đầu tư sâu vào nghiên cứu và phát triển kháng sinh mới. Vào năm 2020, MSD tự hào đóng góp 100 triệu USD trong 10 năm vào Quỹ Hành động AMR, để giúp mang lại hai đến bốn loại kháng sinh mới đến cho bệnh nhân vào năm 2030.
MSD cũng đóng vai trò quan trọng hợp tác trong cách tiếp cận ‘Một Sức khỏe’ chống lại AMR nhờ vào chuyên môn trong cả lĩnh vực sức khỏe con người và vật nuôi của chúng tôi.
Sau cùng, các đóng góp kịp thời nhằm giải quyết vấn đề AMR có thể mang lại lợi ích lâu dài cho sức khỏe và sự phát triển ở cả khu vực này và hơn thế nữa. MSD tự hào đi đầu nhưng sẽ cần những nỗ lực tập thể và những đổi mới táo bạo để thực sự giành chiến thắng trong cuộc chiến này. Chúng tôi tin rằng con đường duy nhất để tiến bước là đi cùng nhau.
Phương Thảo(thực hiện)
" alt=""/>Giải quyết tình trạng kháng kháng sinh: ‘Đường duy nhất là đi cùng nhau’Với công nghệ sản xuất tân tiến và hơn 100 năm kinh nghiệm phát triển sản phẩm sữa tại thị trường Nhật Bản, Tập đoàn Morinaga Milk Industry tập trung nghiên cứu các dòng sản phẩm có lợi cho sức khỏe và giàu dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu sức khỏe của mọi lứa tuổi. Trong kế hoạch “Phát triển bền vững trung và dài hạn 2030”, Tập đoàn Morinaga Milk Industry đã đề ra mục tiêu “đóng góp cho sức khỏe của 300 triệu người dân trên toàn cầu”, bằng cách cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, riêng biệt của doanh nghiệp.
Cùng với đó, để tăng cường các hoạt động kinh doanh ở thị trường tiềm năng như Việt Nam qua các hình thức khai thác kênh bán hàng mới, các sản phẩm (bao gồm sữa chua, đồ uống dinh dưỡng tổng hợp) của Tập đoàn Morinaga Milk Industry sẽ do Elovi Việt Nam sản xuất và phân phối trên toàn quốc.
Chính thức bán thương mại các sản phẩm dinh dưỡng tại thị trường Việt Nam từ tháng 11/2022, Tập đoàn Morinaga Milk Industry ra mắt 2 sản phẩm là: thức uống dinh dưỡng dành cho người trung và cao tuổi Climeal, sữa chua không béo Morinaga - 0% chất béo, ít đường, ít calo.
Climeal là thức uống dinh dưỡng được người Nhật Bản yêu thích suốt nhiều năm qua, khi đưa về Việt Nam đã được bộ phận Phát triển sản phẩm của Morinaga Milk Industry nghiên cứu để thay đổi công thức phù hợp với khẩu vị của người Việt.
Climeal hội tụ nhiều điểm ưu việt từ công thức đến thiết kế sản phẩm. Bên cạnh 27 vitamin và khoáng chất, bao gồm những vi chất thường xuyên thiếu hụt ở người trung tuổi như Vitamin B1, B6, B12, acid folic, đạm, canxi, chất xơ,… Climeal còn cung cấp đến 10 tỷ lợi khuẩn LAC-Shield® - chủng vi khuẩn được Tập đoàn Morinaga Milk Industry tiên phong nghiên cứu và chọn lọc từ hàng nghìn acid lactic. Với hàm lượng dinh dưỡng tương đương 260 Kcal trong mỗi hộp 190ml và 3 hương vị thơm ngon, Climeal vừa vặn để thay thế một bữa ăn phụ cho người trung và cao tuổi.
Sản phẩm thứ 2 được đem đến thị trường Việt Nam là Sữa chua không béo ít đường Morinaga. Đây là sản phẩm sữa chua không béo nổi tiếng ở Nhật Bản với hai hương vị Ít đường và Ít đường Nha đam thơm ngon. Với công thức lên men từ Nhật Bản, sản phẩm vẫn giữ được độ chua nhẹ, thanh mát và vị ngọt dịu tự nhiên. Mỗi hộp chứa 10 tỷ lợi khuẩn LAC-Shield® giúp hỗ trợ hệ tiêu hoá và tăng cường miễn dịch.
Được thành lập năm 1917 tại Nhật Bản, Tập đoàn Morinaga Milk Industry luôn tập trung vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ sữa. Bằng năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm độc quyền, Tập đoàn Morinaga Milk Industry cam kết mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm chất lượng, đồng thời luôn nỗ lực trong các kế hoạch nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phát huy tối đa lợi ích của sữa đối với sức khoẻ con người.
Bích Đào
" alt=""/>Morinaga Milk Industry ra mắt sản phẩm dinh dưỡng tại Việt NamTheo công văn này, đa phần cá nhân không thể tách thửa đất nông nghiệp. Nếu muốn tách thửa phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và lập dự án đầu tư trình phê duyệt.
Trường hợp ngoại lệ là tách thửa đất để thừa kế hoặc tặng cho (giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi với con nuôi; ông nội/ngoại, bà nội/ngoại với cháu nội/ngoại; anh, chị em ruột với nhau theo quy định), mỗi người được nhận 1 thửa đất sau khi tách thửa. Đây được xem là quy định trái luật.
Tháng 3/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục có công văn điều chỉnh cho phép tách thửa đất nông nghiệp mà thửa đất tách thửa tiếp giáp đường giao thông hiện hữu, nhưng không được hình thành khu dân cư và không kinh doanh bất động sản.
Quy định cho tách thửa đất nông nghiệp như nói trên được cho khó thực hiện, bởi cán bộ đăng ký đất đai không thể xác định được mục đích tách thửa và người tách thửa có kinh doanh bất động sản hay không?
Sau khi rà soát các quy định pháp luật liên quan và tham khảo quy định điều kiện tách thửa đất của các tỉnh Tây Ninh, Bình Thuận và Đồng Nai, Sở TN&MT Lâm Đồng kiến nghị UBND tỉnh xem xét ban hành văn bản chỉ đạo theo hướng huỷ bỏ Công văn số 4911 và huỷ bỏ Công văn số 1952.
Về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu tách thửa đất đối với từng thửa đất trên địa bàn Lâm Đồng trong thời gian tới, Sở TN&MT kiến nghị điều chỉnh một số nội dung của Quyết định số 40.
Theo đó, bỏ nội dung về điều kiện hình thành đường giao thông mới, lập quy hoạch chi tiết và đường giao thông hiện hữu chưa thể hiện trên bàn đồ địa chính và giấy chứng nhận đã cấp.
Bổ sung quy định các trường hợp không được tách thửa đất; tách thửa đất đồng thời với thực hiện chuyển quyền sử dụng đất; tách thửa đất đối với thửa đất có nhiều loại đất; tách thửa đối với trường hợp mục đích sử dụng đất khác với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đã duyệt.
Dự kiến trong quý II/2023, Sở TN&MT Lâm Đồng sẽ hoàn thành việc tham mưu, đề xuất UBND tỉnh ban hành quyết định điều chỉnh hoặc thay thế Quyết định số 40.
Trong thời gian chờ, Sở TN&MT kiến nghị vẫn tiếp nhận, giải quyết hồ sơ tách thửa đất, hợp thửa đất trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 40.