
 |
Susan Herdman trúng số gần 1,2 triệu bảng Anh |
Sau khi Xổ số quốc gia ra mắt vào năm 1994, mỗi tuần cô lại mua cho bố một tấm vé số. Cho đến khi ông không chơi nữa thì cô tiếp tục mua những con số với hi vọng một ngày nào đó, vận may sẽ đến với mình.
“Tôi có một niềm tin mạnh mẽ rằng tôi sẽ trúng số. Khi làm tóc cho khách hàng, tôi chưa bao giờ nói ‘nếu tôi trúng số’, mà luôn nói ‘khi tôi trúng số’”.
Susan kết hôn ở tuổi 22. Hai năm sau, cô sinh cậu con trai Jake. Năm cậu bé được 12 tuổi, cuộc hôn nhân đổ vỡ và 2 mẹ con cô phải dọn đến sống ở một căn nhà thuê.
“Tôi phải chi trả tất cả hoá đơn. Tiệm tóc lúc nào cũng bận rộn”.
Vào một ngày thứ 7, khi Susan đang pha trà thì đến giờ thông báo kết quả xổ số. Cô dừng lại và nhìn lên màn hình. Cô bắt đầu run lên khi nhìn những con số.
Cô bấm số điện thoại trên mặt sau của tấm vé nhưng bấm sai mấy lần vì quá bối rối. “Một người phụ nữ nhấc máy và nói ‘tôi nghĩ bạn đã trúng số’”.
Chưa thể biết chính xác mình sẽ nhận được khoản tiền bao nhiêu, thay vì ngồi chờ đợi, cô quyết định đi hát karaoke với bạn bè. “Tôi không thể ở nhà suốt đêm, vì thế tôi đặt tấm vé vào trong áo ngực và tới quán hát. Tôi không kể chuyện với bất kỳ ai. Thỉnh thoảng, tôi lại vào nhà vệ sinh để kiểm tra chiếc vé xem nó còn ở đó không”.
Đến nửa đêm, khi đã về đến nhà, Susan kiểm tra máy tính và thấy có 5 người cũng trúng số như cô. Và số tiền cô nhận được là gần 1,2 triệu bảng Anh.
“Không có sự hoảng loạn hay chạy quanh phòng la hét. Tôi chỉ thì thẩm ‘cảm ơn Chúa’. Cô biết rằng mình sẽ không phải chật vật kiếm tiền nữa nếu biết chi tiêu một cách thận trọng. Chuyện tài chính của cô sẽ vững chắc cho đến hết đời.
 |
Thứ xa xỉ duy nhất cô mua sau trúng số là chiếc xe hơi thể thao. |
Ngày hôm sau, cô mời bố mẹ tới để thông báo tin vui. Lúc ấy, cô mới oà khóc. Mẹ cô không nói lên lời, trong khi bố cô thì bật dậy và ôm lấy con gái.
Không vội vàng đi nghỉ dưỡng hay chi tiêu xa xỉ, suốt 6 tháng sau đó, Susan vẫn làm việc bình thường ở hiệu tóc.
Từ việc phải đắn đo xem có nên bật lò sưởi hay , Susan bỗng dưng có một số tiền khổng lồ trong tài khoản. “Điều đó thực sự kinh khủng. Cuộc sống của bạn đã thay đổi một cách khó tin. Nhưng tại thời điểm đó, tôi không muốn phần đời còn lại của mình thay đổi. Quán tóc vốn là nơi kiếm cơm của tôi. Trải qua tất cả những giai đoạn tồi tệ nhất, nó vẫn giúp tôi tiếp tục”.
9 tháng sau khi trúng số, Susan bắt đầu hẹn hò với ông chủ một trang trại lợn – Andrew, 53 tuổi. Andrew là bạn cũ của Susan và có cùng đam mê chơi xe thể thao với cô.
Susan biết rằng, nếu mối quan hệ tiến tới, cô sẽ phải chuyển tới sống ở trang trại của Andrew cách đó hơn 300km.
Tháng 8/2010, cô bán hiệu tóc của mình và chuyển đến trang trại vào tháng 3/2011.
Thứ xa xỉ duy nhất mà cô mua sau khi trúng số là một chiếc xe hơi thể thao để cô và Andrew cùng theo đuổi sở thích. Cô cũng đưa bố mẹ và các chị em đi du lịch.
 |
Susan trên cánh đồng cùng người bạn đời mới và con riêng của anh. |
Nhưng vẫn như xưa, cô vẫn dậy từ 6 giờ 30 phút sáng, sau đó lao vào làm việc trong trang trại lợn. Cô vẫn ngồi ghế hạng bình thường khi đi máy bay, mua sắm ở những cửa hàng bình dân, thậm chí là ở các cửa hàng đồ cũ. “Lúc nào tôi cũng ngửi thấy mùi lợn. Tiền không làm tôi thay đổi”.
“Khi bạn đã lao động thì bạn sẽ không nghĩ rằng mình nên dừng lại. Bạn cần một mục đích để thức dậy mỗi sáng”.
Susan biết rằng rất nhiều người trúng số đã mất tất cả trong một thời gian ngắn. “Tôi tự nhủ rằng, khi đã có được mà để mất thì còn tệ hơn là không có gì”.
Cô cũng khẳng định, người chồng mới đối xử với cô như bình thường mặc dù biết cô trúng số.

Chàng trai Mỹ trúng số hơn 200 triệu USD vẫn 'chăn bò', sống giản dị
Tờ vé số biến chàng trai 23 tuổi thành triệu phú USD và hiện thực hóa giấc mơ có một trang trại, nhưng anh vẫn tiếp tục cuộc đời cao bồi.
" alt=""/>Người phụ nữ trúng số triệu đô vẫn làm nông, nuôi lợn
Giờ ra chơi, hàng chục đứa trẻ từ lớp túa ra sân. Một bạn gái ngồi lủi thủi ở góc lớp đã khiến cô bé Hà Hồng Xuyến (SN 2001, Huyện Phú Riềng, Bình Phước) chú ý.Cô bạn ấy bị liệt nửa chân, không thể đi lại nên phải ở lại lớp. Nhìn thấy hình ảnh đó, Xuyến rất thương. Cô bé bước lại gần bắt chuyện, tình bạn của họ bắt đầu từ đó, kéo dài suốt 13 năm qua…
Cô bé ở góc lớp
Một buổi chiều năm 2006, thấy con gái Trần Thị Hồng Nhung (SN 2001, huyện Phú Riềng, Bình Phước) đi học mẫu giáo về và kêu đau chân, cha mẹ em rất lo lắng. Ngay sau đó, biết Nhung không còn cảm giác ở cả hai chân, gia đình em vội vàng đưa em vào bệnh viện.
Qua nhiều bệnh viện, Hồng Nhung bị chẩn đoán mắc căn bệnh viêm tủy cắt ngang. Lúc đó, em không thể ngồi dậy được, phải nằm bất động trên giường.
 |
Hồng Nhung (bên phải) và Hồng Xuyến |
Tại bệnh viện, sau suốt 1 năm chữa trị, tập vật lý trị liệu, Nhung có thể ngồi dậy và tự làm các việc cá nhân. Lúc này, bác sĩ khuyên gia đình chấp nhận sự thật rằng, Nhung đã bị liệt nửa người. Gia đình nên đưa em về để em có thể đi học.
“Khi đó, em còn quá bé để hiểu hết mọi chuyện. Thậm chí, lúc thấy xe lăn và được ngồi lên xe, em còn rất vui. Chỉ đến khi sau này, thấy các bạn đi lại, chạy nhảy, còn mình phải ngồi một chỗ, em mới dần nhận thức được hoàn cảnh của mình”, Nhung nói.
Thời điểm Nhung phát hiện bệnh, mẹ em đang mai thai người em thứ 3. Bà vô cùng đau lòng. Khi vào viện, nhìn thấy con nằm trên giường, bà òa khóc…
 |
Hồng Nhung luôn nỗ lực để vượt lên những khó khăn do căn bệnh viêm tủy cắt ngang mang đến |
1 năm nghỉ học lớp lá, nhiều kiến thức Nhung không được học vì vậy khi đi học lớp 1, Nhung rất vất vả để theo kịp các bạn. Từ đó, hằng ngày cha mẹ Nhung phải thay nhau đưa đón con đi học. Đến trường, những đứa trẻ khác thì tự tin, nhanh nhẹn vào lớp còn Nhung - mẹ phải bế em trên tay để vào.
Nhung dần dần mặc cảm, khép mình lại, cho đến một ngày cô bé Xuyến lại gần và bắt chuyện với em.
“Đôi chân” của bạn
“Xuyến rất hay nói chuyện với em. Những lúc các bạn ra sân chơi, mỗi mình em ở lại lớp, Xuyến đều ở lại cùng. Khi mẹ em đến đón trễ, Xuyến cũng ở lại chờ mẹ với em. Nhà em và nhà bạn cách nhau khoảng 10 phút đi bộ, bạn thường xuyên sang em. Nhờ bạn, em cảm thấy không còn cô đơn nữa…”.
Khi còn bé, Xuyến không thể bế bạn nhưng từ năm học lớp 4, cô bé đã có thể bế Nhung. Nếu như ở nhà, Nhung có bố mẹ trợ giúp thì đến trường, Xuyến là “đôi chân” của bạn. Xuyến bế bạn đi vệ sinh, ra sân trường chơi…
 |
Nhung và Xuyến trong chuyến đi du lịch cùng nhau |
 |
Cặp đôi không thiếu những lúc giận dỗi nhưng nhanh chóng làm lành |
“Đặc biệt, khi lên cấp 2, Xuyến đã giúp đỡ em rất nhiều. Trường chưa đầy đủ cơ sở vật chất, vì vậy mỗi lần thay đổi phòng học, Xuyến là người giúp em di chuyển. Bạn cứ bế em đi từ phòng này qua phòng khác”, Nhung nói thêm.
Không chỉ giúp đỡ bạn di chuyển, Xuyến còn là “lá chắn” mỗi khi bạn bị bắt nạt. Tính Nhung hiền lành, nhút nhát, nhiều lúc chỉ vì một câu nói của người khác, em đã buồn và suy nghĩ. Nhung không dám ra đường. Có lần Nhung ra chợ bị những người xung quanh hỏi: “Sao không tự xuống mà đi?”. Họ cho rằng em giả vờ, lười vận động, muốn dựa vào người khác.
Tuy nhiên Xuyến lúc nào cũng bảo vệ bạn. “Mỗi lần có những câu nói khiếm nhã, bất lịch sự nhằm vào em, Xuyến luôn đứng ra, lớn tiếng yêu cầu họ phải chấm dứt việc bình phẩm về em”, Nhung nói thêm.
Học hết lớp 9, vì sức khỏe kém và trường mới quá xa, Nhung đành nghỉ học. Đây là giai đoạn khó khăn nhất với em. Cô gái giam mình trong nhà suốt nửa năm. Không nhìn thấy tương lai, sợ mình là gánh nặng cho gia đình cả đời, Nhung đã rất tuyệt vọng.
Lúc này, nhung tham gia một nhóm đọc sách. Những câu nói, lời khuyên của bạn bè, người thân đã truyền động lực cho em. Em bắt đầu gấp trang sách lại, bước ra ngoài… Em muốn học tiếp, không học được ở trường em sẽ đi học nghề, để nuôi sống bản thân và truyền động lực cho những người khác.
Thấy bạn phải nghỉ học, Xuyến cũng quyết định dừng việc học để đi học nghề cùng bạn. Lớp học trang điểm cách nhà 15km, hàng ngày Xuyến đều đến chở Nhung đi học rồi chở bạn về.
“Có lần em chở Nhung cùng với 2 thùng đồ trang điểm đi làm nên xe rất cồng kềnh. Lúc đó, xe của em bị một xe ô tô tạt qua. Cả hai ngã xuống đường. Thật may, bạn không bị làm sao”, Xuyến kể lại.
Xuyến cũng thường chở, bế bạn đi mua sắm, ăn uống, du lịch… giúp bạn hoà nhập với cuộc sống. “Cô nàng ấy nặng hơn 40kg. Ban đầu em thấy khá nặng nhưng bế nhiều thành quen”, Xuyến cười nói.
 |
Cô gái Hồng Xuyến được xem là điểm tựa tinh thần cho người bạn thiếu may mắn |
Vừa rồi, cả hai còn có chuyến du lịch cùng nhau đến Đà Lạt. Họ mang theo xe lăn đi cùng. Xuyến nói: “Ước mơ của em là được đưa bạn ấy đi khắp nơi vì Nhung rất thích đến những vùng đất mới”.
Cha mẹ của Xuyến xem Nhung như con gái trong nhà và cha mẹ Nhung cũng vậy. Hai cô gái đang học tiếp về lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp, sắp tới họ có dự định mở chung spa để cùng nhau kinh doanh.
“Em muốn có công việc để tự nuôi sống bản thân. Sau này, khi đã thạo nghề, em sẽ dạy lại cho những người có cùng hoàn cảnh như em nhưng họ không may mắn là được đi học.
Em muốn cho họ thấy rằng, dù ở hoàn cảnh nào chúng ta cũng không bao giờ được phép bỏ cuộc”, Hồng Nhung nói thêm.

Chàng trai 23 tuổi kiếm tiền tỷ từ lá cây bỏ đi
17 loại tinh dầu và 5 loại toner đã được chàng trai quê Thanh Hoá đưa ra thị trường sau 3 năm khởi nghiệp.
" alt=""/>Cô gái Bình Phước xinh đẹp 13 năm làm ‘đôi chân’ cho bạn thân