GS.TS.BS Lê Ngọc Thành trình bày những phương pháp mới trong phẫu thuật tim. Ảnh: Phan Nhơn
Giáo sư Thành cho biết, tại Bệnh viện E Hà Nội, từ năm 2013 đến nay đã thực hiện hơn 900 ca phẫu thuật tim mạch nội soi, trong đó bệnh nhân nhỏ nhất được phẫu thuật bằng phương pháp này là một trẻ em nặng 13 kg.
Bệnh viện E mới đây cũng triển khai thành công mổ tim nội soi với công nghệ 3D, với kĩ thuật này giúp các phẫu thuật viên thành thạo thao tác phẫu thuật, chính xác, nhanh chóng, giảm thời gian phẫu thuật, hạn chế làm chấn thương mô lành xung quanh.
Hiện, phương pháp này đã được áp dụng thường quy tại viện E và được chuyển giao cho nhiều cơ sở y tế khác. Bên cạnh những thành tựu trong cuộc cách mạng phẫu thuật tim ở Việt Nam, thành tựu gần đây gây tiếng vang lớn chính là những ca ghép tim từ người cho chết não.
TS.BS Nguyễn Thái An trình bày về thành quả ban đầu trong vấn đề ghép tim từ người cho chết não tại Bv Chợ Rẫy.
TS.BS Nguyễn Thái An, Trưởng Khoa Hồi sức phẫu thuật tim, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay, từ tháng 5/2017 đến nay bệnh viện đã thực hiện 4 ca ghép tim từ người cho chết não. Trong đó, có 2 ca ghép tim xuyên Việt, 1 ca nhận tim từ 1 trường hợp hiến tại BV Đa khoa tỉnh Đồng Nai và 1 trường hợp người chết não hiến tim ngay tại Chợ Rẫy.
Bác sĩ An cho biết thêm, sau ghép tim 4 bệnh nhân được điều trị ức chế miễn dịch và hiện đang tiếp tục theo phác đồ, nhìn chung tỉ lệ đáp ứng điều trik đạt 100%. Việc phẫu thuật ghép tim thành công đã mở ra cơ hội sống cho những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối . Có thể nói đây là một trong những thành tựu đáng tự hào của ngành phẫu thuật tim Việt Nam.
Đến dự Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS.BS Nguyễn Trường Sơn đã chúc mừng những thành tựu của phẫu thuật tim mạch Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS.BS Nguyễn Trường Sơn phát biểu chúc mừng những thành tựu mới trong phẫu thuật tim mà các y bác sĩ Việt Nam đạt được. Ảnh: Phan Nhơn
Ông chia sẻ thêm rằng, mỗi năm trên thế giới có 18 triệu người chết do các bệnh lý tim mạch, trong đó ¾ trường hợp này đến từ các nước có thu nhập thấp. Việt Nam cũng là một trong những nước có tỷ lệ tử vong do bệnh lý tim mạch cao của thế giới.
Song, với việc liên tục học tập và ứng dụng các biện pháp tiên tiến hiện đại của thế giới trong phẫu thuật tim mạch, hứa hẹn trong tương lai bệnh nhân tim mạch của Việt Nam sẽ được điều trị tốt. Mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam sẽ giảm được 25% trường hợp tử vong sớm do các bệnh lý tim mạch.
Phan Nhơn
Sau khi uống bia, thanh niên ở Cần Thơ bất ngờ bị nôn ói, đau ngực trái, khi vào viện thì bác sĩ xác định bị nhồi máu cơ tim.
" alt=""/>Phẫu thuật tim Việt Nam bắt kịp với thế giới dù đi sauSau 41 ngày ăn gạo lứt, muối vừng, người phụ nữ 61 tuổi phải vào BV cấp cứu
Tuy nhiên khi ăn chay được 41 ngày, bà phải vào bệnh viện gần nhà cấp cứu do ngừng tuần hoàn, rối loạn natri, kali. Ngay lập tức bệnh nhân được cấp cứu ngừng tuần hoàn, bồi phụ điện giải. Sau đó bác sĩ phát hiện thêm biến chứng suy thận cấp, tiêu cơ vân.
Sau 15 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân xuất viện ra về. Tuy nhiên vừa về nhà được 1 ngày, bệnh nhân lại đau tim dữ dội trở lại, được chuyển vào Viện tim mạch quốc gia cấp cứu.
Qua hội chẩn, bác sĩ xác định bệnh nhân bị hẹp động mạch vành, chỉ định đặt stent.
“Đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp tự tra Google để chữa bệnh. Bản thân bệnh nhân này bị bệnh mạch vành, khi áp dụng chế độ ăn chay sẽ làm giảm điện giải trong máu, kích thích gây ngừng tim”, PGS Hùng giải thích.
PGS Hùng cho biết, bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân tim mạch giảm tối đa tinh bột chế biến sẵn, thay vào đó ăn các loại hạt chế biến thô như gạo lứt nhưng chế độ ăn phải cân đối, ăn nhiều cá, rau củ qua, hạn chế mỡ động vật, phủ tạng động vật chứ không khuyên ăn chay.
Theo PGS Hùng, thông tin về các bệnh trên mạng rất đa dạng, lẫn lộn giữa thông tin khoa học hàn lâm và thông tin thường thức. Thông tin hàn lâm thường chuyên ngành, khó hiểu, thông tin thường thức dễ hiểu nhưng được viết bởi những người không có chuyên môn đầy đủ, chưa kể nhiều thông tin quảng cáo, nhiều câu chuyện giật gân nên người đọc dễ tin theo.
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng
Tại Viện tim mạch quốc gia, bác sĩ thường xuyên gặp bệnh nhân tự ý bỏ thuốc theo đơn để dùng thuốc nam, thuốc bắc không rõ thành phần. Sau uống vài ngày, bệnh nhân thấy rất khoẻ nhưng lâu dần, bệnh tình nặng thêm, khi quay lại bệnh viện đã bị tắc mạch vành, kẹt van tim, suy thận nặng... có trường hợp phải đưa về vì không thể cứu chữa.
Về các bệnh tim mạch tại Việt Nam nói chung, PGS Hùng cho biết, trung bình mỗi năm tăng khoảng 15%. Trong năm 2018, Viện Tim mạch quốc gia can thiệp tim mạch cho hơn 12.300 ca – lớn nhất khu vực Đông Nam Á, trong đó trên 50% là bệnh nhân mắc bệnh mạch vành.
Thúy Hạnh
- Cả 2 nữ bệnh nhân đều có tiền sử khoẻ mạnh nhưng đã bỏ qua những dấu hiệu báo trước bệnh viêm cơ tim, dẫn đến nhập viện khi đã quá muộn.
" alt=""/>Ăn gạo lứt, muối vừng 41 ngày, người phụ nữ Hà Nội vào viện cấp cứu