
Đến nay, sau 64 năm được ra mắt thị trường, những Honda Cub C100 còn nguyên bản hiện đếm trên đầu ngón tay. Chúng được xem như những bảo vật và chỉ những người đam mê, chịu chi mới có khả năng sở hữu.
Mới đây, trên thị trường xuất hiện chiếc xe Honda Super Cub C100 đời 1960 được cho là chưa đổ xăng gây sốt làng xe hai bánh Việt. Chủ nhân của chiếc xe là anh Nguyễn Ngọc Hải, ngụ tại 161 An Dương Vương, quận 5, TP.HCM.
![]() |
Chiếc Honda Cub C100 cổ 62 năm tuổi chưa đổ xăng của anh Hải. |
Trao đổi với VietNamNet, anh Hải cho biết, chiếc Cub đời 1960 của anh thuộc phiên bản xuất Mỹ, đến nay vẫn nguyên bản từ nước sơn tới từng con ốc, chưa hề được đổ xăng. Xe được anh định giá lên đến 600 triệu đồng, mức giá ngang ngửa với một chiếc ô tô hạng B hiện nay trên thị trường.
Theo quan sát, xe sở hữu màu sơn xanh, yếm trắng. Dù nhiều chi tiết trên xe dần in hằn dấu vết thời gian khi xuất hiện những đốm rỉ sét nhưng nhìn tổng thể xe vẫn còn rất mới, đặc biệt yếm xe. Các chi tiết như ống xả, vành nan hoa còn sáng. Yên bọc da với kiểu yên liền hai người, đặc trưng của những chiếc Cub đời đầu. Điểm nổi bật của Super Cub còn đến từ kiểu yên sau bằng kim loại. Yên trước tam giác bọc da như trên xe đạp, chắn bùn lớn bằng nhựa polyethylene, có yếm bọc quanh động cơ và viền đèn pha mạ bóng.
Xe trang bị động cơ 4 thì xi-lanh đơn, dung tích 49 phân khối làm mát bằng không khí. Công suất 4,5 mã lực tại vòng tua máy 9.500 vòng/phút, hộp số 3 cấp, khối lượng xe chỉ 65 kg. Đối với dòng xe này, nếu chưa đổ xăng, thì dù để không (không sử dụng) bao nhiêu năm nó cũng không ảnh hưởng đến chất lượng xe. Động cơ 50 phân khối của chiếc xe hơn 60 năm vẫn bảo dưỡng và chắc chắn còn hoạt động tốt.
![]() | ||
Đèn pha đơn với chụp đèn mạ crôm vẫn sáng bóng.
|
![]() |
![]() |
![]() |
Yên liền đặc trưng của những chiếc Super Cub đời đầu.
|
![]() |
Xe được trưng bày, bảo quản cẩn thận. |
![]() |
Động cơ xe. |
![]() |
Tổng thể xe vẫn rất mới. |
Đây được xem là một trong những chiếc Cub C100 chưa đổ xăng độc nhất vô nhị trên thị trường hiện nay. Anh Hải chia sẻ, có khá nhiều người gạ mua lại, có người còn trả giá đến hơn 500 triệu nhưng anh không bán.
Y Nhụy
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Mua lại chiếc Ford Maverick đời 1969, chủ xe tại Đồng Nai chịu chi bỏ thêm khoảng hơn 1 tỷ để "hồi sinh" lại xế cổ yêu thích.
" alt=""/>Giá xe Honda Cub C100 cổ 62 năm tuổi chưa đổ xăng 600 triệu đồngXét theo năng lực tài chính của người sở hữu hai chiếc xe như chủ nhà này thì có lẽ việc chi 500.000 USD không phải quá lớn. Đó là một chiếc Rolls-Royce Ghost màu hồng và một chiếc Lamborghini Urus màu đỏ (Ảnh: Zillow/Iowa Realtors).
Một thiết kế garage khác cũng có cửa bằng kính ngăn với phòng khách (Ảnh: Teresa Ryback).
Thiết kế này đã biến garage ô tô thành một quán bar tại gia (Ảnh: Daniel Contelmo Jr.).
Thiết kế này dành cho những nhà đất rộng, có nhiều xe (Ảnh: Hilton & Hyland).
Nếu có thể đưa xe lên tầng cao thì căn hộ chung cư cũng có thể có garage ô tô như một showroom (Ảnh: Home Designing).
Vì ô tô có mùi xăng và để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, garage phải tách biệt với không gian sinh hoạt. Sử dụng vách kính là giải pháp chung để vẫn có thể ngắm xe (Ảnh: Home Designing).
Theo Dân trí
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Công việc này được giao cho Automotive Galleries and Lairs, một nhánh của hãng xe Anh quốc Aston Martin.
" alt=""/>Những thiết kế garage làm nức lòng dân mê xeTrên cơ sở rà soát, Sở TN-MT kiến nghị, đối với quỹ đất Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội đã tiếp nhận hoặc giao đất cho chủ đầu tư nhưng chưa sử dụng, trong đó có 3 ô đất tại dự án Khu nhà ở và Khu phụ trợ công nghiệp thực phẩm Hapro (huyện Gia Lâm) chức năng xây dựng nhà ở cao tầng và ô đất “Khu 2" tại Khu nhà ở Mai Lâm (huyện Đông Anh), giao Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, quy hoạch để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định. Thời gian thực hiện năm 2023.
2 ô đất tại dự án Khu nhà ở và Khu phụ trợ công nghiệp thực phẩm Hapro (huyện Gia Lâm) có chức năng xây dựng nhà tái định cư, giao Sở Xây dựng chủ trì nghiên cứu, đề xuất báo cáo UBND TP cơ chế đầu tư xây dựng theo quy định. Thời hạn báo cáo tháng 7/2023.
5 ô đất được kiến nghị giao Sở Xây dựng chủ trì rà soát việc lựa chọn chủ đầu tư, sự phù hợp của hình thức và cơ chế thực hiện dự án trong giai đoạn hiện nay và tình hình triển khai thực hiện dự án.
Cụ thể: ô OCT1, OCT3 tại dự án Khu chức năng đô thị Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm) được UBND TP thu hồi, giao cho Công ty cổ phần đầu tư Vietasset và Công ty cổ phần Đầu tư và xây lắp Contrexim 8 để thực hiện dự án xây dựng nhà ở thương mại tái định cư theo phương thức đặt hàng.
Nhà ở xã hội tại ô CT8, CT9 tại Khu nhà ở và thương mại Berjaya (quận Long Biên) do Công ty TNHH Berjaya- Handico12 làm chủ đầu tư. Ô đất tại Khu nhà ở Xuân Đỉnh đã được UBND TP giao Công ty Cổ phần thi công cơ giới và Xây lắp làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nhưng chưa đầu tư xây dựng.
Đối với quỹ đất chưa tiếp nhận, Sở kiến nghị giao UBND các quận, huyện Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Đông Anh, Thanh Trì, Mê Linh tổng hợp tình hình triển khai công tác GPMB và xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
Với các chủ đầu tư chây ỳ không thực hiện yêu cầu các quận, huyện tổng hợp báo cáo UBND TP thu hồi, giao UBND các quận, huyện, thị xã đề xuất cơ chế thực hiện GPMB và đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách cấp huyện, báo cáo UBND TP xem xét, quyết định.
85/94 dự án nộp tiền thay xây nhà ở xã hội
Đối với quỹ đất 20-25% theo Nghị định số 100/2015 của Chính phủ và Nghị quyết số 06 năm 2013 của HĐND TP (dự án có quy mô trên 10ha), Hà Nội có 94 dự án.
Kết quả rà soát cho thấy, 85/94 dự án (khoảng 90%) thực hiện nghĩa vụ phát triển nhà ở xã hội bằng hình thức nộp tiền tương đương giá trị quỹ đất 20%.
Trong đó, 77 dự án chủ đầu tư đã nộp với tổng số tiền hơn 6.255 tỷ đồng; 8 dự án đang trong quá trình xác định giá.
Về việc phát triển quỹ đất này, đối với 2 ô đất BT6, BT11 tại khu đô thị mới Xuân Phương Tasco (quận Nam Từ Liêm) có chức năng nhà ở thấp tầng đã có quyết định của UBND TP thu hồi, giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội quản lý nhưng chưa tiếp nhận sử dụng, Sở TN-MT kiến nghị UBND TP giao Sở Xây dựng chủ trì cùng các sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất báo cáo UBND TP cơ chế đầu tư xây dựng theo quy định.
Đối với các ô đất CT5+CT6 tại Khu đô thị mới Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai), UBND TP đã giao Tổng Công ty Licogi - Công ty Cổ phần làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội từ năm 2017.
Ô CT4+CT5 tại Khu đô thị mới Đại Kim (quận Hoàng Mai), UBND TP giao cho Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội và Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội từ năm 2016.
Tại ô CT-XH tại dự án Khu chức năng đô thị Tây Nam đường 70 (quận Nam Từ Liêm), chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Thương mại Ngôi Nhà mới đang đề nghị UBND TP giao làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội.
Về vấn đề này, kiến nghị UBND TP giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan rà soát việc lựa chọn chủ đầu tư, sự phù hợp của hình thức và cơ chế thực hiện dự án trong giai đoạn hiện nay và tình hình triển khai thực hiện dự án, tổng hợp, báo cáo và đề xuất UBND TP phương án giải quyết tồn tại theo quy định.
Đối với ô đất số 13, 18 tại khu đô thị Nam đường Vành đai 3 (quận Hoàng Mai) đã được UBND TP quyết định thu hồi, giao Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội quản lý, kiến nghị giao Sở Xây dựng chủ trì nghiên cứu, đề xuất báo cáo cơ chế đầu tư xây dựng theo quy định trong tháng 7 này.