

|
Ông Trần Đại Nghĩa bên chiếc máy cấy...
|
Trong khu xưởng vừa mới dựng lên từ khung sắt và lợp bằng tôn ủ hơi nóng bức, ông Trần Đại Nghĩa với ngón tay to xù xì rót nước mời tôi, trên trán vẫn ướt đẫm mồ hôi.
Với dáng vẻ tất bật, ông Nghĩa bảo: “Sáng có đoàn khách ở Thanh Hóa về xem và đặt mua máy cấy. Tôi phải tiếp họ đến gần 1h chiều mới xong. Bà con lần đầu thấy máy cấy, hỏi nhiều nên mình phải giải thích tường tận”.
Nói rồi ông đứng dậy, dẫn chúng tôi ra xem một chiếc máy cấy vừa hoàn thành công đoạn lắp ráp cuối cùng. Ông bảo: “Nhà báo xem, đơn giản thế này thôi nhưng tôi mất cả chục năm trời nghiên cứu mới xong”.
Ý tưởng ban đầu về chiếc máy cấy cũng đơn giản như con người ông vậy: “Ngày trước, học xong cấp 3, tôi đi học nghề điện tử và về quê mở cửa hàng sửa chữa lặt vặt.
Năm 2000, bên Hàn Quốc tuyển người đi học rồi vào làm cho nhà máy sản xuất nhựa, tôi đăng kí và được đi. Học xong, tôi được về làm trong nhà máy sản xuất nhựa và ống nhựa của họ. Cạnh nhà máy là cánh đồng trồng lúa của những người nông dân Hàn Quốc.
Tại đây, lần đầu tiên tôi được nhìn thấy cái máy cấy, họ cấy chỉ một giờ đồng hồ mà bằng nông dân mình làm cả ngày. Lúc đó, trong tôi đã bắt đầu “mơ” về một chiếc máy cấy cho người nông dân Việt Nam”.
Ông Nghĩa kể, ngày nào ông cũng mải miết theo dõi những chiếc máy cầy “kỳ diệu”ấy. Ông đã quyết tâm đến gần và chụp ảnh lại chi tiết của chiếc máy cầy Hàn Quốc để nghiên cứu. Năm 2005, ông Nghĩa về nước.
Sẵn có ít vốn trong tay, ông chuyển sang buôn bán vật liệu xây dựng và mua thêm chiếc ô tô để chạy “dịch vụ”. Công việc nhàn hạ, thu nhập cũng vào loại “khủng” ở vùng quê nghèo Tiền Hải, nhưng trong đầu ông vẫn luẩn quẩn ý tưởng về chiếc máy cấy.
Bán ô tô để… lội bùn
Rồi một ngày, ông gọi người đếm bán chiếc ô tô đi.
Ngày khách đến mua xe, vợ ông ngạc nhiên hỏi lý do, ông bảo ngồi ô tô nhiều đau lưng, lại thêm bệnh tật. Sau đó, ông mua mảnh ruộng rồi tự tay cày, cấy, vợ ông cũng chỉ biết thở dài. “10 người thì có 9 người nghĩ tôi bị dở hơi. Nghe vậy, biết vậy, nhưng việc tôi, tôi cứ làm, thiên hạ nói gì mình cũng kệ” – ông Nghĩa kể.
Ông Nghĩa cứ lầm lũi làm một mình, từ cày bừa, đến cấy hái. Những lúc như thế, ông lại suy nghĩ về chiếc máy cấy. Ông bảo: “Tôi cấy theo cách truyền thống thì ngẫm ra được nhiều vấn đề lắm.
Lúc đó tôi mới hiểu tại sao trên cùng một thửa ruộng lại có chỗ lúa tốt, có chỗ chỉ lưa thưa vài bông.
Ấy là do tay người cấy. Có người khi cấy ấn sâu quá, có người ấn cạn quá nên thửa ruộng khi lúa lớn lên không đều nhau, năng suất sẽ giảm đi… Thế nên, tôi nghĩ, chiếc máy cấy của mình sẽ phải giải quyết được tất cả những khúc mắc đó”.
Ông Nghĩa bắt đầu đi đến những nơi mà người dâ sử dụng máy cấy nhập khẩu để tìm hiểu nguyên lý và tính năng của từng loại máy, loại đất.
Ông thấy chiếc máy cấy to cồng kềnh, phun khói mù mịt đưa xuống ruộng đã “đè” lên nền đất một trọng lượng rất lớn nên khi cấy lại rơi vào tình trạng “cây thấp, cây cao”.
Từ nhận định này, ông Nghĩa bắt đầu thiết kế chiếc máy cấy cho riêng mình. Những bức ảnh từ ngày ở Hàn Quốc được đưa ra làm tư liệu. Không phải kỹ sư, không được đào tạo về máy móc, nhưng những ý tưởng hình dung về chiếc máy cấy luôn được ông vẽ ra, dù rất nguệch ngoạc.

|
|
Thế rồi những chi tiết đầu tiên về chiếc máy cấy được hình thành. Ông Nghĩa xác định, nó phải thật nhẹ để người già cũng có thể đẩy được, cũng phải thật đơn giản để người dân dễ nắm bắt, điều khiển và tất nhiên nó sẽ không có động cơ để tiết giảm chi phí cho người nông dân.
Lúc đó, khung máy đã hoàn tất, ông Nghĩa đã giải được bài toán về cân nặng, về di chuyển máy nhưng để chiếc máy hoạt đông đúng như ý muốn và tạo ra những hàng cấy thẳng tắp, đều đặn thì rất khó.
Từ “tai tiếng” thành nổi tiếng
Ông Nghĩa kể: “Tôi đi tìm các chi tiết máy, có những thứ rất khó tìm. Có lần tôi đến một cửa hàng chuyên bán phụ tùng máy móc, tôi tả cho họ về cái vòng bi mình muốn mua.
Nghe một hồi họ bảo: “Ông tả thế đến bố tôi cũng không tìm được”. Thế là tôi phải chuyển hướng, thấy cái vòng bi nào cũng mua về để thử nghiệm. Vất vả nhất là lúc tôi chế bánh răng cho máy cấy.
Cái thứ ấy rất sẵn trên thị trường, nhưng đem nó về hoạt động không chính xác. Tôi mày mò tự cắt bánh răng theo kích thước mình nghĩ ra, khi lắp vào nó cũng không hoạt động”.
Đang lúc chán nản, thấy cậu con trai đạp xe về tới nhà vứt chỏng chơ ở sân, ông Nghĩa chạy lại và nghĩ sao không lấy bánh răng xe đạp làm thử. Thế là ông lắp cái bánh răng xe đạp vào, máy chạy trơn tru mới lạ chứ.
Tháng 10/2014, ông Nghĩa làm xong chiếc máy cấy đầu tiên và đem thử nghiệm, nhưng thất vọng ngay sau luống cấy thứ hai. Máy gì mà luống cấy chỗ thưa chỗ đậm, chỗ cấy xong cây mạ nổi lên luôn mặt ruộng.
Tối đó về nhà, ông thắp điện nghiên cứu và phát hiện cái mỏ cấy sau khi ấn mạ xuống nó dính bùn và tiện thể nhổ luôn cây mạ lên.
Lại mất thêm mấy tuần mày mò để xử lý chiếc mỏ cấy, ông Nghĩa đưa máy ra thử nghiệm lại và lần này, những luống mạ đã đều tăm tắp. Chiếc máy nhờ có phần bệ được cấu tạo bằng tấm tôn to, phẳng nên di chuyển rất nhẹ.
Thao tác cấy giống như người đi xe đạp dùng tay bóp nhả phanh. Liên tiếp những ngày sau đó, ông Nghĩa đem máy cấy đi thử tại nhiều địa hình đồng ruộng khác nhau, với nhiều nền đất cày ải khác nhau và đều thu được kết quả tốt.
Ông Nghĩa kể: “Lúc tôi đưa máy ra lòng sông cạn, nhiều người đi qua bảo sao thiết kế ra cái máy cào ngao lạ thế?”.
Chiếc máy cấy mà ông Nghĩa ấp ủ bao năm cuối cùng cũng thành công, những lần thử nghiệm sau đó luôn cho kết quả tốt. Công suất nhanh bằng 7-8 người làm, có thể cấy xong 4 sào/ngày.
Do máy không có động cơ nên rất thân thiện với môi trường. Khi sáng chế của ông được phát trên Đài truyền hình Việt Nam cũng là lúc điện thoại của ông luôn trong tình trạng… máy bận.
Ông Nghĩa tâm sự: “Bà con nông dân cả nước gọi về nhiều lắm, ai cũng muốn mua một chiếc để sử dụng, làm không xuể.
Cũng có người đến tìm tôi, họ bảo ưu tiên cho họ mua trước, tiền trả gấp đôi nhưng tôi từ chối. Anh đến sau, anh phải đợi. Mình làm cho bà con nông dân, không thể vì tiền mà khiến bà con thất vọng”.
Chân đất hay chân đi dép thì cũng phải ước mơ Trong suốt cuộc nói chuyện, ông Trần Đại Nghĩa kể với chúng tôi nhiều ước mơ của mình. Nhìn người nông dân đứng trên chiếc máy cấy với niềm tự hào lộ ra trên khuôn mặt, chúng tôi dù có chút “băn khoăn” về những ước mơ tiếp theo của ông thì vẫn thấy được sự quyết tâm đến từ bên trong con người ấy. Ông Nghĩa hóm hỉnh: “Bây giờ họ gọi tôi là “nhà phát minh chân đất” thấy cũng vui. Nhưng mà, “chân đất” hay “chân đi dép” thì đầu tiên vẫn phải ước mơ rồi sau đó mới gắng làm để cho thành hiện thực được”. |
(TheoThanh Sơn/báo Xuân Gia đình & Xã hội)
" alt=""/>Người đàn ông 10 người biết, 9 người bảo...'dở hơi'

"Thông điệp chính của Thông tư 32 là định hướng hình thành hệ thống đại học trật tự, ngăn nắp, tập trung các nguồn lực nâng cao chất lượng đào tạo. Chúng tôi khẳng định không thể có nguy cơ xin - cho....".Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Văn Áng đã có trao đổi với VietNamNet về những quy định mới trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh ĐH.
Năng lực quản trị ĐH khó theo kịp yêu cầu
Thưa ông, quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở giáo dục ĐH tại Thông tư 32 do Bộ GD-ĐT mới ban hành đang nhận ý kiến trái chiều từ không ít trường ĐH cho rằng: Quy định này ngược quy định giao tự chủ xét tuyển đại học cho các trường Bộ xác định sẽ thực hiện vào năm 2016?
- Nếu Bộ GD-ĐT giao quyền tự chủ xét tuyển cho các trường đại học thì rõ ràng đó là tự chủ cách thức xét tuyển, hoàn toàn không phải tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm.
Chính Thông tư 57/2011/TT-BGDĐT trước đây và nay là Thông tư 32/2015/TT-BGDĐT mới là khung khổ pháp lý để các trường tự chủ xác định chỉ tiêu hàng năm.
Những cơ sở để Bộ GD-ĐT đưa quy định cứng trường ĐH có quy mô tối đa 15.000 sinh viên. Riêng trường ĐH thuộc khối ngành sức khỏe phải đảm bảo quy mô tối đa thấp hơn, với mức khống chế không quá 8.000 sinh viên hệ chính quy, và trường khối ngành nghệ thuật còn phải có quy mô không được quá 5.000 sinh viên....,
- Việc quy định quy mô đào tạo sinh viên đại học chính quy tối đa như tiêu chí 3 trong Thông tư 32/2015/TT-BGDĐT (sau đây gọi tắt là Thông tư 32) xuất phát từ những cơ sở chủ yếu sau đây:
Về cơ sở thực tiễn. Trong những năm qua, quy mô tuyển sinh hàng năm và quy mô đào tạo trình độ cao đẳng, đại học của nước ta đãtăng trưởng với tốc độ khá cao.
Sự tăng trưởng về quy mô đã tạo ra những thách thức đối với các điều kiện đảm bảo chất lượng. Trong đó, những điều kiện cơ bản như đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, năng lực quản trị của mỗi cơ sở giáo dục đại học khó có thể theo kịp yêu cầu.
 |
Có thể trên bình diện chung sẽ tái cơ cấu lại giảng viên. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Với cơ sở vật chất thì các cơ sở có thể đáp ứng nhanh, nhưng với đội ngũ giảng viên và năng lực quản trị thì cần có thời gian. Bộ GD-ĐT, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo đã nhận thức sâu sắc về những nguy cơ của tình trạng này đối với chất lượng đào tạo.
Do vậy, trong những năm qua, Bộ GD-ĐT đã có những chỉ đạo để từng bước định hướng cho toàn hệ thống giáo dục đại học ổn định quy mô, tập trung các nguồn lực nâng cao chất lượng đào tạo.
Ngay từ năm 2011, khi Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 57/2011/TT-BGDĐT (sau đây gọi tắt là Thông tư 57) đã định hướng cho toàn hệ thống giáo dục đại học dịch chuyển theo hướng này. Lần này, việc ban hành Thông tư 32 là sự nối tiếp quan điểm đó nhưng với yêu cầu cao hơn. Toàn hệ thống giáo dục đại học chỉ có thể chuyển dịch theo hướng đó khi từng cơ sở giáo dục đại học phải quán triệt và thực hiện chủ trương đó. Vì vậy, trong Thông tư 32 đã đưa thêm tiêu chí khống chế quy mô tối đa bên cạnh 2 tiêu chí như đã có trong Thông tư 57.
Quy định giới hạn quy mô tối đa để đảm bảo cân đối giữa sự gia tăng số lượng với các điều kiện đảm bảo chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của mỗi cơ sở giáo dục đại học cũng như của toàn hệ thống.
Về cơ sở pháp lý. Các tiêu chí giới hạn quy mô tối đa đã được lấy từ Quyết định số Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020. Trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định nói trên, những tiêu chí đó đã được thảo luận và nhận được sự đồng thuận của các Bộ, ngành.
Ngoài ra, trước khi Bộ trưởng ký ban hành Thông tư 32, Bộ GD-ĐT đã được báo cáo trực tiếp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội về Dự thảo Thông tư.
Bộ GD-ĐT đã nhận được sự đồng thuận cao về chủ trương chuyển hướng hệ thống giáo dục đại học từ tăng số lượng sang nâng cao chất lượng đào tạo. Các tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong dự thảo cũng đã nhận được sự ủng hộ của ủy ban.
Không thể có nguy cơ "xin - cho"
Nhiều ý kiến trái chiều băn khoăn, từ việc quy định cứng về số lượng dễ tạo cơ hội xin - cho hơn là tạo hành lang pháp lý nâng chất lượng đào tạo ở các trường ĐH. Ông bình luận thế nào về điều này?
- Như chúng tôi đã nhiều lần khẳng định, trong 219 trường đại học hiện nay chỉ có 18 trường vượt quy mô sinh viên đại học chính quy tối đa. Trong đó có những trường vượt chỉ từ vài chục đến vài trăm, có những trường năm 2015 tuyển sinh bị sụt giảm. Vì vậy không thể lấy thực tế số ít này để làm cơ sở xây dựng khung chung cho toàn hệ thống.
 18 trường đại học quy mô vượt quy định Bộ GD-ĐT vừa công bố danh sách 18 trường ĐH có quy mô sinh viên ĐH chính quy cao hơn quy định. " alt=""/>'Giảm quy mô, giảng viên mất việc là bình thường'
  | (Ảnh: Politico) | |
Binh lính Ukraine không chỉ dùng Starlink cho mục đích quân sự. Oleksiy cùng những người khác trong lữ đoàn cơ giới 93 của Ukraine còn sử dụng nó để thông báo an toàn qua các tin nhắn mã hóa cho bạn bè, gia đình sau khi mạng di động bị tổn thất nghiêm trọng vài tuần trước trong một trận pháo kích lớn. Khi rảnh rỗi, họ cũng cập nhật tin tức chiến sự mới nhất qua kết nối Internet của Starlink và đôi khi chơi game “Call of Duty” trên smartphone khi trú ẩn trong boongke và chờ lệnh.
“Cảm ơn, Elon Musk”, Oleksiy nói sau khi vào mạng bằng Starlink và biết tin chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gửi tên lửa tầm xa cho quân đội Ukraine.
Đã hơn 100 ngày kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Mỹ, EU và các nước NATO quyên góp hàng tỷ USD thiết bị quân sự cho nước này song Starlink của Musk – dựa trên các vệ tinh cỡ chiếc bàn bay cách mặt đất 130 dặm và truyền tín hiệu Internet từ vệ tinh xuống các bộ thu phát trên mặt đất – đã trở thành phao cứu sinh cho Ukraine, cả trên chiến trường lẫn trận chiến thông tin.
Drone Ukraine dựa vào Starlink để thả bom vào các vị trí tiền phương của Nga. Người dân sống tại các thành phố gần biên giới Nga giữ liên lạc với người thân qua vệ tinh. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy thường xuyên cập nhật trên mạng xã hội nhờ Internet của Musk, cũng như tổ chức các cuộc gọi Zoom với những người đồng cấp, từ Tổng thống Mỹ Biden đến lãnh đạo Pháp Emmanuel Macron.
Binh lính Ukraine mắc kẹt tại nhà máy thép Azovstal ở thành phố cảng Mariupol có thể liên lạc với cấp trên và cả Tổng thống của mình, cũng như thực hiện các cuộc phỏng vấn video trực tiếp với nhà báo, đều nhờ vào hệ thống Starlink trong nhà máy.
Với những điều trên, Starlink đã phần nào cản bước nỗ lực của Nga. Theo Phó Thủ tướng Ukraine Mykhailo Fedorov, họ đã nhận được hơn 11.000 trạm Starlink và hỗ trợ rất nhiều trong các cuộc chiến hàng ngày trên mọi mặt trận. Chúng giúp họ kết nối mạng bất chấp những cuộc tấn công ngày càng tinh vi từ hacker.
Chính quyền Tổng thống Zelenskyy nhận thức rõ rằng truy cập Internet vô cùng quan trọng với cả quân đội và dân thường trong chiến tranh. Binh lính cần một phương thức liên lạc chắc chắn trong bom đạn, còn video về các cuộc vụ tấn công thường được người Ukraine đăng trên mạng xã hội.
Starlink không phải nhà cung cấp vệ tinh thương mại đầu tiên dùng trên chiến trường. Quân đội Mỹ cũng dùng mạng riêng trong Chiến tranh vùng vịnh lần thứ nhất. Tuy nhiên, hệ thống của SpaceX khác biệt với khả năng chống chọi các cuộc tấn công từ Nga, theo quan chức quân đội và hai nhà nghiên cứu ẩn danh.
Khác với các vệ tinh quỹ đạo cao truyền thống, thế hệ vệ tinh quỹ đạo thấp mới dựa vào nhiều vệ tinh khác hoạt động trong một chòm sao. Cấu hình này khiến nó khó bị đánh sập, nếu không muốn nói là không thể, hơn vì một kẻ tấn công phải xác định chính xác tất cả vệ tinh cùng một lúc để làm được điều đó. Starlink cũng dễ điều chỉnh hơn vì mã máy tính của mỗi thiết bị có thể nhanh chóng sửa đổi để phản ứng trước các vụ tấn công tiềm ẩn.
Cùng với các tiến bộ công nghệ khác, bao gồm khả năng cung cấp Internet tốc độ cao từ không gian, hệ thống vệ tinh của Musk đại diện cho bước ngoặt trong việc triển khai và ứng dụng vệ tinh trong các khu vực có xung đột.
Không phải tất cả thiết bị Starlink đều được chuyển đến Ukraine qua kênh chính thống. Với Alisa Kovalenko, người gia nhập quân đội sau khi Nga tấn công Ukraine và đang thuộc lữ đoàn cơ giới 92 gần biên giới Nga tại khu vực Kharkiv, đĩa vệ tinh được một nhóm tình nguyện viên Ukraine quyên góp. Họ đã kêu gọi vốn để mua và chuyển trực tiếp đến tiền tuyến.
Cô cho biết, nếu không có Starlink, họ không thể kết nối với thế giới bên ngoài. Những tuần vừa qua, kết nối di động bị ngắt khi chuyển từ thị trấn về làng, không thể sử dụng mạng di động nào cả. Mỗi khi chuyển vị trí, họ phải tháo rời thiết bị cẩn thận, đặt các linh kiện nhỏ vào túi vải và đĩa vệ tinh lên một xe chờ sẵn. Kovalenko, một người làm phim tài liệu, xem việc giữ liên lạc với gần như mọi người khắp thế giới qua hệ thống vệ tinh của Musk, là “của trời cho”, dù duy trì sự an toàn và vận hành của thiết bị trong chiến sự tương đối khó khăn.
Du Lam (Theo Politico)

Elon Musk có thể hủy thương vụ mua lại Twitter
Elon Musk có thể từ bỏ thương vụ mua lại Twitter. Nguyên nhân là do vị tỷ phú tin rằng Twitter đang vi phạm thỏa thuận khi không cung cấp đầy đủ thông tin về các tài khoản giả mạo và spam.
" alt=""/>Vệ tinh Internet của Elon Musk thành ‘phao cứu sinh’ tại Ukraine