
Dưới đây là bài viết của một cô giáo Trường THCS Nghĩa Tân (Quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ về những việc cô đã làm trong các buổi họp phụ huynh. VietNamNet xin giới thiệu bài viết của cô.

|
Học sinh Hà Nội (Ảnh: Thanh Hùng) |
Tôi không muốn nói nhiều đến kết quả mà chỉ thuật lại ngắn gọn những gì mình đã làm.
1. Tôi chuẩn bị 4 phong bì:Cảm ơn, Xin lỗi, Hứa hẹn, Mong ước. Tôi cho học sinh (HS) viết những lời nhắn nhủ đến phụ huynh (PH), rồi bỏ vào mỗi phong bì đó, không cần ghi tên, cô sẽ lựa chọn và đọc cho PH nghe trong buổi họp. HS đã rất hồn nhiên và có những điều các em viết vừa trẻ con, vừa sâu sắc đến không ngờ.
2. Tôi phát cho HS những tờ bìa xanh đỏ tím vàng mang tên:Bảng ghi nhận những điều tốt, cho HS ghi tên mình và trang trí lên đó. Sau đó, tờ bìa đó sẽ được chuyển đến tay từng bạn trong lớp. Các bạn HS còn lại có nhiệm vụ ghi vào đó thật ngắn gọn những mặt tốtmà em nhìn thấy ở bạn (nguyên tắc: không nhận xét về ngoại hình, bạn viết sau ko trùng lặp với bạn đã viết trước). Mỗi HS sẽ được tất cả các bạn HS khác trong lớp khenmình. Tôi cho HS đọc rồi thu lại, buổi họp PH phát lại cho các bố mẹ. Để làm được cái này cũng mất khoảng 2-3 buổi sinh hoạt lớp mới xong.
3. Tương tự như cái số 2, nhưng nội dung là ghi lên đó những lời khuyên bạn nên và không nênlàm(thực chất là chỉ ra những nhược điểm của bạn nhưng góp ý một cách nhẹ nhàng). Tôi cũng lại phát cho PH đọc để hiểu về con mình. Có PH chia sẻ đọc cái này mới biết là con mình có biết nói bậy chứ ở nhà cháu ngoan lắm (vì tờ đó có bạn ghi là "cậu không nên nói bậy nữa").
4. Nhân tiện chương trình Văn có bài học viết báo cáo, tôi cho HS thực hành luôn bằng cách viết một báo cáogửi cô giáo và bố mẹ để trình bày những điều em đã làm được và chưa làm được trong năm học, đồng thời đề ra phương hướng phấn đấu. Tiếp tục thu lại và gửi PH.
5. Tôi làm 1 mẫu Kế hoạch hoạt động trong hè, cho HS tự điền vào đó những nội dung dự định và mong muốn sẽ thực hiện trong hè về nhiều mặt (học tập, đọc sách, chơi thể thao, giúp đỡ bố mẹ, về quê...), viết ra những khó khăn khi thực hiện từng nội dung trong kế hoạch, những mong muốn cha mẹ hỗ trợ để thực hiện kế hoạch đó. Lại làm và gửi PH để đọc và phối hợp.
6. Tôi cho đề văn(in sẵn trên giấy A4 bìa cứng và HS viết luôn vào đó) đại loại: "Có những lời yêu thương chưa kịp sẻ chia, có những nỗi buồn chưa kịp giãi bày, những tâm sự sâu kín chưa dám nói... với mẹ cha. Con hãy viết 1 bài văn để chia sẻ....". HS lại viết. Ngay trong buổi họp, có nhiều PH vừa đọc vừa khóc trước những tâm sự của con.
7. Trong buổi họp, tôi cho PH xem các video hoạt động của Nhà trường(video thầy Nguyễn Thành Nhân dạy và HS khóc nức nở), các hình ảnh và video về các hoạt động của lớp. Đặc biệt lớp tôi năm ngoái có mấy buổi dã ngoại, PH tham gia và cũng chơi các trò chơi kéo co, nhảy bao bố... với HS, cũng reo hò, ngã lăn quay, tôi chiếu lại để PH thấy được những hoạt động đó vui vẻ như thế nào, họ rất thích thú.
8. Tôi dành một ít thời gian trong buổi họp PH cuối năm học để PH ghi lại cảm tưởng, ý kiến, băn khoăn, thắc mắc...Mỗi PH đều được phát 1 tờ giấy A4 trên đó có các câu hỏi, gợi ý cụ thể để PH dễ bày tỏ. Nhờ đó giáo viên có thể hiểu hơn và kịp thời giải đáp những băn khoăn, hiểu lầm của PH.
9. Để chuẩn bị cho buổi họp sắp tới, giờ sinh hoạt tuần trước tôi cũng đã cho HS ghi lại: những điều khiến con thích thú khi đến trường, những khó khăn gặp phải từ đầu năm học (ở nhà, ở trường), những mong muốn, nguyện vọng với bố mẹ, thầy cô... để qua đó tôi tổng hợp và trao đổi lại với HS, với PH.
10. Tôi cũng gửi mỗi HS mang về 1 tờ giấy lấy ý kiến PH về một số vấn đề liên quan đến học hành, trường lớp, giáo dục con tuổi dậy thì... và đã thu lại, đang tập hợp để có nội dung bàn bạc trao đổi trong buổi họp sắp tới.
11. Điều tôi không làmtrong tất cả các buổi họp PH:phê bình đích danh HS trong buổi họp. Nếu cần thì gặp riêng PH để trao đổi.
12. Gợi ý cho các thầy cô chủ nhiệm 6-7 trong buổi họp PH sắp tới(8-9 có lẽ không cần): Các phòng học đã có sẵn máy chiếu, các thầy cô có thể chiếu hình ảnh giới thiệu về các phòng học, phòng chức năng, thư viện, nhà ăn, phòng ngủ, vườn cây, bể bơi... của trường. Nếu công phu hơn nữa thì quay các video mà chính thầy cô hoặc HS là các hướng dẫn viên giới thiệu về trường. Chắc chắn nhiều PH sẽ thích thú vì được "tham quan" trường như thế.
Trên đây là một số chia sẻ của tôi. Tôi cũng mong các thầy cô góp ý, đồng thời chia sẻ thêm các kinh nghiệm của mình.
Cô giáo Trường THCS Nghĩa Tân (Quận Cầu Giấy, Hà Nội)
" alt=""/>Những buổi họp phụ huynh khác lạ của cô giáo Hà Nội
Nhiều người thường quan niệm chỉ có đại học mời là cánh cửa mở ra tương lai tươi sáng. Thế nhưng chàng trai Nguyễn Văn Thiết (SN 1995 - Nghệ An) dường như đã có một lựa chọn khá "ngược" khi quyết định từ bỏ chương trình đại học để học nghề.Quyết định này của anh từng vấp phải sự hoài nghi của không ít người. Tuy nhiên, anh đã khiến mọi người phải ngỡ ngàng khi giành huy chương vàng kỳ thi Tay nghề ASEAN rồi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi ra trường, Thiết được tập đoàn lớn mời về công tác. Mới đây anh được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp lựa chọn trở thành 1 trong 10 Đại sứ Kỹ năng nghề. Từ trải nghiệm thực tế của mình, anh tự tin đưa ra lời khuyên: “Tôi nghĩ, các bạn trẻ đừng ngại khi chọn cho mình con đường học nghề”.
 |
Nguyễn Văn Thiết (đứng giữa) trong lễ vinh danh Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2016 |
“Tôi từng nghĩ học nghề là kém sang”
Quê Thiết ở xã nghèo Nghi Công Nam (Nghi Lộc, Nghệ An). Chàng trai 9X lớn lên với nhiều hoài bão. Năm 2013, Thiết tốt nghiệp THPT và đỗ nguyện vọng 2 một trường đại học ở Vinh. Sau khi theo học một thời gian, cảm thấy ngành học không đúng mong ước của mình, anh đã rút hồ sơ, xin đi làm.
 |
Ý chí kiên cường của chàng trai 9X được rèn luyện qua gian khổ |
“Mọi người cho rằng quyết định của tôi là hồ đồ nhưng tôi thấy, hàng năm, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học không kiếm được việc làm khá cao, vì họ học chuyên ngành không đúng với năng lực, sở thích của mình. Chỉ khi học thứ mình thích, mình mới đam mê và dành thời gian cho nó”, Thiết tâm sự.
Anh cho rằng, mọi sự lựa chọn có thể không hoàn hảo nhưng mỗi người sẽ biết bản thân mình thích gì và làm được gì.
Bên cạnh đó, lý do Thiết rời giảng đường còn vì hoàn cảnh gia đình. Anh kể, bố mẹ sinh được 3 người con, chị gái anh phải nghỉ học từ năm lớp 10, vào miền Nam kiếm tiền phụ giúp bố mẹ, anh trai cũng học nghề ngoài Hà Nội.
Sau khi nghỉ học, Thiết bắt đầu đi làm thuê, dự định kiếm tiền, ôn thi thêm 1 năm nữa. “Tôi muốn thi bằng được vào ngôi trường đại học mình mơ ước”.
Nỗi lo cơm áo và tháng ngày trầy trật với nắng gió mưu sinh, chàng trai xứ Nghệ thấm thía hơn bao giờ hết sự vất vả của công việc chân tay. Thời gian anh làm bốc vác gạo, mỗi tháng kiếm được 3 triệu đồng, mồ hôi chưa ráo, đã hết tiền. “Tôi nhận ra, muốn giàu phải bán chất xám, chẳng ai bán sức khỏe, sức lực”, Thiết nhớ lại.
Cũng vào lúc đó, anh trai Thiết, Nguyễn Văn Long báo tin đã giành giải Nhất thi nghề quốc gia và được chọn vào đội tuyển đại diện Việt Nam tham gia kỳ thi Tay nghề ASEAN lần thứ 10 (2014). Tại cuộc thi này, Long xuất sắc giành huy chương vàng, vượt qua nhiều đối thủ đến từ các quốc gia trong khu vực.
Khi ấy Long đang học khóa 2, học nghề lắp đặt và điều khiển điện tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội. Chứng kiến những gì anh trai đạt được, Thiết nộp hồ sơ xin vào trường anh trai học.
“Người ta hỏi tôi, tại sao đang học đại học lại bỏ đi học nghề? Như vậy có buồn không? Thực sự, tôi cũng buồn. Vì ngày đi học cũng thuộc diện học giỏi, có năng lực. Bạn bè học đại học về làng ai cũng nức nở khen", Thiết tâm sự.
Anh cũng chia sẻ, thời gian đầu anh còn suy nghĩ học nghề là kém sang, ai hỏi cũng xấu hổ không nói. Thế nhưng, nhìn vào thành tựu anh trai đạt được, Thiết nuôi ước mơ giành tấm huy chương Vàng Tay nghề ASEAN giống anh trai.
Chuỗi ngày học xa nhà, Thiết ở trong kí túc xá. Anh nhớ lại, bữa chính là mì gói, thi thoảng mới có miếng thịt, quả trứng. Anh đặt mục tiêu tiết kiệm, mỗi tháng chỉ chi tiêu 700 nghìn đồng cho ăn uống. Mùa đông năm 2015, thời tiết khắc nghiệt, Thiết nằm trên chiếc giường tầng với manh chiếu cũ kỹ, anh mặc nhiều lớp quần áo chống rét để ngủ. Vì nếu bỏ tiền ra mua chăn, sẽ lạm vào tiền ăn.
Ý chí kiên cường được tôi rèn qua những nhọc nhằn đã khiến Thiết ngày càng bản lĩnh, mạnh mẽ. Anh từng bước chinh phục đỉnh cao khi giành được chiến thắng tại các cuộc thi nghề trong và ngoài nước.
Hiện Thiết có công việc với mức lương cao, cuộc sống dư dả. Đầu năm 2017, Thiết và anh trai đã dành dụm được khoản tiền xây dựng cho bố mẹ căn nhà khang trang ở quê.
Vòng nguyệt quế cho người chiến thắng
Mặc dù muộn gần 1 học kỳ, nhưng Thiết học đuổi kịp các bạn rất nhanh. Chàng sinh viên trẻ "đánh liều" đăng ký cuộc thi Tay nghề Quốc gia. Những buổi ôn luyện bên máy móc, mạch điện và con số khiến Thiết hoa mắt. Nhưng anh không chịu lùi bước, hỏng thì làm lại.
“Càng dành thời gian cho việc nghiên cứu, tôi càng thấy sức hấp dẫn của ngành nghề mình theo đuổi. Các ý tưởng nối tiếp nhau xuất hiện. Nhiều lần ở trong phòng thực hành cả ngày đến quên ăn, quên nghỉ”, chàng trai 9X chia sẻ.
 |
Nguyễn Văn Thiết đã giành được huy chương vàng kỳ thi Tay nghề ASEAN |
Ban đầu Thiết lắp ráp một thiết bị hết 4 tiếng, sau rút ngắn còn 2 tiếng, rồi 45 phút và đến lúc bước vào kỳ thi Quốc gia, Thiết chỉ lắp trong vòng 25 phút. Giành giải nhất Quốc gia, Thiết lên đường sang Malaysia thi tài ở nhóm nghề Tự động hóa công nghiệp tại kỳ thi Tay nghề ASEAN lần thứ 11 (năm 2016).
Ngày thi đầu tiên, Thiết và đồng đội phải đứng liên tục nhiều tiếng đồng hồ, mồ hôi túa ra mờ hết chiếc kính bảo hộ. Kết quả, đoàn Việt Nam hoàn thành đầu tiên trong 2 tiếng 45 phút, trong khi thời gian BTC quy định là 5 tiếng.
Ngày thứ 2, hai chiếc cầu chì bị thiếu ruột nên đoàn Việt Nam về thứ hai sau 4 tiếng 53 phút, cách đoàn chủ nhà Malaysia 1 phút.
Ngày thứ 3, với đề bài bằng tiếng Anh, sau 7 tiếng lập trình, đoàn Việt Nam vượt lên dẫn đầu. Cuộc thi năm đó, Thiết và đồng đội đã xuất sắc giành huy chương vàng quý giá.
Con đường học nghề đã giúp Thiết gặt hái thành công, vinh dự trở thành một trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2016.
Suốt thời gian học nghề, Thiết được nhận học bổng của trường. Bố mẹ ở quê không phải chu cấp. Ngay từ năm cuối tại trường cao đẳng, đã có nhà tuyển dụng đến đặt vấn đề mời Thiết về làm việc sau khi ra trường. Anh quyết định vừa làm vừa học để nâng cao thêm kiến thức, tay nghề đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Trong vai trò một Đại sứ Kỹ năng nghề, anh chia sẻ: “Các đại sứ nghề cần giúp các bậc phụ huynh và bạn trẻ hiểu đúng về giáo dục nghề nghiệp. Khi bạn trẻ đã có nghề tốt, thì sẽ có việc tốt và tương lai tốt. Nghề nào cũng vậy, kiến thức có mà không trau dồi, luyện tập sẽ không thể phát huy. Bởi vậy, mỗi người phải học hỏi, bồi dưỡng kiến thức không ngừng nghỉ".
Hồng Phượng

"Hội nhập giáo dục nghề nghiệp đã được chuẩn bị công phu"
“Hội nhập giáo dục nghề nghiệp là một quá trình lâu dài, đã được chuẩn bị khá công phu và có lộ trình, chứ không phải đến ngày nay chúng ta mới bàn”, ông Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo Chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
" alt=""/>Chàng trai xứ Nghệ bỏ ngang đại học rẽ sang con đường học nghề