Văn hóa truyền thống của Trung Quốc coi cái chết là sự pha trộn giữa sợ hãi và xui xẻo. Vì vậy, hẳn là điều đáng ngạc nhiên khi nhiều thanh niên Trung Quốc tự nguyện tìm kiếm việc làm trong ngành này những năm gần đây, bất chấp sự kỳ thị liên quan.
Một báo cáo vào năm 2019 cho thấy hơn một nửa số nhân viên nhà xác ở thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây sinh sau năm 1980.
Trong một số trường hợp, đó là vấn đề lợi ích cá nhân. Một cô gái 27 tuổi mà chúng tôi phỏng vấn nói rằng cô ấy chọn công việc này một phần vì cô ấy không thích giao tiếp xã hội.
Tuy nhiên, sức hấp dẫn thực sự của các công việc trong nhà xác nằm ở các phúc lợi xã hội. Mặc dù lương của những người này nói chung là thấp - hiếm khi họ kiếm được hơn 5.000 nhân dân tệ (775 USD) mỗi tháng, nhưng công việc này thường đi kèm với các lợi ích như được đăng ký tham gia chương trình bảo hiểm quốc gia, được trợ cấp nhà ở và bữa ăn. Và quan trọng nhất là có việc làm suốt đời.
Tại nhà xác nơi chúng tôi tiến hành nghiên cứu, gần một nửa số nhân viên đã được hứa hẹn cho các vị trí biên chế.
Nhiều người trẻ Trung Quốc cảm thấy mệt mỏi với lịch làm việc dày đặc, sự cạnh tranh khốc liệt và sự cạnh tranh về tuổi tác trong khu vực tư nhân của đất nước. Khi bị đẩy ra ngoài ở tuổi 35 vì “quá già”, thì một công việc dân sự ổn định với thời gian làm việc hành chính sẽ trở nên rất hấp dẫn, ngay cả khi bản thân công việc đó có thể khiến bạn chán nản.
Thật vậy, công việc này thực sự hấp dẫn, vì các công việc trong nhà xác ít cạnh tranh hơn nhiều so với các ngành khác.
Trong khi đó, để chống lại sự kỳ thị liên quan đến công việc của họ, những người này thường xem công việc của mình như một thứ gì đó có ích cho cộng đồng, với hy vọng truyền cho nó những giá trị tích cực. Một nhân viên 36 tuổi nói với chúng tôi: “Tôi xem công việc của mình là phục vụ mọi người. Khi thấy mọi người khóc lóc đau buồn, tôi muốn họ rời khỏi đó với một cảm giác hài lòng”.
![]() |
Một bộ tro cốt được đưa ra khỏi nhà xác ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, năm 2019. |
Những người theo đuổi công việc này tập trung vào những khía cạnh không bị kỳ thị trong công việc của họ.
Một người nói với chúng tôi rằng, công việc của anh là một cách tốt để thu hút sự chú ý của phụ nữ tại các quán bar. “Có một cô gái liên tục hỏi tôi liệu công việc của tôi có đáng sợ không và tôi bực mình đến mức nói với cô ấy rằng: ‘Người sống còn đáng sợ hơn người chết'. Sau đó cô ấy rất si mê tôi. Cô ấy nói với mọi người về việc tôi từng trải, và tôi hiểu biết ra sao khi trả lời như vậy".
Một nhân viên 29 tuổi khác chia sẻ: “Một số người nói rằng chúng tôi tính phí cao và kiếm được nhiều tiền. Nhưng chúng tôi tính phí theo quy định của chính phủ. Chính phủ trả lương cho chúng tôi và chúng tôi báo cáo tài chính hàng tháng”.
“Họ bảo: 'Chắc anh phải kiếm được ít nhất 30.000 tệ/ tháng. Nếu không thì ai đi làm công việc này'. Ba mươi nghìn tệ ư? Nếu thực sự được trả cao như vậy, có thể sẽ không đến lượt tôi”.
Việc giới trẻ Trung Quốc ngày càng quan tâm hơn tới những công việc trong ngành tang lễ cho thấy sự mờ nhạt dần của những điều cấm kỵ về cái chết. Một phần là do kiến thức về chủ đề này ngày càng nhiều hơn. Nhưng hơn thế nữa, nó phản ánh những thách thức và rủi ro mà thế hệ hiện tại phải đối mặt.
Khi người trẻ ngày càng được kỳ vọng phải có trách nhiệm lớn hơn với bản thân và gia đình, cuộc sống trong nhà tang lễ có thể là một công việc khó khăn, nhưng đó là nguồn thu nhập đáng tin cậy trong một thế giới ngày càng cạnh tranh.
Đăng Dương(Theo Sixth Tone)
Tốt nghiệp đại học, Fang Fang quyết tâm gắn bó với công việc trang điểm, chọn trang phục cho người chết.
" alt=""/>Tại sao người trẻ Trung Quốc thích làm việc trong nhà tang lễ?Không có cuộc truy đuổi nào, chỉ có nghi án bất chính và sự biến mất đường đột của người mẹ, nỗi đớn đau tột cùng đến mất lý trí của người cha đã gây nên thảm kịch đó.
Bế một em, cõng một em vượt 1km đường ruộng
Trưa ngày 6/11, tại bệnh viện Chợ Rẫy, Xa lộ Pháp luật đã gặp em Nguyễn Văn Nghĩa (SN 1998, ngụ ấp Thuận Nam, xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc, Long An), người duy nhất chứng kiến cảnh cha và các em bị nạn.
![]() |
Cậu bé 15 tuổi chưa hết thảng thốt kể lại sự việc. |
Cậu bé khá gầy gò so với tuổi 15. Sự hoảng sợ, buồn bã, lo lắng vẫn còn hằn rõ trên khuôn mặt thơ ngây. Nghĩa kể, tối hôm đó, mẹ mình không về nhà. Bốn cha con vẫn sinh hoạt như thường lệ. Ăn cơm xong, cha Nghĩa là anh Nguyễn Văn Điền (SN 1965) mắc mùng ngủ cùng hai con trai nhỏ, một bé 9 tuổi, bé còn lại mới 4 tuổi. Nghĩa nằm một mình ở nhà dưới.
Khoảng 2h sáng ngày 5/11, đang say ngủ, Nghĩa bỗng giật mình tỉnh giấc bởi nghe tiếng các em khóc trên nhà. Không thấy cha nói gì, sợ có chuyện chẳng lành, cậu vội chạy lên xem. Vừa bước vào phòng, người anh cả kinh hoàng trước cảnh tượng hai em mình nằm sõng soài trên nền nhà, máu me đầy người, miệng kêu la thảm thiết.
Vừa lúc đó, người cha từ trong buồng bước ra, không nói không rằng, đi về phía sau nhà. Nghĩa cố kêu cha quay lại đưa các em đi viện nhưng không thấy trả lời.
Cậu bé 15 tuổi đành gắng sức bế em bé 4 tuổi lên, đồng thời nâng đỡ đứa em 9 tuổi, động viên "Em cố gắng, anh em mình ra ngoài lộ (đường) anh kêu người đưa hai đứa đi bác sĩ".
Ra đến hiên, Nghĩa thấy cha đứng trên nóc nhà. Cậu năn nỉ cha xuống, đưa hai em đi bệnh viện nhưng người cha vẫn không trả lời. Trước tình trạng nguy kịch của các em, Nghĩa đành "tự thân vận động", đứa bế trước ngực, đứa dìu sau lưng, ra khỏi nhà. Lúc đó, đứa em út đã mê man, nằm thiêm thiếp trong tay anh.
Cậu em thứ hai máu me đầy người, xiêu vẹo bám vào anh trai, lết đi. 3 anh em lần mò men theo đường ruộng để ra đường lớn.
Được chừng 500m, cậu em thứ hai cũng khuỵu xuống "Anh ơi, em không đi nổi nữa đâu". Em út thì đang lả đi trên tay, cậu bé 15 tuổi rơi nước mắt "Em ráng bám vào cổ, anh cõng ra ngoài lộ, ở đây thằng út chết mất".
Trong đêm tối, với lòng thương em vô bờ bến, cậu bé 15 tuổi đã "tha" được cả hai em vượt qua hơn 1km đường ruộng, tìm về nhà bà nội.
Người chú ruột kể lại "Lúc đó khoảng hơn 3h sáng, tôi nghe tiếng gọi: Nội ơi, nội ơi! Ra mở cửa, thấy thằng anh tay bế thằng út, lưng cõng thằng thứ hai, đều máu me đầy người. Thằng Nghĩa chỉ nói được mỗi câu "Chú út ơi!" rồi ngã vật ra nhà".
Nhớ lại cảnh tượng lúc đó, mắt Nghĩa đỏ hoe "Em ôm thằng nhỏ phía trước, thằng lớn đu ở phía sau. Đường đi gập ghềnh lại tối. Hai đứa nặng quá, em lết từng bước, mệt đến mức nhiều lúc tưởng đi không nổi. Nhưng nghĩ đến hai em sẽ chết, em sợ quá, vừa cố gắng bước, vừa khóc. Em cũng chẳng nhớ mình đến nhà nội khi nào, chỉ biết khi tỉnh dậy, mọi người bảo hai em đã được đi viện rồi".
Bi kịch vì nghi vợ có tình nhân?
Sau khi đưa hai bé nhập viện Cần Giuộc, một người cháu trong gia đình được cử quay lại nhà để tìm người cha hai bé. Gọi hoài không thấy đâu, dùng đèn pin của điện thoại soi, người cháu ngã ngửa khi thấy chú mình be bét máu, nằm ở trước sân. 5h sáng ngày 5/11, cả 3 cha con nạn nhân đều được chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) để điều trị.
Sáng hôm sau vụ việc, được cấp cứu kịp thời, bé 9 tuổi đã tỉnh, nhưng hoảng loạn chưa thể nói chuyện. Bé út và người cha vẫn mê man bất tỉnh. Các bác sĩ cho biết 3 nạn nhân đều nhập viện trong tình trạng chấn thương sọ não, đa chấn thương nghiêm trọng.
Sau khi xảy ra vụ việc, vợ chồng người em út của nạn nhân Điền phải bỏ cả nhà cửa, lên Sài Gòn chăm anh và các cháu. Chia sẻ về hoàn cảnh của anh trai, người em này khá rụt rè:
"Anh Điền lấy vợ cách đây gần 20 năm. Chị dâu nhỏ hơn anh tôi cả mười mấy tuổi. Thời gian đầu, gia đình khá hạnh phúc. Anh Điền khỏe mạnh còn chị dâu thì nhanh nhẹn. Nhà không có đất, vợ chồng anh ấy đi mướn ruộng của người ta về làm. Tuy chưa phải có của ăn của để nhưng kinh tế cũng không đến nỗi khó khăn".
![]() |
Đứa con út vào viện trong tình trạng nguy kịch. |
Theo người em, mọi chuyện đang yên ấm, bỗng nhiên cách đây khoảng 3 năm, anh Điền có biểu hiện lạ, hay cười vô cớ hoặc nói chuyện một mình. Từ người đàn ông tháo vát, trụ cột gia đình, anh trở thành người lầm lì, chậm chạp. Người vợ lo lắng đưa đi khám bác sĩ, tá hỏa khi biết chồng mình bị "rối loạn thần kinh".
Từ đó, anh Điền liên tục phải uống thuốc điều trị. Có thuốc, bệnh tình còn thuyên giảm một phần. Chẳng may hết thuốc, chưa kịp mua, anh lại lên cơn. Tuy bị bệnh như vậy, nhưng theo đánh giá của người em, anh trai mình rất hiền, không làm hại ai.
Những lúc khỏe khoắn, anh Điền vẫn chăm chỉ làm lụng, chỉ có điều chậm chạp hơn xưa. Chạy chữa nhiều nơi tốn nhiều tiền, bệnh không khỏi, gia đình đành đưa anh Điền về nhà tự điều trị.
Cậu con cả cũng nhận xét về cha "Ba con tuy bị bệnh, chậm chạm nhưng vẫn chăm chỉ, hàng ngày, ngoài bó chổi đi bán cho người ta, ba còn đi làm ruộng. Mẹ con đi làm công nhân, việc nhà ba con đều làm hết. Đối với bọn con, thỉnh thoảng ba cũng nóng nảy, la mắng nhưng hầu như không bao giờ đánh bọn con".
Từ khi chồng bị bệnh, người vợ trẻ thay thế trở thành trụ cột kinh tế trong gia đình. Đồng lương công nhân eo hẹp nhưng với mức sống "miệt vườn", vẫn là thu nhập chính để "duy trì" 5 miệng ăn. Tuy nhiên, bắt đầu từ đây, nhiều mâu thuẫn nảy sinh.
Thời gian vợ anh Điền làm trong nhà máy, những người quen cùng làm chung thường xì xào về mối quan hệ "trên mức tình bạn" của chị với một đồng nghiệp cùng phân xưởng.
Nhiều người còn quả quyết đã bắt gặp họ đi chơi tối cùng nhau. Nghe điều tiếng không hay về chị dâu, gia đình người em chồng cũng đôi lần bóng gió nhắc nhở. Thế nhưng, chị dâu một mực khẳng định "Người ta đặt điều chứ tôi với anh ta chỉ là bạn bè".
Mối nghi ngờ đã lâu, nhưng người trong gia đình không ai dám nói với anh Điền, sợ anh bực tức, bệnh tình lại nặng thêm. Tuy nhiên ngày 4/11, một người họ hàng nhà chồng tận mắt trông thấy người vợ đi chơi với "nghi can". Được nhắc nhở nhẹ nhàng, một lần nữa, người vợ anh Điền khăng khăng "Chúng tôi chỉ là bạn".
Quá bực bội, không suy nghĩ thiệt hơn, ngày hôm sau, người họ hàng này bèn đem chuyện nói lại với anh Điền. Nghe nghi vấn vợ mình ngoại tình, người chồng chỉ lặng im, hồi lâu mới hỏi "Sao biết lâu rồi mà bây giờ mới nói với tôi?".
Rồi không chờ nghe giải thích, khuyên răn, anh bỏ vào nhà ngồi như hóa đá. Tối hôm đó, không hiểu vì lý do gì, người vợ không về. Đến đêm thì xảy ra vụ việc kể trên.
"Đã nghèo còn gặp cái eo"
Người em út anh Điền chia sẻ "Việc người ta đồn chị dâu có quan hệ bất chính, gia đình tôi đã nghe từ lâu. Nhưng ai cũng mới thấy chị ấy đi chơi, còn họ quan hệ với nhau mức độ đến đâu thì tôi không được biết. Song là người nhà, chúng tôi cũng đôi lần nhắc nhở.
Chị ấy nói "Không có chuyện đó" nhưng rồi đâu vẫn đóng đó, vẫn đi chơi, qua lại với nhau. Hiện giờ anh tôi chưa tỉnh, gia đình cũng chưa biết chuyện gì đã xảy ra. Cháu Nghĩa cũng chỉ thấy hai em bị thương, rồi thấy ba đứng trên mái nhà, nghi là nhảy lầu, chứ không ai nhìn thấy anh ấy hành hung các con.
Tuy nhiên, qua xét đoán sự việc từ đầu đến cuối, tôi nghĩ có lẽ anh mình bệnh tật, nghe chuyện vợ ngoại tình, suy nghĩ quẩn, mới nảy sinh ý định sát hại các con rồi tự vẫn".
Khi được hỏi suy nghĩ của mình về sự việc, cậu bé 15 tuổi lí nhí "Con nghe người ta nói, mẹ có người khác, chắc ba buồn quá, ba phát bệnh...". Lại hỏi "Con có tin những gì người ta đồn về mẹ không", cậu bé buồn bã cúi đầu không nói.
Theo người em trai, từ khi anh Điền bị bệnh, kinh tế gia đình ngày càng khó khăn, mảnh ruộng nhỏ cấy hái không đủ thóc gạo ăn. Công việc hàng ngày của anh giờ chỉ là bó chổi để bán. Người vợ đi làm công nhân, lương không đủ nuôi 3 đứa con ăn học. Để đỡ đần cha mẹ, cậu con cả đã quyết định nghỉ học, tìm việc làm kiếm tiền, lo cho các em được học tiếp.
Nghĩa cho biết "Con nghỉ học hơn một tháng rồi, đi rửa xe thuê cho người ta, mỗi ngày được trả 100 ngàn nhưng chưa lĩnh. Hôm bữa, bố và các em bị nạn, con đã xin ứng trước 3 triệu đồng để đóng viện phí".
Người em trai anh Điền tâm sự thêm "Phía bệnh viện yêu cầu đóng viện phí cho hai cháu hết 5 triệu đồng, chúng tôi đã xoay xở được. Nhưng để chữa trị cho anh tôi, các bác sĩ yêu cầu ứng viện phí những 17 triệu đồng. Tôi đã hết tiền, đành gọi điện về kêu bán mảnh ruộng 500m2 của anh ấy.
Bấy giờ mới biết, trước đó cần tiền chữa bệnh, anh ấy đã cầm ruộng lấy 2 chỉ vàng, giờ có bán cũng chẳng còn lại bao nhiêu. Từ sáng tới giờ, vận động họ hàng, anh em mỗi người góp một ít mới được 10 triệu. Tuy nhiên, nghe bác sĩ nói, 3 bố con bị rất nặng, đây chỉ là ứng viện phí ban đầu. Nếu có chữa chạy được, tốn kém phải lớn hơn số đó rất nhiều. Tôi lo quá".
Ngừng một lúc nén cơn xúc động, người em lại thở dài "Nhà người ta có một người đi viện là cả nhà lao đao. Nhà tôi nay có đến 3 người nằm viện, đều trong tình trạng nguy kịch, giờ chẳng biết xoay xở, trông mong vào đâu".
(Theo Xa lộ pháp luật)" alt=""/>3 đứa con suýt chết thảm vì mẹ cặp bồ trai trẻMục tiêu của em là trường Đại học Sư phạm Hà Nội, phân vân giữa ngành Văn học hoặc Ngôn ngữ Anh/Trung. Nếu chọn tập trung cho thi tốt nghiệp, em phải ôn ba môn, bù lại có thể xét nhiều trường hơn. Còn thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Hà Nội, em chỉ cần học Văn và Tiếng Anh, song nếu trượt Sư phạm, em cũng ít lựa chọn vì chưa nhiều trường dùng kết quả kỳ thi này.
Em nên lựa chọn thế nào? Mong mọi người tư vấn.
Mai
" alt=""/>Nên 'tất tay' ôn thi tốt nghiệp hay đánh giá năng lực để vào Sư phạm?