Từ 17/10 - 18/11/2018, nhiều hoạt động thiết thực sẽ được tổ chức hướng tới "Ngày vì người nghèo" và Tháng cao điểm vì người nghèo.Hướng tới "Ngày vì người nghèo" và Tháng cao điểm vì người nghèo, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các bộ, ngành sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm vận động các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ, hỗ trợ người nghèo; biểu dương, ghi nhận các huyện, xã, hộ gia đình, cá nhân điển hình vươn lên thoát nghèo.
Cụ thể, chương trình truyền hình trực tiếp “Cả nước chung tay vì người nghèo” 2018 sẽ được tổ chức lúc 20h ngày 17/10 tại Cung Văn hóa hữu nghị Hà Nội, được phát sóng trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam.
 |
|
Chương trình là sự ghi nhận động viên, tôn vinh các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nhất là các doanh nghiệp, doanh nhân trong nhiều năm qua đã có nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cộng đồng (khu dân cư, xã, huyện) nghèo thông qua Quỹ “Vì người nghèo” và Chương trình an sinh xã hội.
Theo tổng hợp từ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, qua 18 năm từ khi phát động cuộc vận động ủng hộ người nghèo đến nay (17/10/2000 - tháng 9/2018), các doanh nhiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã ủng hộ hơn 50.000 tỷ đồng. Trong đó, ủng hộ qua Quỹ vì người nghèo Trung ương và quỹ 3 cấp ở địa phương gần 14.000 tỷ đồng; ủng hộ trực tiếp chương trình an sinh xã hội ở các địa phương được hơn 36.000 tỷ đồng (riêng các ngân hàng thương mại đã ủng hộ hơn 9.000 tỷ đồng).
Từ những nguồn lực trên và cùng với ngân sách nhà nước, quỹ đã hỗ trợ để xây dựng, sửa chữa được gần 1,5 triệu căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn; hỗ trợ hàng chục triệu lượt hộ nghèo về vốn, tư liệu sản xuất; hỗ trợ hàng ngàn công trình dân sinh (trường học, trạm xá, cầu dân sinh, đường giao thông nông thôn...).
Tại Chương trình truyền hình trực tiếp năm 2017 đã có 104 doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đăng ký ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội với số tiền gần 280 tỷ đồng, trong đó qua Quỹ “Vì người nghèo” trên 52 tỷ đồng, chương trình an sinh xã hội trên 227 tỷ đồng và tin nhắn ủng hộ người nghèo qua cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia 1400.
Cùng với Chương trình truyền hình trực tiếp “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2018, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đợt nhắn tin ủng hộ người nghèo qua cổng thông tin nhân đạo Quốc gia 1400 theo cú pháp: soạn VNN gửi 1409. Với mỗi tin nhắn, người ủng hộ sẽ đóng góp 20.000 đồng vì người nghèo..
Cũng trong dịp này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia phối hợp với các bộ, ngành liên quan, tổ chức Hội nghị biểu dương huyện, xã, hộ gia đình điển hình vươn lên thoát nghèo giai đoạn 2016-2020 (sáng 12/10) và Trao giải báo chí "vì người nghèo" (chiều 12/10).
Ngọc Minh - Phương Cúc - Văn Minh
" alt=""/>Tháng lan tỏa thông điệp vì người nghèo

Vì muốn sắm lễ chu đáo nên năm ngoái người chủ spa nhờ bà Dính dẫn về tận làng Phúc Am để đặt đồ. Số đồ vàng mã phục vụ cho đám cưới người tình tiền kiếp của chị đầy ắp 1 ô tô tải.Từ lâu, làng Phúc Am (xã Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội) được biết đến là ngôi làng có truyền thống làm vãng mã. Với tâm lý “trần sao âm vậy”, khi đến đây, khách thập phương có thể tìm thấy tất cả những món đồ nhằm phục vụ cuộc sống cho người thân ở cõi âm như: nhà cửa, xe cộ, voi, ngựa, thuyền bè, quần áo…
Tuy nhiên theo chia sẻ của những người dân làm nghề, kể từ khi Giáo hội Phật Giáo Việt Nam ra công văn cấm đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự, số vàng mã bán ra phần lớn chỉ phục vụ cho việc cúng lễ ở các đền, phủ, điện thờ… Trong đó, khách hàng là thầy cúng đóng vai trò chủ đạo.
 |
Về làng Phúc Am (xã Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội) vào những ngày này,du khách sẽ thấy không khí tấp nập ngay từ cổng làng. |
“Ở mỗi xưởng sản xuất vàng mã đều có các khách ruột. Những vị khách này đặt hàng quanh năm. Vào các ngày lễ Tết khách sẽ đặt nhiều hơn. Ví dụ dịp trước và sau Tết, những người làm nghề sẽ làm không hết việc vì nhu cầu mua vàng mã quá lớn”, chị Phạm Thị Phương (30 tuổi), chủ một xưởng vàng mã ở Phúc Am, chia sẻ.
Theo lời chị Phương, ở làng Phúc Am có rất nhiều xưởng sản xuất vàng mã. Xưởng của gia đình chị Phương là một xưởng nhỏ. Thế nhưng số lượng khách đặt hàng liên tục luôn duy trì ở khoảng trên dưới 20 người.
“Tháng bình thường, mỗi khách chỉ mua khoảng vài triệu đến vài chục triệu đồng. Tháng cao điểm, khách đến mua một vài trăm triệu tiền vàng mã là chuyện bình thường”, chị Phương cho biết.
 |
Vào mùa lễ hội, người nhiều xưởng phải thuê thêm nhân công để kịp tiến độ giao cho khách. |
Số vàng mã này phần lớn phục vụ cho việc cúng lễ ở đền, phủ, điện thờ. Tuy nhiên mỗi lễ cúng lại yêu cầu mặt hàng vàng mã riêng. Ví dụ khóa lễ cắt tiền duyên, khách sẽ yêu cầu xưởng cung cấp sản phẩm vàng mã đầy đủ như một đám cưới và một phòng tân hôn cho cặp đôi.
Sản phẩm đó bao gồm: cô dâu chú rể, xe hoa, tráp cưới, tráp ăn hỏi, đội ngũ phù dâu phù rể, quần áo, xe hoa, quần áo tủ bếp, chăn chiếu, giường tân hôn, nhà lầu xe hơi…
Theo chị Phương, những năm gần đây, số lượng khách đặt hàng làm lễ cắt tiền duyên khá nhiều. Cá biệt có người, không phải thầy cúng nhưng đi mua đồ làm lễ cắt tiền duyên đến 2, 3 lần.
 |
Các cặp 'cô dâu, chú rể' chuẩn bị xuất xưởng |
Bà Nguyễn Thị Dính (SN 1969), tiểu thương bán vàng mã ở Hà Đông (Hà Nội), đến lấy hàng tại thôn Phúc Am cũng xác nhận việc này.
Bà Dính cho biết, trong thời gian bán hàng, bà từng quen một người phụ nữ ở nội thành Hà Nội. Người này giàu có giỏi giang, ở chung cư cao cấp và là chủ 1 chuỗi spa. Tuy nhiên, ngoài 40 tuổi, chị vẫn chưa lập gia đình. Những người đến với chị nếu không có mục đích thì cũng là người thích dạo chơi, đùa giỡn.
“Cô ấy phải đi xem thầy. Xem xong, mấy thầy đều phán cô ấy có người âm theo, phải làm lễ cắt duyên âm với chi phí 20 - 30 triệu đồng. Tuy nhiên cắt duyên tới 3 lần, cô ấy vẫn chưa gặp được người có thể kết duyên đôi lứa”, bà Dính cho biết.
 |
'Cô dâu' được trang trí tỉ mỉ, cầu kỳ. |
Theo lời bà Dính, sau 3 lần cắt duyên không đem lại hiệu quả, người phụ nữ nọ lại tìm đến một thầy cao tay hơn. Người thầy này nói với cô phải chi tiền mua lễ tổ chức đám cưới cho người giữ duyên. Như vậy, cô mới được tự do tìm kiếm tình duyên cho riêng mình.
Người phụ nữ này nghe lời thầy. Muốn sắm lễ chu đáo nên năm ngoái cô nhờ bà Dính dẫn về tận làng Phúc Am để đặt đồ. Số vàng mã phục vụ cho đám cưới đầy ắp 1 ô tô tải.
“Năm nay, không biết cô ấy đã lấy được chồng hay chưa nhưng không thấy đến mua hàng nữa. Chỉ nhớ, khi mua đồ đám cưới năm ngoái, cô ấy cầu kỳ chọn từng sản phẩm từ chiếc lược chải đầu cho cô dâu đến thỏi son, nhẫn cưới , bàn phấn… để đảm bảo lễ cưới âm được tươm tất nhất”, bà Dính nói.
 |
Chăn màn, nhà cửa phục vụ cho đám cưới |
Trao đổi với PV VietNamNet về việc cắt duyên âm, Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng trị sự, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, cho biết: “Trong giáo lý nhà Phật không có tục đốt vàng mã, cũng không có tục lệ cắt duyên âm cho những người muộn vợ, muộn chồng".
Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh cũng khẳng định, cắt duyên âm, tiền duyên cho người sống là một hủ tục, được truyền miệng từ đời này qua đời khác, chưa có bất cứ cơ sở khoa học nào xác thực. Nghi lễ này hay được thực hiện tại các đền, phủ, điện thờ...

'Đại gia cô hồn': Trong nhà cả trăm sổ đỏ, sẵn chục cô chân dài
Gần đến tháng 7 âm lịch, làng sản xuất vàng mã Phúc Am (Thường Tín, Hà Nội) bắt đầu nhộn nhịp kẻ mua, người bán.
" alt=""/>Bà chủ spa vung tiền tổ chức đám cưới cho ‘người tình tiền kiếp’
Đi xe công nghệ đang là xu thế di chuyển văn minh, tiết kiệm và an toàn. Có những điều tiên quyết cần nhớ khi đi xe công nghệ như là phải đặt xe qua app. Vì sao lại thế?Giá cả rõ ràng
Khi vận hành trên nền tảng đặt xe công nghệ qua những ứng dụng tiêu chuẩn như Grab, người dùng và đối tác tài xế đều được nhận thông tin hướng dẫn rất rõ ràng về cách đặt - nhận cuốc xe với các điều kiện và quyền lợi di chuyển tương ứng cho từng dịch vụ. Với những quãng đường khác nhau, giá cả sẽ hiển thị minh bạch, tương ứng cho từng chuyến đi và quãng đường cũng như dịch vụ xe đi kèm. Không còn nỗi lo “trả giá” thời đi xe ôm truyền thống, biết trước chi phí là yên tâm lên đường.
An toàn hơn với những cuốc xe qua ứng dụng
Nhiều hành khách khác, chưa quen dung “smart phone”, chủ quan hoặc mang tâm lý “thương người”, chọn vẫy xe ngoài để “giúp các bác tài khỏi phải trả chi phí chiết khấu cho nhà cung cấp ứng dụng” cũng không nhận được sự hỗ trợ truy dấu tài xế trên hệ thống để tìm kiếm đồ đạc bỏ quên hay khiếu nại dịch vụ. Tiền mất, tật mang”, lúc đó mới thấy, hoá ra việc đặt xe qua app là cần thiết và “không ngờ đi đại một chuyến xe không qua app lại mất đi nhiều quyền lợi thế”.
 |
Đặt xe cùng Grab, di chuyển thêm an toàn |
Thực tế, với những cuốc xe đặt qua ứng dụng, hệ thống sẽ tự động ghi nhận cuốc xe, với đầy đủ thông tin cá nhân của hành khách và đối tác tài xế, có giám sát suốt hành trình, từ thời điểm nhận cuốc đến khi trả khách tại điểm cuối. Đối với những nhà cung cấp ứng dụng công nghệ kết nối vận chuyển thông minh như Grab, thì cả hành khách và người dùng còn được hỗ trợ bởi rất nhiều tính năng an toàn.
Khi đặt xe qua ứng dụng, tính năng SOS của Grab cho phép hành khách dễ dàng liên hệ ngay đến tổng đài, 113 hoặc người thân để báo tình huống nguy hiểm. Hệ thống tự động ghi nhận hành trình của ứng dụng, đảm bảo luôn nắm chắc vị trí di chuyển của chuyến xe. Thậm chí, người dùng và cả tài xế đều có thể chia sẻ lộ trình của mình với những người thân để đảm bảo có thêm người thứ ba cùng giám sát hành trình di chuyển của mình.
Khi cần trợ giúp hoặc không may xảy ra tai nạn, hệ thống tổng đài 24/7 của Grab cùng đội cơ động phản ứng nhanh sẽ luôn có mặt để ghi nhận thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ cách xử lý tình huống cũng như nhanh chóng có mặt để trợ giúp người dùng và đối tác tài xế.
 |
Đặt GraBike qua ứng dụng để di chuyển văn minh và an toàn! |
Được đảm bảo quyền lợi bảo hiểm tối đa
Với những chuyến xe công nghệ như GrabBike, ngay khi khởi hành cuốc xe đặt qua ứng dụng, người dùng và cả tài xế sẽ chính thức được hưởng chế độ bảo hiểm an toàn suốt hành trình, tự động xác nhận bởi hệ thống máy chủ có ghi nhận cuốc xe. Cho đến thời điểm hiện tại, Grab là đơn vị duy nhất, tự nguyện mua bảo hiểm chuyến đi cho hành khách và đối tác tài xế, với quyền lợi bảo hiểm lên đến 100 triệu đồng/vụ khi tham gia di chuyển với GrabBike và 800 triệu đồng/vụ khi lưu thông với GrabCar.
Tự hạn chế những thói quen xấu, đặt và nhận cuốc xe qua ứng dụng, chính là kinh nghiệm tận hưởng hành trình di chuyển tiện lợi, văn minh, an toàn và tiết kiệm mỗi ngày.
Doãn Phong
" alt=""/>Đi xe công nghệ, đừng quên đặt qua app