Nhận định, soi kèo Sukhothai vs Chiangrai United, 18h00 ngày 19/4: Tiếp đà chiến thắng
Mẹ tôi sinh được 3 người con (gồm 2 gái và một trai). Ngay từ bé, tôi đã nhận thấy mẹ rất nuông chiều em trai.Bố tôi đi làm ăn xa nên chỉ có 4 mẹ con sống cùng nhau. Đồ chơi, quần áo, giày dép... những gì tốt đẹp nhất mẹ đều dành cho con trai.
Tôi và chị gái có thể mặc đồ cũ, học sách cũ nhưng những gì của em trai út đều phải là thứ mới nhất, tốt nhất.
Ngày bé, hai con gái xin đi học thêm ở đâu, mẹ đều phải suy tính rất kỹ nhưng chỉ cần em trai ngỏ lời, mẹ không phút do dự mà đồng ý với em.
Bố tôi - qua nhiều lần về thăm nhà, đã phát hiện ra điều ấy. Ông có nhắc nhở mẹ về việc đối xử công bằng với các con nhưng mẹ tôi đều lờ đi. Câu nói thuở bé tôi được nghe nhiều nhất từ mẹ luôn là: “Con là chị, con phải nhường em”; “Em còn nhỏ, tị nạnh với em làm gì”; “Đưa đồ cho em, mai mẹ mua cho con cái khác”… Nhưng sau đó mẹ quên luôn lời mẹ nói.
Là chị em cùng nhà, tôi không tránh khỏi nỗi ấm ức. Nhưng sau này lớn lên, tôi tự an ủi mình rằng, dẫu sao đó cũng là em mình, mình chịu thiệt một chút cũng không quá nghiêm trọng.
Nhưng em tôi biết được mẹ chiều chuộng, nên ngay từ nhỏ đã vô cùng ngang ngược. Trong nhà, nếu không đòi được gì hay có điều gì trái ý, em lại khóc toáng lên. Mẹ tôi chạy ra, chưa hiểu “đầu cua tai nheo” làm sao, đã nhất quyết cho rằng hai con gái luôn sai, chỉ con trai út là đúng.
Càng lớn, em càng không biết điều. Những năm sau đó, tôi và chị cả vào trường đại học. Mẹ tôi chỉ cho tiền học mà không cho tiền ăn, ở nên tôi và chị gái phải khổ sở đi làm thêm để có tiền sinh hoạt.
Em trai tôi thì học kém, ham chơi nhưng mẹ không tiếc tiền chạy điểm, chạy trường cho em. Mỗi lần bố tôi về, mẹ đều ra sức bao che cho em. Mọi lỗi lầm của em đều có mẹ đứng ra gánh hộ. Em càng được nước lêu lổng, ham chơi.
Cách đây 5 năm, sau khi chị cả và tôi lần lượt đi lấy chồng thì bố tôi qua đời. Căn nhà cũ của gia đình chỉ có mẹ và em trai sinh sống. Chúng tôi thường xuyên nghe tin em tôi nợ tiền lô đề. Nhưng sợ chúng tôi quở trách em, mẹ tôi đều che giấu mọi chuyện. Năm ngoái, em lấy vợ. Mẹ muốn chọn cho em một người phụ nữ để vợ có thể bảo ban, quản lý em làm ăn.
Sau đó, mẹ âm thầm sang tên căn nhà của gia đình tôi để cho em. Căn nhà ở vị trí khá đẹp, ngay phố lớn nên có giá gần 7 tỷ đồng. Mọi chuyện đã xong xuôi, tôi và chị gái mới biết. Toàn bộ số tài sản mà bố tôi vất vả cả đời mới có đó đã được mẹ để hết cho em trai. Tôi và chị gái không hề được mẹ nhắc đến.
Dẫu buồn phiền nhưng biết mẹ luôn đối xử thiếu công bằng từ trước đến nay nên chị em tôi đều ngậm ngùi cho qua. Chị gái nói: “Thôi, chị em mình phận gái, lấy chồng theo nhà chồng. Căn nhà đó, mẹ cho chú út cũng hợp lý vì sau này chú còn phải lo cho mẹ lúc về già”.
Vì vậy chúng tôi hoàn toàn không có bất cứ lời qua tiếng lại nào để làm mất hòa khí trong gia đình. Vậy mà sau khi sang tên nhà xong, em trai tôi càng trở nên tệ hại. Em tiếp tục ăn chơi, mỗi lần về nhà báo nợ, mẹ và vợ đều phải đứng ra lo chi trả.
Năm vừa rồi, sức khỏe mẹ tôi sa sút nhưng không một ai quan tâm. Em dâu thì bận chăm con nhỏ và công việc nơi công sở, em trai thì không để tâm đến mẹ.
Cuối cùng, mẹ lại tìm đến hai con gái. Tôi phải đưa mẹ đi khám, lấy thuốc uống. Lúc mẹ nhập viện cả tháng trời cũng chỉ có tôi và chị gái lo lắng. Vậy mà lúc khỏe dậy, mẹ lại len lén gom ít tiền người ta biếu để về cho em trai.
Là con ruột nhưng tôi không thể hiểu nổi mẹ mình. Xin các độc giả cho tôi hỏi, sao trên đời lại có người mẹ yêu con trai mù quáng như mẹ tôi?

Nàng dâu khốn khổ vì chồng luôn là 'con trai ngoan' của mẹ
Tôi muốn ly hôn sau một tháng kết hôn vì mẹ chồng tôi luôn coi con trai là trung tâm vũ trụ, cả gia đình phải có trách nhiệm phục vụ anh ấy chu đáo.
" alt=""/>Mẹ lập di chúc tặng nhà 7 tỷ cho con trai nhưng đau ốm lại tìm đến con gái
Dường như việc chúc Tết, thăm hỏi nhau đầu năm đã đi sâu vào tiềm thức người Việt. Nhiều độc giả nhấn mạnh rằng, đó là hành động đẹp và ý nhất của Tết Nguyên đán.“Quê tôi ở miền Trung. Vợ chồng, con cái đều làm việc, học tập ở thành phố lớn. Không chỉ chúng tôi mong ngóng Tết đến xuân về để sum vầy mà cha mẹ tôi cũng chờ đợi các con. Ông bà đã ngoài tuổi 80, chẳng còn mấy cái Tết nữa để được nhìn cảnh con cháu trở về”, một độc giả chia sẻ.
Độc giả Minh cũng nhấn mạnh: “Thử hỏi bạn trong năm có đi chơi thăm hỏi được mấy nhà không? Nếu không có dịp Tết đó chắc sẽ gần như chẳng khi nào gặp được nhau”.
Tuy nhiên, đa số các ý kiến đều đồng tình rằng, sức khỏe và sự an toàn của bản thân và cộng đồng phải được đặt lên hàng đầu.
Độc giả Hà Anh kêu gọi: “Phải bớt ích kỷ cá nhân để giữ gìn cho nhau và để nhà nước đỡ gánh nặng. Khi nào dịch qua, ta lại vui vẻ với nhau”.
Bạn đọc Phạm Cường cũng đồng tình: “Không cần Tết, chỉ cần mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận chống dịch, thì Tết có muộn thế nào vẫn vui và hoàn hảo hơn nhiều. Hãy là một công dân có nhận thức cao về dịch bệnh”.
Người đọc Phùng Anh cũng đồng tình: “Nếu tất cả chúng ta cùng khỏe mạnh thì sẽ còn nhiều cái Tết, nhiều mùa xuân khác để gặp nhau. Vì vậy, bạn ở yên lúc này là thượng sách, hãy hạn chế di chuyển”.
Không chỉ kêu gọi bằng lời nói, nhiều độc giả đã biến thành hành động. Anh Hoàng - một bạn đọc của VietNamNet, viết: “Gia đình tôi đã đặt vé về quê ăn Tết. Nhưng chúng tôi đã quyết định hủy. Bố mẹ ở quê mặc dù rất nhớ con nhớ cháu nhưng ông bà cũng ủng hộ”.
Tương tự, chị Cẩm Thu (36 tuổi) chia sẻ, gia đình chị đã chi hơn 10 triệu đồng tiền vé máy bay từ TP.HCM để ra miền Bắc ăn Tết. Nhưng hiện nay, do tình hình dịch diễn biến nghiêm trọng, chị quyết định hủy chuyến đi để ở lại Sài Gòn đón Tết. “Dù tiếc tiền và rất nhớ gia đình, quê hương nhưng đó là cách duy nhất lúc này để bảo vệ mình và mọi người”, chị nói.
“Tôi đang mong từng ngày được về quê, giờ lại bấm bụng ở lại. Năm nay ăn Tết ở phòng trọ. Thôi cố vậy, hết dịch là Tết đến, xuân về thôi”, nữ độc giả Ngọc Bích viết.
Không chỉ vì lý do dịch bệnh, đa số các độc giả đều đồng tình, việc đổ xô đi chúc Tết mang tính chất hình thức, câu nệ đầu năm đã không còn phù hợp.
Độc giả Hoàng chia sẻ: “Nhà tôi đi Tết còn phải đi bằng ô tô, mục đích là cốp rộng để được nhiều quà Tết. Thế mới nói, các gia đình tốn kém cả vài chục triệu tiền quà Tết. Chứ đi Tết mà không biếu quà cáp thì người ta cũng không kêu nhiều về việc tốn kém đến thế đâu”.
Không chỉ lý do dịch bệnh Covid-19, nhiều độc giả VietNamNet cho rằng, nên hạn chế việc đi chúc Tết, thăm hỏi đầu năm mới. Thay vào đó, các gia đình nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Việc chúc Tết có thể bằng cách gọi điện, nhắn tin… Hiện, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã giúp các gia đình có thể thăm hỏi, thể hiện tình cảm một cách nhanh chóng, tiện lợi.
“Kể cả không có dịch Covid-19 thì tôi cũng mong Tết được nghỉ ngơi chứ không phải lê la, kéo nhau đi hết nhà này đến nhà khác”, một độc giả đồng tình.
Tương tự chị, Nguyễn Nga chia sẻ: “Thời gian nghỉ Tết nên xem là thời gian nghỉ ngơi của mỗi người, mỗi gia đình. Không riêng gì bệnh dịch như Tết này, chúng ta nên dành những ngày nghỉ Tết cho bản thân và gia đình.
Vẫn biết là truyền thống người Việt Nam là ngày Tết được nghỉ mới có thời gian để thăm hỏi chúc nhau, nhưng tôi thấy đa phần đều than mệt mỏi, ăn uống khó điều độ, rượu bia triền miên... mà hiếm có người cảm nhận sự thích thú, vui vẻ, hạnh phúc.
Vậy chúng ta hãy cùng nhau thay đổi và mọi người sẽ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ thật sự khi Tết đến”.
Xem thêm video: Ùn tắc tại chốt kiểm dịch Covid-19 cửa ngõ TP Hạ Long

Tết thời Covid, hãy ngừng tụ tập, chúc tụng nhau
Đúng vào thời điểm sắp Tết Nguyên đán thì dịch Covid-19 lại bùng phát với hàng loạt ca bệnh lây nhiễm cộng đồng. Tôi đã thống nhất với các thành viên trong gia đình tạm dừng đi chúc Tết họ hàng, ở yên trong nhà là yêu nước.
" alt=""/>Tết thời Covid, hãy đoàn tụ online!

 |
Hình ảnh ông Thọ bán xoài trên vỉa hè tại TP.HCM để có tiền nuôi người vợ bị bệnh khiến nhiều người xúc động. (Ảnh: Hạ Âu). |
Ăn bánh mì trừ cơm
Khác với những lần trước, lần này lên TP.HCM bán xoài, ông Tô Vĩnh Thọ (78 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang) trở về sớm hơn. Số xoài hơn 200kg ông mang theo lên TP.HCM bán đã được khách hàng mua hết chỉ trong một ngày.
Ông Thọ cho biết, sau khi thông tin ông bán xoài để nuôi người vợ bị bệnh được đăng tải lên mạng xã hội, ông liên tục nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các mạnh thường quân. Nhiều người thậm chí tìm đến tận nhà để gặp gỡ, trao quà cho ông bà.
Một trong số đó là chị Hạ Âu, người đầu tiên phát hiện ông ăn bánh mì thay cơm, để có tiền nuôi vợ bệnh. “Thường ngày đi làm, tôi hay gặp ông ngồi một mình bán xoài trên vỉa hè. Một hôm, tôi thấy ông chỉ ăn ổ bánh mì không. Thấy thương quá, tôi đến bắt chuyện và được ông chia sẻ về hoàn cảnh của mình”, Hạ Âu kể.
Theo chị, mỗi tháng 2 lần, ông Thọ thuê xe ôm, chở 200kg xoài từ Tiền Giang đến vỉa hè tại Quận 1 (TP.HCM) ngồi bán. Khi hết số xoài trên, người đàn ông này mới trở về quê. Để tiết kiệm tiền, tối ông ngủ vỉa hè. Ban ngày, ông chỉ ăn 2 ổ bánh mì cho qua bữa.
 |
Tuổi cao, sức yếu, một mình tất tả mưu sinh nhưng ông Thọ vẫn chưa thoát khỏi cảnh khó khăn. (Ảnh: Hạ Âu). |
Ông Thọ chia sẻ: “Tôi ăn bánh mì để bớt tiền, đỡ bao nhiêu hay bấy nhiêu. Tiền đó, tôi để lo cho vợ uống thuốc”. Câu nói của ông khiến chị Hạ Âu xúc động... Chị chia sẻ hoàn cảnh của ông lên mạng xã hội với hy vọng mọi người sẽ đến mua xoài để ông sớm được về quê chăm bà.
Ngay sau đó, rất nhiều người đã tìm đến mua xoài. Có người còn quyên góp, ủng hộ ông một số tiền lớn. Chị Hạ Âu cũng xin địa chỉ và trực tiếp về Tiền Giang để thăm, hỗ trợ ông Thọ. Tại đây, chị đã rất xúc động trước tình cảm ấm áp của hai ông bà.
20 năm bán xoài nuôi vợ
Ông Thọ chia sẻ, cuộc đời ông nhiều lam lũ. Đến nay, khi gần đất xa trời, ông vẫn trồng xoài, trèo cây hái trái đem bán. Bán ngoài chợ quê không bù nổi công sức bỏ ra chăm, ông bà dắt díu nhau, đem xoài lên TP.HCM bán.
Trò chuyện với chúng tôi, vợ ông Thọ cho biết, hai ông bà đem xoài lên TP.HCM bán từ 20 năm trước. Tuy nhiên, gần 10 năm nay, bà bệnh không thể giúp ông làm việc nặng. Thương vợ, ông Thọ cũng “cắt luôn cái đuôi”, không cho bà theo lên TP.HCM bán xoài.
“Những ngày ông ấy ở nhà, tôi rất vui, cái gì ông cũng lo cho tôi cả. Những hôm ông ấy lên TP.HCM, tôi ở nhà một mình. Lúc ấy, tôi rất buồn và sợ, chỉ mong ông sớm về. Tính đến nay, đã 10 năm ông ấy đi bán một mình rồi ”, bà cụ chia sẻ.
 |
Để tiết kiệm, ông bà thường ăn uống rất đạm bạc. (Ảnh: Hạ Âu). |
Dẫu vậy, hơn 20 năm bán xoài trên thành phố, ông vẫn chưa thoát khỏi vòng quay nợ nần. Ông vay ngân hàng để có tiền đầu tư cho mấy gốc xoài của mình. Tuổi cao, sức yếu, vợ bệnh… số nợ ngày càng cao khiến ông tất tả mưu sinh.
Hằng ngày, ông quần quật ngoài vườn cuốc đất, xới cỏ, hái quả. Hết việc trong vườn, ông tranh thủ chạy xe ôm. Bữa cơm của ông chỉ thường là cơm trắng chan nước mắm, nước tương.
Chị Hạ Âu cho biết, có về tận nhà, tiếp xúc với ông mới biết ông thương vợ đến nhường nào. Ông yêu bà từ thời còn trai trẻ. Thời còn sức lực, cả hai cùng nhau làm thuê, cùng nhau chia sẻ đói khổ.
Thế rồi vợ bị bệnh, trăm nỗi khổ dồn đổ về phía ông. Dẫu vậy, ông vẫn không một lời than trách, nặng nhẹ với bà. Thậm chí, đến bây giờ, dẫu tóc đã bạc, răng đã rụng, phải ngủ vỉa hè, ăn bánh mì trừ cơm… ông vẫn một mực thương yêu, chăm sóc vợ.
“Thời điểm bà bị bệnh, một mình ông đưa, rước bà đi thăm khám. Dù ở bệnh viện hay ở nhà cũng một tay ông săn sóc, lo thuốc cho vợ. Biết kinh tế eo hẹp, ông chủ động tiết kiệm, ăn uống đạm bạc nhất có thể. Khi đi bán xoài, không có mặt vợ, ông chỉ ăn bánh mì trừ bữa”, Hạ Âu chia sẻ.
 |
Dẫu khó khăn, thiếu thốn nhưng ông Thọ luôn lạc quan, yêu thương vợ hết mực. (Ảnh: Hạ Âu). |
Khó khăn là vậy nhưng mỗi khi về bên vợ, ông luôn tươi cười, không khi nào để vợ nhìn thấy nét mặt buồn bã, bi quan. Ở tuổi 80, ông vẫn nắm tay vợ, âu yếm nhìn bà và quyết cùng nhau vượt qua bệnh tật.
Ban ngày ông Thọ làm vườn, chạy xe ôm… Tối đến, ông lại vào hiên nhà ngủ. Ông nằm mình trần dưới nền gạch tàu cũ, không giường chiếu, gối chăn. Ông không ngủ trong nhà và nhường lại chiếc giường cũ cho vợ nằm.
Khi được hỏi, ông cười: "Nhà trống “toang hoác”, ngủ ở trong hay ngoài cũng như nhau. Tôi ngủ ngoài hiên còn để canh kẻ xấu trộm gà, vịt, xoài…".
Được biết, sau khi thông tin "ông bán xoài ăn bánh mì, ngủ vỉa hè để tiết kiệm tiền nuôi vợ bệnh" được đăng tải trên mạng xã hội, rất nhiều nhà hảo tâm đã quyên góp tiền giúp đỡ họ. Tính đến nay, số tiền quyên góp được hơn 100 triệu đồng.
Xem video: 40 năm chăm sóc, bà quản trang kể chuyện linh thiêng bên mộ liệt sĩ

Cụ ông 85 tuổi ròng rã đi tìm vợ và câu chuyện cảm động phía sau
Ngày nào cũng như ngày nào, ông lão đến bệnh viện để tìm vợ. Ông nói, vợ ông đang được điều trị ở đây. Khi biết sự thật, các nhân viên y tế đều cảm động.
" alt=""/>Tình yêu của cụ ông ngày bán xoài, đêm ngủ vỉa hè kiếm tiền nuôi vợ ốm