
HS Trường THPT Lam Sơn trong lễ khai giảng. |
HS Trường THPT Lam Sơn trong lễ khai giảng. |
ĐTDĐ
Oppo F1s
Galaxy J7 Prime
iPhone 5s
Oppo F1
Oppo Neo 7
Top 5 smartphone kể trên được lọc ra từ danh sách 10 smartphone bán chạy nhất của từng chuỗi siêu thị, và không phản ánh thứ hạng của từng smartphone.
![]() |
Chẳng hạn Oppo F1s đóng góp doanh thu lớn nhất và bán chạy nhất tại FPT Shop nhưng chỉ đứng thứ 3 trong danh sách smartphone mang doanh thu cao nhất cho Thế Giới Di Động. Hoặc iPhone 5S bản 16GB đóng góp doanh thu cao nhất tại Thế Giới Di Động nhưng cùng đứng thứ 4 trong danh sách của FPT Shop và Viễn Thông A.
FPT Shop đánh giá năm 2016 có sự lên ngôi của các smartphone thuộc phân khúc giá tầm trung từ 5-6 triệu đồng. Trong đó, Oppo F1s và Samsung Galaxy J7 Prime là 2 đại diện tiêu biểu. Trong danh sách của FPT Shop, “chuyên gia selfie” Oppo F1s là cái tên đứng đầu trong danh sách điện thoại bán chạy nhất năm 2016. Ngôi vị á quân thuộc về “hoàng tử bóng đêm” Galaxy J7 Prime của gã khổng lồ Samsung. FPT Shop cho rằng cả 2 smartphone trên đều được bán ra với số lượng đặt trước và đặt mua cao kỷ lục.
![]() |
Tại Thế Giới Di Động, hai smartphone này cũng đứng thứ 2, thứ 3 trong những smartphone đóng góp doanh thu cao nhất cho hệ thống này.
Đại diện FPT Shop cho rằng sự thành công của 2 sản phẩm trên không chỉ đến từ việc sở hữu cấu hình tốt với nhiều tính năng cao cấp cùng mức giá phổ thông mà còn về phương cách tiếp thị hướng trực tiếp đến giới trẻ - đối tượng có ảnh hưởng rất lớn đến sức mua của thị trường smartphone hiện nay. Ngoài ra, quà tặng có giá trị lớn khi đặt mua trước 2 sản phẩm này cũng là yếu tố hấp dẫn kích cầu mua sắm của khách hàng.
Nếu “soi” kỹ danh sách, có thể thấy Oppo làm rất tốt khi chiếc F1s đều chiếm vị trí tốt hơn so với J7 Prime ở các bảng xếp hạng do 3 chuỗi siêu thị cung cấp. Ngược lại, trong danh sách bán chạy của Viễn Thông A và FPT Shop, Samsung chiếm đến phân nửa với các mẫu máy quen thuộc là J5, J7. Tại Thế Giới Di Động, hãng điện tử Hàn Quốc chiếm đến 6 mẫu trong danh sách các smartphone mang doanh thu về nhiều nhất.
Xét về doanh thu, danh sách của Thế Giới Di Động hầu hết có các mẫu máy tầm trung mang về doanh thu cao nhất, trùng với danh sách smartphone bán chạy ở các siêu thị đối thủ. Trong khi đó FPT Shop khá đặc thù khi danh sách smartphone mang doanh thu cao thuộc về các smartphone cao cấp, có đến 5 mẫu iPhone, có cả Samsung S7 Edge.
Dưới đây là bảng xếp hạng smartphone do từng chuỗi siêu thị cung cấp.
Bảng xếp hạng các smartphone bán chạy nhất:
" alt=""/>10 smartphone bán chạy nhất 2016 tại Việt NamTại Hội thảo khoa học Tài nguyên số - Cơ hội và thách thức được tổ chức trong khuôn khổ Internet Day 2017 tại Hà Nội vào 22/11/2017, ông Nguyễn Minh Đức, CEO Công ty cổ phần CyRadar cho hay, xu hướng mã độc đang tấn công vào các hệ thống thông tin qua virus xâm nhập vào ổ cứng, thay vì dùng phần mềm để tấn công. Do đó các phần mềm diệt virus truyền thống sẽ khó tìm diệt virus theo cách thông thường.
Ông Đức cho hay, CyRada là công ty mới khởi nghiệp trong lĩnh vực an toàn thông tin, CyRada tập trung áp dụng công nghệ mới để giải các bài toán cũ. Và một trong những công nghệ mới đó là phân tích dữ liệu lớn. Big data được coi là tài nguyên số rất giá trị và được không ít diễn giả tại hội thảo ví như “dầu mỏ” hay “vàng đen”, tuy nhiên big data sẽ không là gì cả nếu không có sự phân tích. Chỉ có thể phân tích dữ liệu và sử dụng chúng một cách hiệu quả mới tạo thành sự khác biệt, nếu dữ liệu mà không được phân tích và sử dụng thì chỉ là một đống rác.
Các cuộc tấn công mạng trên thế giới đã xảy ra từ 30 năm nay và Việt Nam không nằm ngoài lề của các cuộc tấn công. Trên thực tế, nhưng cuộc tấn công với quy mô lớn như tấn công vào hệ thống của báo VietnamNet, Vietnamairlines, TIA, NIA, báo Dân Trí, kênh 14, hay VCCorp chỉ là các cuộc tấn công bề nổi, thực tế thì số lượng các cuộc tấn công mạng ở Việt Nam nhiều hơn rất nhiều.
Theo ông Nguyễn Minh Đức, thủ đoạn của hacker ngày càng tinh vi và luôn có sự thay đổi, do đó những giải pháp phòng chống xâm nhập truyền thống sẽ dễ bị qua mặt và hầu như rất ít tác dụng. Qua các cuộc phát hiện tấn công thì các chuyên gia bảo mật đã phân tích được một số thủ đoạn mới của hacker. Ví dụ, thời gian gần đây thủ đoạn tấn công bằng email diễn ra khá phổ biến, bọn chúng gửi email cho một vài nhân vật quan trọng trong cơ quan, nội dung giống như một email thông thường, khi email gửi đến việc con người có mở ra hay không phần mềm diệt virus sẽ không ngăn chặn được. Mà chỉ có cách ngăn chặn trước khi mail đến tay người nhận, nhưng hacker luôn thay đổi mã tấn công và mọi biện pháp ngăn chặn hầu như luôn thất bại vì hacker luôn vượt qua được.
" alt=""/>Mã độc có xu hướng không dùng phần mềm trong máy tính để tấn công![]() |
Trong cuộc thử nghiệm của Facebook, bình luận có chứa từ "fake" (giả mạo) sẽ xuất hiện trên cùng phần bình luận phía dưới mẩu tin. Ảnh: BBC |
Theo Facebook, cuộc thử nghiệm nhằm ưu tiên "các bình luận thể hiện sự không tin tưởng". Điều đó đồng nghĩa, trên danh sách cập nhật tin từ các hãng thông tấn và cơ quan báo chí như BBC, Economist, New York Times hay Guardian đều bắt đầu bằng một bình luận đề cập đến từ "giả mạo".
Trong thử nghiệm, các bình luận xuất hiện trên nhiều mẩu tin khác nhau, từ những tin có thể là giả mạo cho tới các tin rõ ràng là chính thống. Các ý kiến vốn xuất hiện trên cùng phần bình luận đến từ nhiều người khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là chứa từ "giả mạo".
Chỉ có một số người dùng Facebook nhìn thấy thử nghiệm như trên. Hiện cuộc thử nghiệm đã kết thúc nhưng nhiều người tiếp cận nó tỏ ra phẫn nộ.
"Rõ ràng Facebook đang đối mặt vô số áp lực phải giải quyết vấn nạn tin giả mạo, nhưng nghi vấn tính chân thực của mọi mẩu tin đơn lẻ là lố bịch. Trái ngược hoàn toàn với việc chống lại những thông tin sai lạc trên mạng, công ty đang làm phức tạp thêm vấn đề bằng cách xóa nhòa ranh giới giữa những gì có thật và những gì không thật. Bảng tin Facebook của tôi đã trở thành nơi diễn ra thử nghiệm ba phải kinh khủng kiểu Orwellian", Jen Roberts, một chuyên gia tư vấn PR tự do nhận xét.
Nhiều người dùng Facebook khác cũng chia sẻ sự không hài lòng trên Twitter.
Tuy nhiên, trong một thông cáo gửi báo chí, Facebook nhấn mạnh: "Chúng tôi luôn phát triển các cách thức ngăn chặn sự phát tán tin tức sai sự thật trên nền tảng của mình và đôi khi triển khai các thử nghiệm nhằm tìm ra những cách thức mới để làm điều đó. Đây là một cuộc thử nghiệm nhỏ và đã kết thúc. Chúng tôi muốn xem liệu việc ưu tiên các bình luận bày tỏ sự không tin tưởng có hữu ích hay không. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm các cách thức mới nhằm giúp cộng đồng có nhiều thông tin hơn để quyết định cái họ đọc và chia sẻ".
Facebook đang cố gắng giải quyết vấn nạn tin giả sau khi bị cáo buộc là một trong những nền tảng chính phát tán các thông tin sai sự thật hoặc bịa đặt trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Hồi tháng 8, mạng xã hội này đã cam kết tăng cường các nỗ lực chống tin giả bằng cách gửi nhiều bản tin bị nghi ngờ hơn cho các chuyên gia kiểm tra sự thật. Facebook gần đây cũng ra mắt một tính năng mới, đăng tải các đường link tin tức thay thế phía dưới các bản tin bị nghi ngờ.
Tuấn Anh (Theo BBC)
Facebook vừa bổ sung thêm nút chức năng “i” dùng để kiểm tra tính xác thực của thông tin đăng trên mạng xã hội này.
" alt=""/>Người dùng phẫn nộ vì thử nghiệm tin giả của Facebook