Với quyết định triển khai dự án Chuyển đổi số công nhân, 40 doanh nghiệp sẽ cùng FUNiX nhận trách nhiệm đào tạo và tuyển dụng trên quy mô cả nước. Dự án sẽ tổ chức chương trình học nghề dành cho công nhân, đặt mục tiêu mang đến cơ hội nghề nghiệp mới trong ngành CNTT cho người lao động bị ảnh hưởng, mất việc hoặc có mong muốn chuyển nghề trong đại dịch. Đây đồng thời là một giải pháp tốt cung cấp nguồn nhân lực cho ngành CNTT vốn đang thiếu hụt trầm trọng.
Cụ thể, 40 doanh nghiệp CNTT sẽ cùng FUNiX trực tiếp đào tạo công nhân trở thành nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của chính mình. Các doanh nghiệp tài trợ ủy quyền cho FUNiX tiếp nhận và đào tạo lực lượng công nhân có mong muốn nhận tài trợ từ chương trình để học nghề và gia nhập ngành CNTT.
Cơ hội chuyển nghề mới cho người lao động
Là tổ chức đào tạo CNTT trực tuyến nhiều kinh nghiệm, FUNiX sẽ là đơn vị thực hiện dự án, tiếp nhận tài trợ và tổ chức đào tạo. Chương trình áp dụng phương pháp học tập linh hoạt, với sự kết nối chặt chẽ giữa FUNiX với doanh nghiệp và cách thức vận hành cho phép doanh nghiệp có thể trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo từ xây dựng chương trình học, Mentor chuyên môn, định hướng nghề nghiệp...
Đơn vị triển khai dự án cho biết, người lao động là công nhân, nhân viên các ngành nghề chịu ảnh hưởng vì Covid, có mong muốn chuyển sang nghề CNTT… không phân biệt tuổi tác, giới tính đều có thể tham gia và được doanh nghiệp tài trợ toàn bộ học phí để hoàn thành chương trình đào tạo trở thành lập trình viên.
![]() |
FUNiX hiện đã có nhiều học viên là công nhân, người lao động như tài xế xe tải, đầu bếp, các bạn trẻ kinh doanh tự do… theo học lập trình để chuyển hướng sang ngành CNTT. |
Khóa học chuyển nghề CNTT có lộ trình 6 tháng. Học viên cần cam kết học tập trực tuyến ít nhất 3 giờ/ngày, 6 ngày/tuần, mỗi ngày đều chủ động trao đổi học tập với giảng viên và cam kết làm việc cho doanh nghiệp ít nhất một năm sau khi học xong. Để đảm bảo cam kết này học viên đặt cọc 50% chi phí khóa học (tương đương 15 triệu đồng) và sẽ nhận lại số tiền này sau khi hoàn thành khóa học và nhận việc tại doanh nghiệp.
“Dự án tạo cơ hội để công nhân có mong muốn và quyết tâm có thể học và gia nhập vào ngành CNTT, đón đầu những cơ hội hấp dẫn trong nghề. Với sự đồng hành của doanh nghiệp và phương thức học tập hiệu quả của FUNiX, người lao động hoàn toàn có thể hoàn thành kế hoạch học tập chuyển nghề”, bà Lê Minh Đức, Giám đốc FUNiX khẳng định.
Công nhân tham gia chương trình có 4 lựa chọn: Học nghề Tester, học nghề Lập trình viên Java, học nghề Lập trình viên Full Stack và học nghề Lập trình viên Mobile. Khóa học được thiết kế online, giúp học viên có thể học tập linh hoạt theo thời gian biểu của mình. Cùng với đó là sự hỗ trợ của các Hannah - đội ngũ chăm sóc học viên giàu kinh nghiệm và hàng nghìn mentor trong ngành IT - đội ngũ chuyên gia hướng dẫn kiến thức cho người học 24/7.
Đại diện FUNiX cho biết thêm, đơn vị đang có nhiều học viên là công nhân, người lao động như tài xế xe tải, đầu bếp, các bạn trẻ kinh doanh tự do… theo học lập trình để chuyển hướng sang ngành CNTT. Có những xuất phát điểm khác nhau, nhưng rất nhiều bạn trong số đó đã tìm được hướng đi và hiện thực hóa mục tiêu của mình sau quá trình học tập.
Vân Anh
Mới đây, nền tảng công nghệ tuyển dụng TopCV đã công bố Báo cáo thị trường tuyển dụng 2020 và xu hướng tuyển dụng 2021.
" alt=""/>40 doanh nghiệp hợp tác cùng FUNiX dạy nghề lập trình cho công nhânMột số khách hàng mua đất của Công ty Phi Long. |
Theo đó, UBND xã Phong Phú đề nghị các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức liên hệ UBND xã cung cấp các loại giấy tờ như hợp đồng mua bán, hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư… của các lô nền trong Khu dân cư Nam Nam Sài Gòn để địa phương có cơ sở tổng hợp, báo cáo, đề xuất UBND thành phố xem xét giải quyết.
“Đề nghị các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức sớm cung cấp các loại giấy tờ nêu trên cho UBND xã Phong Phú trong thời gian 15 ngày kể từ ngày ra thông báo này”, thông báo nêu rõ.
Trước đó, ngày 3/3 Văn phòng UBND TP.HCM có thông báo kết luận của Phó Chủ tịch Võ Văn Hoan liên quan đến việc xử lý vi phạm của Công ty Phi Long tại dự án thuộc xã Phong Phú, huyện Bình Chánh.
Cụ thể, UBND Thành phố giao huyện Bình Chánh yêu cầu Công ty Phi Long tự tháo dỡ các công trình xây dựng không phép tại dự án nói trên. Trường hợp không thực hiện sẽ tổ chức cưỡng chế tháo dỡ theo quy định.
Bình Chánh đề nghị người dân mua đất tại dự án của Công ty Phi Long cung cấp thông tin. |
Đồng thời, UBND Thành phố cũng giao huyện Bình Chánh tổ chức cho người dân mua đất của Công ty Phi Long kê khai, để nắm thông tin về việc tố cáo hành vi lừa đảo của doanh nghiệp này để có cơ sở tham mưu trình thành phố giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho người dân mua đất tại dự án này.
Liên quan đến dấu hiệu vi phạm trong việc ký hợp đồng hợp tác đầu tư và bán đất nền tại 4 dự án ở huyện Bình Chánh, cuối tháng 1/2020 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cho biết đang thụ lý đơn của 3 doanh nghiệp và tập thể tố cáo Công ty Phi Long.
Các dự án của Công ty Phi Long bị tố cáo gồm: Dự án Khu dân cư Phi Long 5 và dự án Khu dân cư Hải Yến tại xã Bình Hưng; dự án Khu dân cư Huy Hoàng và dự án Khu dân cư Nam Sài Gòn tại xã Phong Phú.
Quá trình điều tra bước đầu, Công an TP.HCM xác định ông Phạm Xuân Long (SN 1959, ngụ phường 6, quận Gò Vấp) là chủ sở hữu 4 dự án nói trên. Tuy nhiên do ông này không có mặt tại địa chỉ thường trú nên cơ quan cảnh sát điều tra ra thông báo truy tìm để làm rõ các nội dung tổ chức, cá nhân tố cáo.
- Ngoài yêu cầu tháo dỡ các công trình xây không phép, UBND TP.HCM giao Sở TN&MT trao đổi với Công an Thành phố liên quan việc xử lý vi phạm pháp luật của Công ty Phi Long tại dự án xã Phong Phú, huyện Bình Chánh.
" alt=""/>Bình Chánh thu thập thông tin người mua đất của Công ty Phi LongSau hơn 30 năm triển khai, cơ cấu cổ đông của chủ đầu tư lẫn dự án Khu nghỉ mát Đà Lạt đã có nhiều thay đổi. Theo thông tin mới nhất, ba cá nhân đã góp 848 tỷ đồng vào CTCP Hoàng Gia ĐL để triển khai dự án. (Xem chi tiết)
Hai khu đất công khiến loạt lãnh đạo Resco vướng lao lý
Trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra rại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn - TNHH MTV (Resco), hai khu đất công đã được doanh nghiệp này chuyển nhượng cho công ty liên kết không đúng theo chỉ đạo của UBND TP.HCM.
Đó là khu đất tại địa chỉ số 299/18 Lý Thường Kiệt, P. 15, Q. 11 và tại số 682 Hồng Bàng, P. 1, Q. 11. Hiện tại ở hai địa chỉ này, một nơi là dãy nhà phố cao cấp, nơi là quán ăn. (Xem chi tiết)
Là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc UBND TP.HCM, lĩnh vực hoạt động chính của Resco là đầu tư, kinh doanh bất động sản. Kết thúc năm tài chính 2022, Resco có hơn 1.000 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng và mỗi năm thu cả trăm tỷ đồng lợi nhuận từ hoạt động của khách sạn 5 sao Sheraton Saigon. (Xem chi tiết)
Chi tiết 3 lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm sắp bán đấu giá
Theo kế hoạch, năm 2024, TP.HCM dự kiến bán đấu giá 3 lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, ước tính thu hơn 24.000 tỷ đồng. Đây đều là những lô đất sạch, có vị trí đắc địa với 4 mặt tiền đường.
Trong 3 lô đất sắp đấu giá, có lô đất từng được đấu giá thành công vào cuối năm 2021 với giá 3.820 tỷ đồng. Tuy nhiên, bên trúng đấu giá lô đất này đã không thanh toán tiền, chấp nhận mất tiền cọc. (Xem chi tiết)
Bị ngừng sử dụng hoá đơn, đại gia bất động sản Long An đã nộp thuế
Cuối tháng 12/2023, Cục Thuế tỉnh Long An ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hoá đơn đối với CTCP Tập đoàn Trần Anh Long An (Tran Anh Group) vì doanh nghiệp này nợ thuế quá hạn 13,8 tỷ đồng. (Xem chi tiết)
Sau đó, Tran Anh Group đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế nói trên. Ngày 9/1, Cục thuế tỉnh Long An thông báo cho phép doanh nghiệp này được tiếp tục sử dụng hoá đơn. (Xem chi tiết)
Cả năm chỉ 1 dự án chung cư được mở bán, dân đổ xô mua đất nền
Năm 2023, trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà chỉ có duy nhất một dự án nhà ở thương mại đủ điều kiện mở bán. Tuy nhiên, lượng giao dịch bất động sản trong năm qua ở Khánh Hoà đạt gần 20.000 giao dịch với tổng giá trị gần 12.400 tỷ đồng.
Trong đó, loại hình đất nền chiếm ưu thế với 15.360 giao dịch; nhà ở riêng lẻ có 4.046 giao dịch; căn hộ chung cư có 545 giao dịch. (Xem chi tiết)
99 căn nhà ở xã hội tại Lâm Đồng được mở bán
Sở Xây dựng Lâm Đồng vừa xác nhận 99 căn nhà thuộc dự án Nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động tại Khu Công nghiệp Phú Hội, huyện Đức Trọng của CTCP Đầu tư Nhà An Bình làm đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.
Dự án này có quy mô 303 căn nhà ở xã hội và 68 căn nhà ở thương mại. 99 căn nhà vừa được xác nhận đủ điều kiện mở bán thuộc khối nhà C3 và phần móng của khối nhà này đã được nghiệm thu hoàn thành vào cuối tháng 12/2023. (Xem chi tiết)