Hai sản phẩm đầu tiên của Samsung năm 2018 sẽ là Galaxy A8 và A8 Plus, theo dự kiến sẽ được ra mắt ngay trong tháng 1 tới. Chiếc Galaxy A8 Plus là phiên bản kế nhiệm của Galaxy A7 còn Galaxy A8 là bản kế nhiệm của Galaxy A5 nhưng cả hai đều được thừa hưởng thiết kế của dòng Galaxy S với viền màn hình siêu mỏng. Điều này hứa hẹn sẽ là những sản phẩm thu hút rất nhiều sự chú ý từ người dùng đang muốn tìm cho mình một thiết bị trung cấp.
Theo giới chuyên môn, hai chiếc điện thoại Samsung được chờ đợi nhất trong năm 2018 sẽ là Galaxy S9 và S9 Plus. Với những tin đồn được rò rỉ, doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ “nhá hàng” tại CES 2018, trước khi chính thức cho ra mắt vào tháng 2 hoặc tháng 3. Đây dự kiến chỉ là những bản nâng cấp nhẹ so với phiên bản tiền nhiệm với kích thước không đổi (5,8 và 6,2 inch) và phần cứng mạnh mẽ hơn; đặc biệt, dòng Galaxy S9 sẽ là những thiết bị đầu tiên được trang bị con chip Snapdragon 845 của Qualcomm. Mẫu Galaxy S9 Plus nhiều khả năng sẽ sở hữu cụm camera kép giống như Note 8 trong khi phiên bản tiêu chuẩn chỉ có một camera ở phía sau.
Điều đáng tiếc nhất là Samsung gần như chắc chắn không thể kịp tiến độ tích hợp công nghệ cảm biến vân tay trên màn hình. Có thể phải đến thời điểm ra mắt Note 9, thường diễn ra vào tháng 8 hoặc tháng 9, công nghệ cảm biến vân tay mới sẵn sàng được đưa vào sử dụng. Mặc dù chưa có bất kì thông tin gì về việc Samsung có dự định gì với Note 9 nhưng nhiều khả năng đây cũng sẽ chỉ là một bản nâng cấp nhẹ.
Một số thiết bị đáng để chờ đợi khác trong năm 2018 của Samsung còn có Galaxy X, chiếc smartphone được cho là có thể gập lại được. Hiện nay chưa có thông tin chính thức về thiết kế của chiếc điện thoại này, cũng như liệu tính năng gập có thực sự đáng giá hay không. Ngoài ra, tập đoàn công nghệ này hoàn toàn có thể ra mắt Chromebook mới để cạnh tranh với Pixelbook của Google hay loa thông minh tích hợp trợ lý ảo Bixby nhằm phá vỡ sự thống trị của Google Home hay Amazon.
Ngày 23/1/2018, Bộ TT&TT đã họp với VNPT về vấn đề cổ phần hóa tập đoàn này. Tại cuộc họp, Bộ TT&TT đã công bố thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa VNPT do Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn làm Trưởng ban, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải làm Phó ban và một số lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT làm thành viên để thúc đẩy việc cổ phần hóa VNPT theo đúng lộ trình. Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên của VNPT và ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc VNPT làm thành viên Ban chỉ đạo Cổ phần hóa VNPT.
Dự thảo phân công nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo cổ phần hóa VNPT cũng đưa vào nội dung nếu không thực hiện cổ phần hóa VNPT theo tiến độ được phê duyệt thì sẽ đánh giá lãnh đạo VNPT không hoàn thành nhiệm vụ.
Tại buổi họp, ông Huỳnh Quang Liêm, Phó Tổng giám đốc VNPT cho biết, để chuẩn bị cho cổ phần hóa, VNPT đã thành lập bộ phận để thực hiện các công việc này. VNPT cũng chủ động trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cổ phần hóa của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước như Petrolimex, Vietnam Airlines… và các tổ chức tư vấn quốc tế. Hiện VNPT đã tiến hành các công việc để sẵn sàng cho cổ phần hóa.
" alt=""/>Bộ trưởng Trương Minh Tuấn làm Trưởng ban Ban chỉ đạo Cổ phần hóa VNPTSEC đã từ chối cho biết liệu họ có đang điều tra việc bán cổ phiếu của Krzanich hay không. Tuần trước, một đại diện của Intel nói với Business Insider rằng việc bán cổ phiếu của Krzanich "không liên quan" đến lỗ hổng bảo mật gây ảnh hưởng đến chip do Intel sản xuất cũng như của các nhà sản xuất vi mạch AMD và ARM. Tuy nhiên, hôm thứ 2 vừa qua, người phát ngôn này lại từ chối bình luận về vụ việc, bao gồm cả việc Hội đồng quản trị của công ty có đang xem xét các giao dịch cổ phiếu hay không.
CEO Intel trở thành "mồi nhử" để làm gương cho những CEO khác
![]() |
Trên thực tế, Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch SEC luôn cho phép các công ty lớn mua và bán cổ phần theo kế hoạch 10b5-1. Trên danh nghĩa của người điều hành định kỳ hoặc thường xuyên sẽ có quyền mua, bán một lượng cổ phiếu nhất định. Bản kế hoạch sẽ được định trước và công khai, đồng thời người trong nội bộ thường được phép thay đổi hoặc thay thế kế hoạch 10b5-1 của mình.
" alt=""/>CEO Intel sẽ bị kiện vì những mờ ám trước khi tiết lộ lỗ hổng chip?