Hai sản phẩm được công bố cùng ngày 25/2. Trong khi Micron tự hào khoe về microSD 1 TB thương mại đầu tiên thì SanDisk giới thiệu rằng thẻ nhớ của họ có tốc độ nhanh nhất.
Cách đây hơn 5 tháng, thẻ nhớ microSD lớn nhất vẫn chỉ có dung lượng 512 GB, tuy nhiên, nhu cầu lưu trữ di động ngày càng phát triển nhanh, bộ nhớ trong của smartphone cũng đã tăng lên 1 TB. Vì vậy các nhà sản xuất thẻ nhớ đã nhanh chóng đẩy dung lượng microSD lên con số này.
Theo Micron, c200 1TB microSDXC UHS-I là thẻ nhớ microSD dung lượng cao nhất thế giới hiện nay, đồng thời là sản phẩm đầu tiên sử dụng công nghệ QLC 3D NAND 96 lớp, giúp tăng dung lượng lưu trữ trên cùng một diện tích.
Trong khi đó, thẻ 1TB SanDisk Extreme UHS-I microSD lại nhấn mạnh đến hiệu năng. Sản phẩm của SanDisk có tốc độ đọc lên đến 160 MB/s, cao hơn rất nhiều so với 100 MB/s của chiếc c200 1TB microSDXC UHS-I. Tuy nhiên, tốc độ ghi trên thẻ của Micron lại cao hơn một ít (95 MB/s so với 90 MB/s).
Với dung lượng và tốc độ kỷ lục này, cả hai phù hợp với nhu cầu quay, lưu trữ video 4K, cài đặt các tựa game nặng trên điện thoại hoặc thiết bị điện tử khác như máy chơi game Nintendo Switch, máy bay drone, camera hành trình.
Thẻ 1TB SanDisk Extreme UHS-I microSD được bán ra từ tháng 4/2019 với giá 449,99 USD, trong khi Micron chưa ấn định thời gian và giá bán cụ thể đối với sản phẩm của họ, chỉ hứa hẹn tung ra thị trường trong quý II/2019.
Theo Zing
" alt=""/>Thẻ microSD 1 TB đầu tiên trên thế giới ra mắt tại MWC 2019Siêu mẫu sinh năm 1987 này là fan cuồng của nửa xanh thành Manchester, thần tượng trong lòng Holly Peers chính là tiền đạo gốc Argentina.
Trong trận thắng trước Sunderland, chính Aguero là người mở tỷ số cho Man City trên chấm 11m. Tuy nhiên, hậu vệ McNair của Sunderland mới là người mang đến thắng lợi đầu tiên cho HLV Guardiola sau quả phản lưới "tuyệt đẹp".
Màu xanh là màu tạo cảm giác dễ chịu nhất cho mắt khi ở trong môi trường phẫu thuật nhiều ánh sáng đèn. Ảnh: Nguyễn Minh Tuấn/Zing
Theo bác sĩ chuyên về phẫu thuật này, có nhiều màu xanh được sử dụng trong phòng mổ, không chỉ ở các bệnh viện Việt Nam mà cả trên thế giới. Có nơi dùng màu xanh lá cây, có nơi xanh thẫm, xanh lục… nhưng đều là những màu cho mắt cảm giác dễ chịu nhất.
Thông tin thêm, bác sĩ Bình cho biết, trước kia các phòng mổ đã từng dùng ga trải, toan và quần áo bác sĩ màu trắng. Tuy nhiên, sau đó nhận thấy, màu đỏ của máu bệnh nhân tương phản rất lớn với màu trắng trong phòng mổ khiến kíp mổ nhanh mỏi mắt, gây căng thẳng, phân tán sự chú ý cho các bác sĩ, nhất là các ca phẫu thuật kéo dài.
Do đó, cho đến những năm 60 của thế kỷ 20, áo mổ và khăn trải mổ dần được đổi sang màu xanh lục hoặc xanh da trời - là màu giúp mắt của phẫu thuật viên được thư giãn hơn.
![]() |
Chiếc áo blouse trắng này sẽ được thay bằng áo màu xanh khi bác sĩ Bình bước vào phòng phẫu thuật. Ảnh: Nguyễn Vũ/Zing |
Nói về nguồn gốc của chiếc áo blouse màu trắng – biểu tượng của ngành Y, nhiều tài liệu cho biết: Vào thế kỷ 19, thế giới đã có sự tôn trọng đối với tính chính xác của khoa học, tương phản mạnh với tính "lang băm" và "mụ mị" của ngành y khoa thời bấy giờ.
Để đánh dấu sự chuyển tiếp khác biệt đến một nền y khoa hiện đại mang tính chất khoa học đó, các thầy thuốc đã nghĩ đến việc tự giới thiệu hình ảnh của mình như là những nhà khoa học. Và, họ bắt đầu mặc loại áo biểu tượng nhất cho các nhà khoa học, chiếc áo choàng trắng của phòng thí nghiệm (lab-coat). Cho đến sau này, hình ảnh chiếc áo choàng trắng (được gọi là áo blouse trắng) chính thức trở thành biểu tượng phổ biến của ngành Y trên thế giới.
Ban đầu, chiếc áo choàng trắng hiện đại đã được Bác sĩ George Armstrong (1855–1933) đưa vào sử dụng cho ngành y ở Canada. Ông nguyên là một phẫu thuật viên của Bệnh Viện Tổng Hợp Montreal và là chủ tịch của Hiệp Hội Y Khoa Canada.
(Theo Zing)" alt=""/>Tại sao bác sĩ phẫu thuật mặc áo blouse màu xanh?