Sau 13 năm triển khai, chương trình đã thu hút trên 1,3 triệu Đoàn viên, Thanh niên các tỉnh/thành cả nước tham gia và trở thành sân chơi quen thuộc để các bạn Đoàn viên, Thanh niên thể hiện hiểu biết của mình về Luật Giao thông đường bộ và giao lưu, trao đổi, học hỏi lẫn nhau về những sáng kiến cải thiện thực trạng giao thông tại địa phương của mình. Đây cũng là một trong những hoạt động thiết thực thể hiện trách nhiệm của HVN đối với cộng đồng trong việc góp phần xây dựng xã hội giao thông văn minh và an toàn.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid vẫn diễn biến hết sức phức tạp, cuộc thi đã có những thay đổi về thể lệ và cách thức thi để thích nghi và phù hợp với các Quy định của Chính phủ về phòng chống dịch.
![]() |
Cuộc thi diễn ra qua 2 vòng: Vòng sơ khảo với hình thức bài thi trực tuyến (từ ngày 15/11 - 12/12/2021) và Vòng chung kết với hình thức tham dự trực tiếp kết hợp trực tuyến (27/12/2021). Sau 4 tuần tổ chức, vòng sơ khảo đã thu hút hơn 360 nghìn đoàn viên, thanh niên tham gia, trong đó, Đơn vị có số thí sinh tham gia cao nhất là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP. Hà Nội với hơn 85 nghìn đoàn viên, thanh niên dự thi. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hà Giang là đơn vị tỉnh Đoàn xuất sắc nhất khi có tỷ lệ số thí sinh tham dự trên tổng số Đoàn viên thanh niên của tỉnh cao nhất.
![]() |
Kết thúc vòng sơ khảo, Ban tổ chức đã lựa chọn ra 1 thí sinh đạt giải đặc biệt (thí sinh có tổng số điểm qua 4 tuần thi cao nhất); top 3 thí sinh có kết quả và thời gian tốt nhất mỗi tuần; top 15 thí sinh có số điểm cao nhất, thời gian làm bài nhanh nhất tham gia vòng Chung kết.
Trong chiều 27/12/2021, tại Hội trường 26-3, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Vòng chung kết cuộc thi với 2 phần thi: làm bài thi trắc nghiệm trên máy tính và hùng biện.
![]() |
Tại đây, 15 thí sinh xuất sắc nhất từ Vòng sơ khảo sẽ tranh tài làm bài thi trên máy tính để chọn ra 3 thí sinh xuất sắc nhất tham gia phần thi hùng biện trước ban giám khảo. Đây là cơ hội để các bạn thể hiện những kiến thức về ATGT và sự tự tin khi đứng trên sân khấu trước sự chứng kiến của Ban Giám khảo.
![]() |
Kết thúc cuộc thi, BTC đã chọn và trao giải cho các thí sinh có thành tích xuất sắc nhất, bao gồm: 15 giải Cá nhân dành cho các thí sinh được lựa chọn tham gia Vòng chung kết. Trong đó, 1 giải Nhất trị giá 10 triệu đồng và một xe máy Honda Wave Alpha; 1 giải Nhì trị giá 5 triệu đồng và một Laptop; 1 giải Ba trị giá 3 triệu đồng và một Điện thoại thông minh (hoặc Máy tính bảng), Mũ bảo hiểm; 12 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 1 triệu đồng và Mũ bảo hiểm.
![]() |
Ban tổ chức cũng trao 1 giải Tập thể dành cho tỉnh, thành phố có số thí sinh tham gia/tổng số thanh niên cao nhất. Giải thưởng trị giá 20 triệu đồng và Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; 03 Giải thưởng tuần dành cho Top 3 thí sinh có kết quả và thời gian tốt nhất mỗi tuần với giải Nhất tuần trị giá 1 triệu đồng, một đồng hồ đeo tay, một mũ bảo hiểm; giải Nhì tuần trị giá 1 triệu đồng, một mũ bảo hiểm cả đầu; giải Ba tuần trị giá 1 triệu đồng, một mũ bảo hiểm nửa đầu. Chương trình còn có 1 Giải đặc biệt dành cho thí sinh có tổng số điểm qua 4 tuần thi cao nhất toàn quốc trị giá 3 triệu đồng.
Với đa dạng các hoạt động được tổ chức dành cho các đối tượng khác nhau trên khắp mọi miền Tổ quốc, Công ty Honda Việt Nam mong muốn lan tỏa rộng rãi văn hóa tham gia giao thông văn minh an toàn, từ đó “mang lại cuộc sống tự do, an toàn và thoải mái dành cho tất cả mọi người”, hướng đến mục tiêu kéo giảm số vụ tai nạn và không có người chết do tai nạn giao thông đường bộ theo Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Minh Ngọc
" alt=""/>15 thí sinh xuất sắc vào chung kết ‘Thanh niên với Văn hóa giao thông 2021’Trước thực trạng dân số già đi và số trẻ em sinh ra mỗi năm giảm đến mức báo động, nhà bỏ hoang được xem là vấn đề lớn mà Chính phủ Nhật Bản cần giải quyết.
Ông Jeffrey Hall - Giảng viên tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế Kanda tại Chiba, cho rằng đây là dấu hiệu của sự suy giảm dân số Nhật Bản.
Theo số liệu do Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản tổng hợp, 14% nhà ở tại Nhật Bản không có người ở, bao gồm cả những căn nhà tạm thời bị bỏ trống do chủ đi làm việc ở nước ngoài.
Dù không phải tất cả đều xuống cấp như các “akiya” truyền thống nhưng các chuyên gia cho rằng những căn nhà không có người ở sẽ gây ra nhiều vấn đề khác. Đơn cử như tình trạng nhà mục nát sẽ tăng rủi ro cho lực lượng cứu hộ tại thời điểm xảy ra thảm hoạ động đất hay sóng thần.
Những “akiya” tại Nhật Bản thường được để lại cho thế hệ sau. Nhưng với tỷ lệ sinh giảm mạnh, nhiều căn nhà không có người thừa kế hoặc nếu có thừa kế thì những người trẻ đã chuyển đến các thành phố lớn sinh sống.
Với chính sách thuế của Nhật Bản, một số gia chủ cho rằng việc giữ lại nhà cũ sẽ tiết kiệm hơn so với đập bỏ để xây dựng lại. Ngay cả khi gia chủ muốn bán cũng khó tìm được người mua.
Ông Jeffrey Hall cho biết, nhiều căn nhà bị bỏ hoang có vị trí không thuận lợi, rất khó tiếp cận với phương tiện giao thông công cộng, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ hay cửa hàng tiện lợi.
Gần đây, một số đoạn video thu hút người xem trên mạng xã hội có nội dung người nước ngoài mua những căn nhà giá rẻ tại Nhật Bản rồi cải tạo thành nhà nghỉ hoặc quán cà phê đầy phong cách.
Tuy vậy, ông Jeffrey Hall cho rằng việc này không dễ như mọi người tưởng. Thực tế, những căn nhà như vậy không dễ bán cho người nước ngoài hoặc nếu có thì thủ tục rất rườm rà, nhất là với những người không thành thạo tiếng Nhật.
Những năm gần đây, dân số Nhật Bản liên tục giảm. Như năm 2022, dân số Nhật Bản giảm 800.000 người so với năm 2021, xuống còn 125,4 triệu người.
Theo số liệu chính thức, năm 2023 là năm thứ 8 liên tiếp số ca sinh mới tại Nhật Bản giảm, đây là mức thấp kỷ lục.
Nhiều năm qua, tỷ lệ sinh của Nhật Bản dao động quanh mức 1,3, thấp hơn mức cần thiết 2,1 để duy trì dân số ổn định.
Tính đến ngày 1/4/2024, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho biết số trẻ em dưới 15 tuổi đã giảm năm thứ 43 liên tiếp, xuống còn khoảng 14 triệu người. Đây là mức thấp kỷ lục từ trước đến nay.
Như vậy, vấn đề nan giải của Nhật Bản trong những năm tới đó là nhà bỏ hoang ngày càng tăng trong khi dân số ngày càng giảm.
Tình cờ, Lam Thảo biết tới Blog Chuyên Văn– đứa con tinh thần do chính thầy giáo chủ nhiệm năm lớp 11 của mình lập nên với mục tiêu sáng tạo không gian học thuật cởi mở, lành mạnh cho cộng đồng người học, người dạy và người yêu văn chương. Sau một số bài đăng, Thảo trở thành một thành viên chính thức của Blog.
Nguyễn Đức Lam Thảo, sinh viên ngành Văn học, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM.
Sau hơn 5 năm hoạt động, hiện Blog Chuyên Vănđã đạt đến con số hơn 110.000 lượt theo dõi. Thảo cho biết, đội ngũ Blog Chuyên Vănrất mong muốn fanpage sẽ là nơi kết nối, lan tỏa niềm đam mê và truyền cảm hứng cho các bạn học sinh, sinh viên yêu văn chương.
Không dừng lại ở những nội dung về kiến thức, Blog còn chú trọng đến việc chia sẻ về phương pháp dạy và học nhằm “góp phần kiến tạo nên giờ văn hạnh phúc”.
“Có một số hiểu lầm rằng Blog Chuyên Vănchỉ dành cho giáo viên, học sinh chuyên Văn, nhưng thật ra đây là một kênh dành cho tất cả mọi người. “Chuyên Văn” chỉ đơn giản là “chuyên viết về Văn”, tức người đọc có thể tìm thấy mọi những nội dung về văn chương khi truy cập vào Blog. Đôi khi, đó là những nội dung có phần học thuật, nhưng cũng có khi, Blog sẽ đăng tải những bài viết, góc nhìn mới lạ về cuộc sống hay giới thiệu những trang sách hay...”, Lam Thảo bày tỏ.
Đến thời điểm hiện tại, Thảo cho biết, Blog Chuyên Vănvẫn cố gắng chia sẻ thật nhiều thông tin, kinh nghiệm hữu ích cho cả người dạy và học văn. Không chỉ lan tỏa tri thức bằng những bài viết, Blog cũng đang tập trung phát triển kênh Youtube - nơi các thầy cô, các bạn học sinh có thể tiếp cận các bài giảng văn học bằng cả hình ảnh, âm thanh để tăng cao hiệu quả.
“Mình hy vọng, Blog Chuyên Vănsẽ trở thành một cầu nối giữa những người yêu văn. Và, không chỉ đội ngũ điều hành Blog mới có thể xây dựng nội dung mà bất kỳ ai có khả năng, yêu thích và muốn chia sẻ những kiến thức văn học bổ ích tới cộng đồng đều có thể tìm đến Blog để cùng trao đổi và sẻ chia với mọi người”, Lam Thảo cho biết.
Phố cũ văn chương
Phố cũ văn chươnglà một dự án chia sẻ kiến thức văn học do Hồ Huyền Nga, sinh viên năm thứ Nhất, ngành Truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí & Tuyên truyền thực hiện. Từng đoạt giải Nhì trong kỳ thi HSG quốc gia môn Ngữ văn khi còn theo học tại Trường THPT Chuyên Thái Nguyên, Huyền Nga mong muốn có thể chia sẻ và lan tỏa những kiến thức mình đã tiếp thu được trong suốt quãng thời gian đi học tới nhiều người hơn, đồng thời có thể giúp đỡ cho những bạn học sinh có chung niềm đam mê văn chương trong quá trình tìm hiểu môn học này.
Đầu tháng 2/2021, Phố cũ văn chươngchính thức ra đời. Huyền Nga chia sẻ: “Cái tên Phố cũ văn chươngđến với mình cũng rất tình cờ. Khi ấy, mình bất chợt nghĩ đến một nơi mà ở đó, con người được sống trong những khoảnh khắc bình yên, thư thái nhất. Và thế là mình nghĩ tới “phố cũ”, mang dáng dấp của những con phố nhỏ nơi mình đang ở. Mình mong khi tìm đến Phố cũ văn chương, các bạn có thể vừa học, vừa chơi, vừa tiếp thu kiến thức vừa thư giãn và tìm lại cảm hứng học tập cho mình, từ đó thêm yêu văn chương hơn nhiều lần”.
Hồ Huyền Nga, sinh viên năm Nhất, ngành Truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Mặc dù tự xây dựng fanpage từ con số 0, nhưng hiện tại, Phố cũ văn chương đã có gần 6.000 người theo dõi.
“Ngay từ những ngày đầu khi làm quen với văn học, mình đã biết mình thuộc về thế giới đầy màu sắc này. Tuy trong quá trình học còn nhiều những khó khăn nhưng chưa một ngày nào tình yêu với chữ trong mình mất đi. Và mình hy vọng, những người bạn của mình cũng vậy. Họ sẽ duy trì tình yêu với văn chương, tiếp tục nhen nhóm ngọn lửa đam mê của mình và lan tỏa hơi ấm đến những người xung quanh”, Huyền Nga bày tỏ.
Rubik Văn Chương
Rubik Văn Chươnglà một fanpage có gần 60.000 người theo dõi, do Nguyễn Thị Huyền Trang và Nguyễn Hải Thủy – hai cựu học sinh chuyên Văn, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) lập nên. Quen biết nhau từ những năm lớp 10, sau đó cùng tham gia vào đội tuyển Ngữ văn, cả hai nhanh chóng trở nên thân thiết.
Hải Thủy từng đạt giải Nhất quốc gia môn Ngữ văn, còn Huyền Trang từng giành được giải Ba. Ngoài ra, cả hai từng đạt nhiều giải thưởng khác trong các kỳ thi Olympic môn Văn.
Sau khi lên đại học, dù học ở hai ngôi trường khác nhau là Học viện Báo chí & Tuyên truyền và Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, nhưng cả Thủy và Trang đều mong muốn có thể làm một điều gì đó cùng nhau.
“Chúng em đều rất yêu thích và có niềm đam mê với văn học. Không muốn kiến thức đã học bị lãng phí, cả hai quyết định lập kênh để giới thiệu và lan tỏa kiến thức đến với mọi người. Điều chúng em mong muốn là tạo ra một cộng đồng để mọi người có thể giao lưu, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau về văn học. Với sự gần gũi về độ tuổi, chúng em sẽ biết những khó khăn các bạn đang gặp phải, từ đó xây dựng các bài đăng phù hợp hơn”, Hải Thủy nói.
Hiện tại, Hải Thủy (bên trái) là sinh viên năm của Học viện Báo chí & Tuyên truyền, còn Huyền Trang (bên phải) là sinh viên năm hai của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Dù được thành lập từ tháng 11/2020, nhưng đến nay, những bài đăng của Rubik Văn Chươngđều thu hút rất đông bạn trẻ theo dõi. Bên cạnh việc giúp các bạn học sinh có thể chia sẻ, học hỏi kiến thức và tìm ra định hướng trước sự hoang mang của những lời định kiến về “học văn không có tương lai”, Rubik Văn Chươngcòn tổ chức và hợp tác tổ chức với các nhà sách để tạo ra các sự kiện, tọa đàm văn chương, kết nối các bạn học sinh và những chuyên gia, văn nhân nghệ sĩ. Ngoài ra, Rubik Văn chươngcũng mở các lớp học online và đi đến đội tuyển quốc gia ở các tỉnh để chia sẻ thêm kinh nghiệm của chính mình.
“Đúng như tên gọi của fanpage, điều chúng em muốn đem đến một góc nhìn mới hơn về văn học. Khối rubik đa diện, nhiều màu cũng tương tự như thế giới của văn học, đa dạng và phong phú chứ không hề giản đơn. Và hơn hết, khi xoay cục rubik sẽ tạo ra sự phối hợp các màu sắc khác nhau. Chúng em hy vọng mỗi bạn học sinh có thể tìm thấy và tạo ra cho mình màu sắc riêng, chất văn riêng”, Huyền Trang chia sẻ.
Thúy Nga
Trong đề kiểm tra học kỳ I khối 11 môn Ngữ văn của Trường THPT Nguyễn Trãi (Thái Bình) xuất hiện bài thơ của một nữ sinh năm thứ 2, đồng thời cũng là tác giả của hàng loạt bài thơ tự do nổi tiếng trên mạng xã hội.
" alt=""/>Những blog văn học giúp Gen Z không còn sợ môn Văn