TN - Thắm Nguyễn
" alt=""/>'Chủ tịch' đa tài 19 tuổi, 6.5 IELTS vào chung kết Hoa hậu Việt Nam 2022“Người Việt quá tin vào may rủi”
Theo ông Sơn, người Việt quá ỉ lại vào việc được thiên nhiên ưu đãi nên sinh ra lối sống lười biếng lao động, thiếu ý thức trong khai thác tài nguyên.
"Đáng lý người Việt phải biết tìm cách làm chủ thì lại quá lệ thuộc vào trời. Trong quá trình sống hay lao động sản xuất, người Việt thường tin vào số phận, may rủi, trông chờ vào thiên nhiên, dẫn đến việc dễ chán nản, chùn bước khi gặp phải khó khăn", ông Sơn nói.
PGS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hoá nghệ thuật quốc gia đã chỉ ra nhiều "thói hư, tật xấu" của người Việt Nam.
Vì lối lao động sản xuất chỉ biết dựa trên kinh nghiệm về thời tiết nên người Việt hiện nay thiếu ý thức nghiên cứu khoa học. Lối sống tiểu nông còn dẫn đến sự tùy tiện, manh mún, không biết lo xa, thiếu đầu óc tính toán trong kinh doanh, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
Nhiều người đề cao thói quen “ăn xổi, ở thì" và những lợi ích thiết thực trước mắt nên ít chú tâm đến lợi ích chiến lược bền lâu.
Viện trưởng Viện Văn hoá nhận định, cũng vì chịu ảnh hưởng bởi truyền thống "dùi mài kinh sử" vượt qua các kỳ thi nhằm có địa vị xã hội để hưởng vinh hoa phú quý nên nhiều người Việt học hành không đến nơi đến chốn.
Theo một số cuộc điều tra xã hội học cho thấy, số người đến thư viện đọc sách, học tập, nghiên cứu vì say mê khoa học không nhiều mà họ đến chỉ để đọc sách hay học tập ôn thi hoặc hoàn thành một chứng chỉ rồi bỏ đấy.
“Do đó, khi học tập, nghiên cứu, người Việt nặng nề với giáo điều, sao chép và thuộc lòng các lý thuyết có sẵn. Lối học đó đã trói buộc những sáng kiến, kìm hãm lối tư duy phản biện, dẫn tới thiếu tự ti, không dám vượt bỏ quá khứ”, ông khẳng định.
“Người Việt hư danh, ảo tưởng, sĩ diện”
Sĩ diện là một trong những thói xấu được PGS Bùi Hoài Sơn nêu ra. Theo ông, người Việt Nam thường giấu đi cái nghèo, cái khổ (đói cho sạch, rách cho thơm). Không mấy người Việt thú thật được nỗi cực nhọc, vất vả đã từng phải chịu đựng, từ đó dẫn đến thói kiêu căng.
Truyền thống trọng danh cũng là một đặc trưng của người Việt. Một điều tra năm 1996 cho thấy, khoảng 60% công nhân Việt Nam mong muốn con cái mình trở thành trí thức, chỉ có số ít mong muốn con cái nối tiếp sự nghiệp của mình, tức trở thành công nhân.
“Song đi liền với tính trọng danh là thói háo danh, mua danh được thể hiện rõ qua nạn bằng giả, bằng thật học giả trong xã hội hiện nay”, ông Sơn nói.
PGS Bùi Hoài Sơn phát biểu tại hội thảo "Vai trò của truyền thông trong văn hoá ứng xử hiện nay" do Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch phối hợp cùng Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
Tính cục bộ, kéo bè cánh, chỉ vì lợi ích cá nhân, địa phương cục bộ khiến người Việt khó hoà nhập với nền kinh tế toàn cầu. Tình trạng níu kéo nhau, không muốn cho người khác hơn mình cùng thói quen ghen ghét, đố kỵ, dẫn đến việc "một người thì làm tốt, ba người thì làm tồi, bảy người thì làm hỏng".
Dẫn lại kết quả Viện Nghiên cứu xã hội Mỹ về 10 đặc điểm cơ bản của người Việt Nam, ông Sơn cho biết, người Việt cần cù lao động song để thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng; mặc dù thông minh, sáng tạo nhưng chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.
Bên cạnh đó, mặc dù khéo léo nhưng ít người cố gằng duy trì tới cùng; vừa thực tế, vừa mơ mộng nhưng lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.
Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh cũng là một đặc điểm nổi bật của người Việt. Tuy nhiên, người Việt lại ít khi học "đến đầu đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất căn bản. Ngoài ra, việc học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam, bởi khi còn nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì trí đam mê.
Mặc dù người Việt có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.
Ngoài ra còn một số những đặc điểm khác của người Việt như xởi lởi hiếu khách song không bền; tiết kiệm song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ như vì sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời; thích tụ tập nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh; yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục.
Viện trưởng Sơn cho rằng nếu không thẳng thắn thừa nhận những thói xấu trên và tìm giải pháp khắc phục sẽ tạo rào cản và sức ì nặng nề cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Thúy Nga
GS. Trần Ngọc Thêm không ngần ngại gọi những giá trị mà chúng ta vẫn tự hào lâu nay – sự cần cù và hiếu học – là “huyền thoại".
" alt=""/>'Người Việt sĩ diện, khoe khoang, dễ chán nản khi gặp khó'Do 12 giảng viên viết đơn xin nghỉ việc tập thể, lãnh đạo nhà trường yêu cầu từng cá nhân làm đơn riêng rẽ để giải quyết. Sau đó, 1 giảng viên đã xin rút, còn 11 giảng viên nộp đơn xin nghỉ.
Bà Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn xác nhận sự việc.
“Theo quy định của pháp luật, các giảng viên này được quyền đơn phương nghỉ việc. Do đó, nhà trường đã giải quyết chấm dứt hợp đồng lao động theo hình thức tự ý, đơn phương nghỉ việc" bà Lan cho hay.
![]() |
11 giảng viên của một khoa ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM ồng loạt xin nghỉ việc |
Xin nghỉ vì bất đồng với Trưởng khoa?
Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM thông tin, gần đây nội bộ khoa Hàn Quốc học có nhiều bất đồng và sự việc đã được khoa báo cáo với trường từ tháng 9/2020.
Ban giám hiệu nhà trường đã gặp ban chủ nhiệm khoa để trao đổi về công tác quản lý đồng thời nhắc nhở trưởng khoa rút kinh nghiệm trong cách ứng xử với các giảng viên. Mặt khác, trường cũng gặp mặt tất cả giảng viên của khoa để tìm hiểu thêm thông tin, lắng nghe tâm tư nguyện vọng.
Cụ thể, nhiều giảng viên của khoa Hàn Quốc học phản ánh việc khoa đưa ra nhiều quy định như đi họp muộn 15 phút coi như vắng, vắng họp vài buổi bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ... Về vấn đề này trưởng khoa đã giải thích là giúp mọi người có trách nhiệm hơn, chỉ mang tính chất nhắc nhở và trên thực tế, chưa có giảng viên nào bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ chỉ với lý do đi họp không đầy đủ.
Vào tháng 10 năm ngoái, trong buổi tiếp công dân của trường, nhóm giảng viên khoa Hàn Quốc học cũng phản ánh nhiều vấn đề về việc quản lý của trưởng khoa. Trường đã yêu cầu các giảng viên này làm văn bản kiến nghị cụ thể, từng vấn đề để trường xác minh và xử lý. Sau đó, ngày 21/10, trường nhận được văn bản của Thanh tra Chính phủ, chuyển đơn phản ánh của các giảng viên trên đối với trưởng khoa Hàn Quốc học và Nhà trường đã tiến hành xác minh.
Khi có kết quả, trường đã gửi cho Thanh tra Chính phủ, ĐH Quốc gia TP.HCM và 12 giảng viên khoa Hàn Quốc học. Kết quả xác minh chỉ rõ 11 vấn đề mà các giảng viên này phản ánh không đúng sự thật. Trong đó, thông tin bổ nhiệm trưởng khoa Hàn Quốc học không đúng chuẩn là không có cơ sở, nhà trường không làm trái quy định của pháp luật.
Bà Lan cho hay, ban giám hiệu đã ghi nhận ý kiến của giảng viên, những điểm chưa hợp lý đã yêu cầu trưởng khoa rút kinh nghiệm, thống nhất cùng cho thời gian để khoa thay đổi. Tuy nhiên sau đó, trường nhận được đơn xin nghỉ việc tập thể của 12 giảng viên khoa Hàn Quốc học với lý do không đồng ý với kết luận xác minh của nhà trường.
Với 11 giảng viên đã nộp đơn riêng lẻ xin nghỉ, nhà trường có văn bản thông báo, nếu không có ý kiến gì khác, trường sẽ có quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc theo hình thức đơn phương kết thúc hợp đồng lao động.
Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học và Xã hội Nhân văn TP.HCM thừa nhận việc 11 giảng viên của 1 khoa xin nghỉ là sự việc không như mong muốn nhưng nhà trường tôn trọng nguyện vọng của họ và đã giải quyết theo yêu cầu cá nhân, đúng quy định pháp luật.
"11 người ra đi toàn người giỏi"
Trong khi đó, chia sẻ với VietNamNet, một trưởng khoa công tác ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM thẳng thắn: "Trưởng khoa chưa biết cách lãnh đạo gây bức xúc cho giảng viên nên họ xin nghỉ đồng loạt. Trong việc này trưởng khoa có thể không sai nhưng cứng quá và giữa không sai với lãnh đạo tốt là hai việc khác nhau. Trưởng khoa phải làm sao để được mọi người ủng hộ”.
Một cá nhân từng tham gia đặt nền móng cho khoa Hàn Quốc học bộc bạch: “Đây là điều đau lòng và chẳng có ai muốn. Lúc trước Hàn Quốc học là một bộ môn của khoa Đông Phương nhưng đến năm 2015 đã phát triển thành một khoa và được cơ quan chính phủ của Hàn Quốc thừa nhận. 11 người ra đi toàn là những người giỏi, nếu như vậy thì khoa chỉ còn 7 người, rất xót xa".
Ngay sau khi 11 giảng viên xin nghỉ, để đảm bảo công tác giảng dạy, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM đã tuyển dụng đội ngũ mới để thay thế những người nghỉ.
“Số lượng sinh viên nhập học vào Khoa hàng năm khoảng 120 - 150 em và tăng lên đến 200 em trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu học về tiếng Hàn và Hàn Quốc học ngày càng tăng của sinh viên, tạo cơ sở xây dựng Khoa phát triển vững mạnh, Khoa Hàn Quốc học tiến hành tuyển dụng vị trí giảng viên và chuyên viên phục vụ đào tạo”- Khoa này đăng tải thông tin tuyển dụng
Minh Anh
Những ngành học "hot" có điểm chuẩn cao chót vót lộ diện sau khi các trường ĐH công bố điểm chuẩn xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020.
" alt=""/>Hiệu trưởng lên tiếng vụ 11 giảng viên Hàn Quốc học đồng loạt nghỉ việc