
![]() |
Lấy nước đường xabắt đầu bằng hai câu chuyện, được kể trong các phần xen kẽ, về hai đứa trẻ ở hai thời kỳ khác nhau – hai bộ tộc đối lập nhau tại Sudan, một cô gái năm 2008 và một cậu bé năm 1985.
Cô gái Nya với công việc đi lấy nước cho cả gia đình tại một cái ao cách nhà 8 tiếng đi bộ. Nya thực hiện hai chuyến đi đến ao mỗi ngày. Cậu bé Salva là một trong những người tị nạn đi tìm kiếm gia đình và một nơi an toàn để ở. Chịu đựng mọi khó khăn và Salva là một người sống sót!
Câu chuyện của Nya và Salva đã giao thoa với nhau một cách đánh kinh ngạc và đầy cảm động. Nya kết thúc hành trình đi bộ 8 tiếng mỗi ngày để lấy nước và Salva vẫn tiếp tục hành trình mang nước sạch đến cho người dân Sudan của mình.
Câu chuyện sâu sắc về cuộc đời của Salva đã khuyến khích tất cả hãy tiếp tục bước đi, ngay cả khi đối mặt với những thách thức lớn nhất của cuộc đời.
Đọc sách nhiều người sẽ thắc mắc tự vấn: "Làm sao một thằng bé mới chỉ vỏn vẹn 11 tuổi lại có thể vượt qua được cả hành trình gian nan, nhiều cay đắng tới vậy?". Có lẽ đó là bởi hy vọng được đoàn tụ gia đình lúc nào cũng hừng hực cháy trong cậu.
Cuốn sách mỏng này hoàn toàn xứng đáng có mặt trong giá sách nhà bạn, để ngày nào đó, cả nhà bạn sẽ cùng quây quần bên nhau, mở từng trang sách ra đọc và cảm thấy, thật may mắn vì mình được sống, thật may mắn vì mình được ở cạnh bên nhau trên một đất nước không chiến tranh, dịch bệnh, đói khát. Cuộc sống lúc nào cũng thật đẹp!
Nam Sudan, 2008 Nya thả chiếc can và ngồi bệt xuống đất. Nó luôn cố gắng tránh xéo phải những cây cỏ gai mọc ven lối đi nhưng không dễ. Gai nhọn vương khắp nơi. Con bé nhìn xuống lòng bàn chân. Đây rồi, nửa cái gai nhọn đâm đúng giữa gót chân. Nya lấy tay nặn xung quanh cái gai. Đoạn với tay nhặt lấy một cái gai khác trên mặt đất để khêu cái gai găm ở gót chân ra. Con bé mím chặt môi vì đau quá. Nam Sudan, 1985 BÙM! Salva ngoảnh lại và quan sát. Phía sau nó, một cột khói đen khổng lồ từ từ bay lên. Lửa bốc ra từ đó. Trên đầu, một chiếc phản lực quay đầu lao vút đi như một con ác điểu. Khói bụi mịt mù và Salva không còn nhìn thấy được ngôi trường thân yêu của nó nữa. Nó vấp chân suýt ngã. Nhưng phải tiếp tục chạy không được ngoái đầu lại. Vì không nó sẽ chậm lại. Salva cúi thấp đầu xuống và chạy. Nó chạy miết tới khi không còn hơi để chạy nữa. Nó lê từng bước. Liên tục như vậy trong mấy giờ đồng hồ cho tới khi mặt trời gần tắt hẳn. Đi cùng nó còn rất nhiều người nữa. Nhiều đến mức mà nó chắc rằng nguyên làng, nơi có trường nó học, cũng không thể nhiều người đến vậy. Hẳn là toàn bộ số người của cả vùng đất này đang cùng di tản. Vừa đi, những ý nghĩ miên man cứ hiện lên trong đầu Salva theo từng nhịp bước. Mình đang đi đâu đây? Gia đình mình đâu? Liệu mình có còn được gặp lại gia đình không? Đoàn người dừng lại khi trời tối hẳn không còn nhìn thấy lối đi nữa. Ban đầu họ đứng tản mát, thi thoảng có vài tiếng rì rầm, nhưng phần lớn đều lặng im trong sợ hãi. Một lát sau, vài người đàn ông trung niên túm tụm lại bàn bạc gì với nhau rồi một người nói lớn, “Bà con, hãy đứng cùng với người làng mình. Bà con sẽ tìm thấy người quen.” Salva đi vòng quanh tới lúc nghe thấy tiếng gọi “Loun-Ariik! Ai người làng Loun-Ariik tới đây nào!” Salva thấy người nhẹ bẫng. Đó là người làng nó. Nó vội vàng đi theo tiếng gọi. Khoảng hơn chục người đứng thành một nhóm bên lề đường. Salva liếc qua từng khuôn mặt. Chẳng có ai trong gia đình nó cả. Nó chỉ nhận ra vài người – một người mẹ bồng con, hai người đàn ông, một bạn gái chừng tuổi nó – nhưng chẳng biết rõ ai cả. Dầu sao thì nhìn thấy những gương mặt quen cũng dễ chịu lắm rồi. Cả đoàn người qua đêm đó ven đường, những người đàn ông trong đoàn thay phiên nhau thức để canh gác. Sáng hôm sau, đoàn người lại tiếp tục lên đường. Salva đi giữa đoàn với mấy người lớn cùng làng với nó. Đến đầu giờ chiều thì nó nhìn thấy một toán lính ở phía trước. Trong đoàn có người nói khẽ, “Phiến quân đấy!” Phiến quân là những người đang chống lại chính phủ. Salva đi ngang qua mấy binh sĩ đang đứng ven đường. Mỗi người mang một khẩu súng lớn. Súng của họ không chĩa về đám đông nhưng trông vẫn rất dữ tợn và đề phòng. Một vài phiến quân nhập vào đoàn người, lặng lẽ đi phía sau. Giờ thì cả đoàn người đã bị bao vây. Không biết chúng sẽ làm gì đây? Gia đình mình đâu rồi? Cuối ngày, cả đoàn người đi tới một doanh trại của phiến quân. Đám lính ra lệnh cho họ chia thành hai nhóm – đàn ông vào một nhóm và nhóm còn lại gồm trẻ em, người già và phụ nữ. Các cậu tuổi teen có vẻ được xem là đàn ông rồi dù chỉ lớn hơn Salva một chút, và phải đứng vào nhóm một. Salva thoáng chút lưỡng lự. Nó mới mười một tuổi nhưng xuất thân từ một gia đình quyền quý. Tên nó là Salva Mawien Dut Ariik sống ở ngôi làng được đặt tên theo tên ông nội nó. Bố nó luôn dạy nó phải hành xử như một người đàn ông – để noi theo các anh trai và làm gương cho thằng Kuol. Salva bước mấy bước lại phía mấy chú, mấy bác. “Này!” Một tên lính tiến về phía Salva và tay giơ súng lên. Salva sợ điếng người. Nó chỉ nhìn thấy họng súng đen ngòm đang chĩa thẳng vào mặt. Đầu súng đã chạm hẳn vào cằm nó. Salva cảm thấy như hai đầu gối nhũn ra. Nó nhắm tịt mắt lại. Nếu chết bây giờ, mình sẽ không bao giờ được gặp lại gia đình nữa. Ở chừng mực nào đó, ý nghĩ này đã giúp nó đủ mạnh mẽ để khỏi đổ gục xuống vì sợ. Nó hít một hơi dài rồi mở mắt ra. Tên lính chỉ cầm súng một tay thôi. Hắn không ngắm bắn mà chỉ dùng nòng súng nâng cằm nó lên hòng nhìn cho rõ mặt. “Ra đằng kia đi,” tên lính nói. Hắn đưa khẩu súng chỉ về phía nhóm phụ nữ và trẻ em. “Mày chưa đủ tuổi đâu nhóc. Cứ từ từ!” Hắn cười hềnh hệch và vỗ vai Salva. Salva đành lon ton đi sang gia nhập nhóm phụ nữ. Sáng hôm sau, phiến quân lại tiếp tục di chuyển. Chúng bắt những người đàn ông phải khuân vác nào súng nhỏ, nào súng lớn, nào đạn dược, nào thiết bị thông tin. Salva nhìn thấy một người đàn ông có vẻ như không muốn đi cùng phiến quân. Ngay lập tức người này bị một tên lính dùng báng súng đánh thẳng vào mặt, ngã lăn xuống đất và máu chảy đầm đìa. Kể từ đó, chẳng ai còn dám chống đối nữa. Những người đàn ông phải oằn vai mang vác đồ đạc và rời doanh trại. Những người còn lại cũng lục đục lên đường. Nhưng họ đi theo hướng ngược lại với đám phiến quân, vì phiến quân đi đến đâu thì chắc chắn có chiến sự xảy ra ở đó. Salva đi cùng nhóm người làng Loun-Ariik. Nhưng giờ còn ít người hơn vì những người đàn ông đã bị phiến quân bắt đi theo. Trừ mấy đứa sơ sinh, Salva giờ là đứa trẻ con duy nhất trong nhóm. Tối hôm đó, đoàn người trú tạm trong một cái chuồng bò. Salva trở mình liên tục trong đám cỏ ngứa ngáy. Mình đang đi đâu đây? Gia đình mình đâu? Khi nào thì được đoàn tụ? Nó phải nằm rất lâu mới ngủ được. ... Ngay cả khi chưa tỉnh ngủ hẳn, Salva đã cảm thấy bất ổn. Nó nằm im, mắt nhắm tịt, cố nghe ngóng xem điều gì xảy ra. Cuối cùng, nó cũng ngồi dậy và mở mắt. Chẳng còn ai trong chuồng bò. Salva đứng bật dậy, nhanh đến nỗi cảm thấy hơi chóng mặt. Nó chạy vội ra cửa và nhìn quanh. Không có ai. Tuyệt nhiên không một bóng người. Họ đã bỏ cả đi. Chỉ còn nó bơ vơ một mình. (Trích đoạn cuốn sách) |
Tình Lê
Kết hợp những ưu điểm tuyệt vời của cả truyện cổ tích và dòng sách tương tác, Truyện cổ tích hình nổi không chỉ đơn thuần là sách mà còn là món “đồ chơi tri thức” đầy sáng tạo.
" alt=""/>Câu chuyện có thật về cậu bé 11 tuổi tạo nên điều kỳ diệuChồng của bà Radhamani mở Trường dạy lái xe AZ, Kochi ở Kerala, Ấn Độ vào năm 1970. Thật không may vào năm 2004,bà Radhamani mất chồng trong một vụ tai nạn. Sau sự cố này, bà bắt đầu giúp các con của mình điều hành trường dạy lái xe do chồng xây dựng. Radhamani cũng là người phụ nữ đầu tiên ở Kerala có bằng lái xe hạng nặng. Đó là vào năm 2021, bà đã nhận được giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Bà có bằng đầu tiên cho cả xe buýt và xe tải vào năm 1988.
Để điều hành một trường dạy lái xe, chủ sở hữu hoặc người dạy phải có giấy phép cho phương tiện mà họ dạy. Radhamani hiện không lái bất kỳ phương tiện nào trong số này vì bà không phải là thành viên của nhóm dạy học sinh thường xuyên nhưng thỉnh thoảng bà cũng thể hiện điều đó cho học sinh. Bà Radhamani hiện điều hành trường dạy lái xe cùng với hai con trai, con dâu và cháu trai của mình.
![]() |
Cụ bà 71 tuổi có bằng lái cho nhiều xe hạng nặng |
Bà ấy có lẽ là tài xế phụ nữ duy nhất ở Kerala, thậm chí ở Ấn Độ có bằng lái cho 11 loại phương tiện. Điều thú vị, dù là một người có bằng lái cho nhiều loại phương tiện, nhưng bà Radhamani lại nhận bằng lái xe hai bánh tương đối muộn. Bà nhận nó vào năm 1993.
Hoàng Anh (theo Cartoq)
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Xe hơi đối với tôi giống như một người bạn không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Tôi thà ít đi một miếng đất, nhưng không thể thiếu xe hơi.
" alt=""/>Cụ bà 71 tuổ có bằng lái cho 11 loại phương tiệnTheo CNN, chuyến tàu cũng mang theo một chiếc hộp đặc biệt của Jeff Koons - nghệ sĩ đắt giá bậc nhất thế giới hiện nay.
Ngay sau khi tàu Odysseus hạ cánh, Koons chia sẻ trên Instagram rằng cuộc đổ bộ trên là “thành tựu đáng kinh ngạc” và ông rất vinh dự được tham gia vào sứ mệnh. Trong một bài đăng trước đó, nghệ sĩ người Mỹ đã mô tả vụ phóng tàu vũ trụ là sự kiện ngoạn mục.
Vậy Koons đang trưng bày những gì trên Mặt Trăng lẻ loi? Trong chiếc hộp trong suốt nói trên là 125 bản điêu khắc mini về mặt trăng, mỗi bản có đường kính khoảng 2,5cm. Tác phẩm có tên Pha Trăng(Chu kỳ Mặt Trăng), hiển thị 62 hình ảnh của Mặt Trăng khi nhìn từ Trái Đất và một nguyệt thực.
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất. Các Pha Trăng thường được biết tới với những tên gọi như Trăng mới (Sóc), Trăng lưỡi liềm đầu tháng (Trăng non), Bán nguyệt đầu tháng (Trăng thượng huyền), Trăng khuyết đầu tháng, Trăng tròn (Vọng, Trăng rằm)…
Mỗi bản điêu khắc đều ghi tên một nhân vật đem lại sự đột phá trong lịch sử nhân loại, bao gồm nhà triết học Aristotle, nhạc sĩ - ca sĩ David Bowie, họa sĩ Leonardo da Vinci, ca sĩ Billie Holiday, nhà văn Gabriel García Márquez, họa sĩ Andy Warhol, tiểu thuyết gia Virginia Woolf…
Koons đã lấy cảm hứng từ Mặt Trăng như biểu tượng của sự tò mò và quyết tâm. Thông tin từ gallery của họa sĩ 69 tuổi cho hay: “Dự án mới của Jeff Koons mang đến cho người xem góc nhìn về vị trí của họ trong vũ trụ rộng lớn, khuyến khích những suy ngẫm và chiêm nghiệm sâu sắc”.
Ngoài tác phẩm được gửi lên Mặt Trăng, Koons cũng sẽ tạo ra những phiên bản lớn hơn (đường kính 39,9cm) để trưng bày ở Trái Đất. Chất liệu là loại thép không gỉ sáng bóng từng được họa sĩ sử dụng để tạo ra các tác phẩm triệu đô của mình. Mỗi “Mặt Trăng” còn được nạm một viên kim cương, hồng ngọc.
Pha Trăng là tác phẩm nghệ thuật được người sáng tác ủy quyền đầu tiên chính thức xuất hiện trên Mặt Trăng.
Trước đó, năm 1971, phi hành đoàn Apollo 15 đã để lại bức tượng bằng nhôm của nghệ sĩ người Bỉ Paul Van Hoeydonck cũng như một tấm bia tưởng niệm 14 phi hành gia đã hy sinh khi phục vụ.
Ngoài ra, có tin đồn, sáu nghệ sĩ nổi tiếng - Andy Warhol, Robert Rauschenberg, John Chamberlain, Claes Oldenburg, Forrest Myers và David Novros - đã bí mật gửi một tác phẩm nghệ thuật chung trên tàu Apollo 12. Tác phẩm hợp tác của họ mang tên Bảo tàng Mặt trăng là một viên gạch gốm nhỏ có nét vẽ của cả sáu người.
Chuyến đi của tàu Odysseus đã khép lại cuộc đua không gian giữa Koons và nghệ sĩ Sacha Jafri đến từ Dubai. Tháng trước, Jafri đã hy vọng có được tác phẩm nghệ thuật ủy quyền đầu tiên trên Mặt Trăng. Bản khắc laser trên hợp kim vàng có tên Chúng ta cùng lớn lên dưới ánh trăngđược đưa lên tàu Peregrine vào ngày 8/1. Tuy nhiên, ngay sau khi cất cánh, Peregrine gặp vấn đề về nhiên liệu và bị hỏng hóc. Chín ngày sau, tàu rơi xuống Trái Đất, bốc cháy trong bầu khí quyển.
Jeff Koonsnổi tiếng với những tác phẩm điêu khắc bằng kim loại lấy cảm hứng từ những quả bóng bay hình chú chó, thỏ và các đồ vật thường ngày. Chính những tạo hình bóng bẩy đó giúp cho Koons trở thành triệu phú với khối tài sản 400 triệu USD. Tác phẩm có giá đắt kỷ lục của ông là Thỏ bóng bay- 91,1 triệu USD bán năm 2019. " alt=""/>Điểm đặc biệt của tác phẩm nghệ thuật được đưa lên Mặt Trăng