Đáng tiếc, nền tảng này không thể giữ chân các idol, streamer của mình lâu hơn trước làn sóng từ Bigo Live, Nimo TV, Nonolive để rồi đành âm thầm đóng cửa vào khoảng cuối năm 2018.
Nỗ lực thay đổi và làm mới sản phẩm của VNG bằng 360Live sau đó cũng không đạt được hiệu quả khi nền tảng này cũng âm thầm dừng hoạt động từ lâu. Các số liệu nội bộ liên quan đến những sản phẩm của công ty chưa từng được VNG chính thức công bố, nhưng ước tính ở thời kỳ hoàng kim TalkTV thu hút khoảng 100.000 người xem cùng thời điểm (CCU), theo cựu Giám đốc sản phẩm Lã Xuân Thắng.
Còn với Umbala, CEO Nguyễn Minh Thảo đã nhiều lần thừa nhận việc bị đối thủ TikTok dùng tiền đè bẹp như thế nào. Công ty của anh từng bị đối thủ chèo kéo nhân sự với mức đề nghị (offer) gấp 5 lần và lôi kéo những người làm nội dung nhảy sang TikTok với mức giá 200.000 đồng/video.
Công ty mẹ của TikTok, ByteDance, từng bỏ tới 1 tỷ USD để thâu tóm Musical.ly của Mỹ hồi năm 2017. Trong khi đó, Bigo Live, Nimo TV hay Nonolive đều nhận được hàng trăm triệu USD tiền đầu tư để tấn công vào thị trường ở khu vực Đông Nam Á.
Bigo Live đã bị YY.com của Trung Quốc mua lại hồi năm 2019. Cả Nonolive và Nimo TV thì đều thuộc sở hữu của hai nền tảng livestream lớn nhất nhì Trung Quốc là Douyu và Huya. Cổ đông lớn nhất ở đây chính là gã khổng lồ Tencent.
Có thể thấy, đặc điểm chung của những nền tảng ngoại là ‘mạnh vì gạo, bạo vì tiền’. Vì thế các idol, streamer Việt khó lòng cưỡng lại những lời mời gọi béo bở. Linh Ngọc Đàm từng tiết lộ cô được trả 20.000 USD/tháng để làm việc cho Nonolive hồi năm 2018, nhưng đây vẫn chưa phải là streamer nằm trong nhóm thu nhập cao nhất Việt Nam hiện nay.
![]() |
Một số nền tảng trong hệ sinh thái mobile ngày trước (nguồn: Adsota) |
Vấn đề thiếu vốn không chỉ ảnh hưởng đến khả năng mở rộng của nền tảng Việt. Nó còn trực tiếp làm suy yếu khả năng duy trì và phát triển sản phẩm nội bộ. Ở thời điểm huy hoàng, ccTalk (hay TalkTV sau này) thường xuyên bị người dùng phản ánh vì tình trạng lag giật, lỗi sau khi update. Khả năng chịu tải của server, băng thông (bandwidth) là rào cản lớn khiến lượng người xem nền tảng này không có được sự ổn định và bứt phá như Facebook hay YouTube bây giờ.
Kỷ lục livestream của Facebook Gaming ở Việt Nam là 137.000 người xem cùng lúc do Nam Blue vừa thiết lập hồi tháng 8/2020. Trong khi đó, YouTube cũng vừa ghi nhận kỷ lục 242.000 người xem Độ Mixi sau vụ scandal chửi bậy bị lên sóng VTV. Còn với TalkTV, kỷ lục cao nhất được tạo ra là 30.000 người xem trận showmatch giữa hai tuyển thủ QTV và SofM hồi năm 2015.
Đấy mới chỉ là tính riêng mảng game, ở các lĩnh vực khác, TalkTV hay bất cứ nền tảng Việt nào đều không có cửa so sánh với đối thủ ngoại. Gần nhất, Rap Việt đã lập kỷ lục xem truyền hình đối với một gameshow bằng con số 700.000 người xem cùng lúc trên YouTube. Xa hơn, các trận đấu của U23 Việt Nam từng lập kỷ lục người xem trên YouTube hay Facebook lên tới cả triệu người cùng lúc.
![]() |
Mạng xã hội Việt Gapo hiện có hơn 4 triệu người dùng nhưng không rõ lượng người dùng thường xuyên là bao nhiêu (DAU, MAU) |
Gần đây, những mạng xã hội Việt như Gapo hay Lotus cũng cố gắng làm điều tương tự khi lôi kéo những người nổi tiếng livestream nhằm thu hút người xem trực tiếp các nền tảng. Tuy nhiên, các mạng xã hội này vẫn gặp phải bài toán khó tương tự TalkTV ngày nào.
Nhìn về thành công gần đây của TikTok, khi được ICTnews đặt câu hỏi, cả VNG và Umbala đều chưa đưa ra được đáp án vì sao nền tảng Việt thường gặp khó trên sân nhà, tính tới thời điểm viết bài. Nếu không thể tìm ra được đáp án, việc đánh bật đối thủ mới nổi như TikTok đã khó, với những kẻ ‘già dơ’ như YouTube hay Facebook còn khó nhằn hơn.
Phương Nguyễn
Trước khi lâm vào cảnh lao đao như hiện nay, TikTok đã trở thành một bài học kinh điển (case study) về thành công trên vai người khổng lồ mà các startup công nghệ Việt có thể học hỏi.
" alt=""/>Vì sao nền tảng công nghệ Việt thường thua đau trên sân nhà?Báo cáo nhận định, sự chuyển đổi từ nền kinh tế ngoại tuyến sang trực tuyến, vốn được dự kiến sẽ diễn ra trong 5 năm nhưng nay đã hoàn thành chỉ trong 1 năm, nhanh hơn nhiều so với dự báo trước đó. Điều này phù hợp với nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành, khi có người thậm chí cho rằng chỉ trong năm 2020, dịch bệnh khiến nền kinh tế online tiến bộ hơn tới 10 năm.
Theo báo cáo, 65% người tiêu dùng Việt Nam có độ tuổi trên 15 là người tiêu dùng trực tuyến; 46% trong số đó đã chuyển sang sử dụng kênh trực tuyến là kênh mua sắm chính.
Người dùng Việt rất cởi mở với mua sắm online và những thương hiệu mới. Số lượng website thương mại điện tử trung bình mà họ mua hàng tăng từ 4 website năm ngoái lên 5,7 website trong năm 2020, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
64% trong 3.500 người được khảo sát sẵn sàng thử mua hàng ở trang web mới và 69% trả lời là đã thay đổi thương hiệu mà họ hay mua trong 3 tháng qua. Lý do cho sự cởi mở và thay đổi là họ tìm được sản phẩm thay thế có chất lượng tốt hơn và giá trị tương xứng với số tiền bỏ ra. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho các thương hiệu và nhà bán hàng mới.
Điều thú vị rằng cả người Việt Nam lẫn khu vực Đông Nam Á cho biết họ không biết mình muốn mua gì hay từ đâu khi mua sắm trực tuyến. Hơn 70% người dùng Việt Nam mua sắm online mà không dự định trước sẽ mua gì. Họ thường lên mạng khám phá tìm cảm hứng và có 47% đơn hàng thành công sau các hoạt động này.
So với năm 2018, việc mua sắm trực tuyến trong năm 2020 tăng trên tất cả các danh mục. Cao nhất ở ngành hàng tạp hóa (tăng 1,8 lần), tiếp đến là thời trang (1,6 lần), chăm sóc sức khỏe (1,5 lần), đồ dùng gia đình (1,4 lần) và đồ điện tử (1,4 lần).
Báo cáo khẳng định, tổng giá trị tiêu dùng từ hoạt động mua sắm trực tuyến cũng tăng đồng thời với số lượng người tiêu dùng trên mạng. Năm 2020 đạt mức 7 tỷ USD, gấp đôi so với năm 2018. Với tốc độ như trên, tổng giá trị tiêu dùng của hoạt động mua sắm trực tuyến sẽ tăng gấp khoảng 3,7 lần vào năm 2025.
Doanh thu thuần bán lẻ trực tiếp (GMV) của Việt Nam được dự đoán đạt 25 tỷ USD vào năm 2025, tăng thêm 1 tỷ so với dự đoán từ năm ngoái của Forrester Forecast View, đứng thứ hai trong khu vực chỉ sau Indonesia. Trong đó, bách hóa là ngành có mức tăng trưởng nhanh nhất với tỷ lệ tăng trưởng kép trung bình hàng năm đạt 32%.
Hải Đăng
Grab và MoMo đều là những tên tuổi quen thuộc nhưng khá mới mẻ khi tham gia vào thương mại điện tử tại Việt Nam gần đây.
" alt=""/>Người Việt cởi mở với mua sắm trực tuyếnCụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 - Khu vực Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia tại huyện Đông Anh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
![]() |
Dự án Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia |
Được biết, dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia có quy mô lớn nhất Châu Á được quy hoạch xây dựng tại huyện Đông Anh, Tp. Hà Nội. Đây là một trong mười công trình trọng điểm ưu tiên đầu tư theo Quy hoạch Vùng Thủ đô có vai trò tạo động lực phát triển cho các tỉnh bắc sông Hồng, đồng thời là nơi tổ chức những sự kiện chính trị - kinh tế - văn hóa đẳng cấp mang tầm quốc tế.
Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia mới sẽ được kiến tạo thành một “Thành phố Triển lãm” với một tổ hợp các công trình chức năng đồng bộ và hoàn hảo. Trong đó, cốt lõi là Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia, có diện tích quy hoạch trên 90ha với hơn 550.000m2 xây dựng công trình trong nhà, bao gồm các phân khu chức năng chính: Khu triển lãm trong nhà và ngoài trời; Trung tâm xúc tiến thương mại; Trung tâm hội nghị và các khu phụ trợ khác như khách sạn 5 sao 52 tầng, trung tâm thương mại…
Dự án Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia dự kiến hoàn thành vào quý 4 năm 2018.
TheoVnMedia
![]() Xác định quy mô, vị trí dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc giaPhó Thủ tướng Trịnh Định Dũng vừa có ý kiến giao UBND TP.Hà Nội cùng Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan khẩn trương xác định quy mô, vị trí... của dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia. " alt=""/>Điều chỉnh Quy hoạch Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia
|