Để bắt đầu nghe iPhone đọc toàn bộ màn hình, hãy vuốt xuống từ cạnh trên màn hình bằng 2 ngón tay.
Trong khi đó, mục Voices là để chọn giọng nói và ngôn ngữ.
Anh Hào
Với iOS 16, tính năng dịch trên Safari sẽ mở rộng hỗ trợ thêm một số ngôn ngữ trong đó có tiếng Việt. Người dùng Việt Nam có thể tìm hiểu tính năng này.
" alt=""/>Cách bật tắt Spoken Content trên iPhone bằng tiếng ViệtTốt nghiệp St. John’s School năm 2002, Holmes tiếp tục theo học ngành Kỹ thuật hóa học của ĐH Stanford, nhưng bỏ học sau 1 năm để thành lập công ty riêng và phát triển Theranos từ đó đến bây giờ.
Theranos là một công ty xét nghiệm máu dựa trên công nghệ mới có tên Edison. Công nghệ này cho phép xét nghiệm được nhiều loại bệnh bằng cách chỉ cần lấy vài giọt máu từ đầu ngón tay, thay vì phải lấy rất nhiều máu từ tĩnh mạch như phương pháp truyền thống. Mặc dù gần đây Theranos đang phải đối mặt với một số cáo buộc về độ tin cậy của công nghệ Edison, công ty này vẫn được các chuyên gia định giá hàng tỷ đô la.
Holmes giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng Nữ Doanh nhân tự thân của Mỹ năm 2015, đứng vị trí số 6 trong danh sách Doanh nhân giàu nhất dưới 40 tuổi của Mỹ năm 2015.
Được tạp chí Forbes đánh giá là nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới, Holmes cũng nằm trong danh sách Phụ Nữ Quyền Lực Nhất năm 2015. Dưới đây là một số thông tin thú vị về sự nghiệp cũng như cuộc sống riêng của nữ tỷ phú người Mỹ.
![]() |
Elizabeth Holmes nằm trong danh sách Forbes 400 năm 2015 - xếp hạng những người giàu nhất nước Mỹ |
1. Đứng thứ 121 trong danh sách Forbes 400 năm 2015, Holmes đứng đầu danh sách Những Phụ Nữ Tự Thân Lập Nghiệp của Mỹ năm 2015 với giá trị tài sản ròng lên tới 3,6 tỷ đô.
2. Năm 9 tuổi, Holmes viết một bức thư gửi bố: “Điều mà con thực sự muốn trong cuộc sống này là tìm ra một thứ gì đó mới mẻ, thứ gì đó mà loài người không biết rằng mình có thể làm được”.
3. Khi còn học trung học, Holmes đã hoàn thành 3 khóa học tiếng Trung và bán phần mềm dịch tiếng Anh sang tiếng Trung cho các trường đại học Trung Quốc.
4. Holmes tới Stanford học kỹ thuật hóa học, và trong suốt thời gian ở đây, cô đã có bằng sáng chế đầu tiên của mình. Sau đó, cô bỏ học trước khi bước vào năm thứ 2 để thành lập Theranos.
5. Cô từng tới Singapore, dành một mùa hè làm việc trong các phòng thí nghiệm của Viện Genome để nghiên cứu về dịch SARS.
6. Holmes rất “kín tiếng” trong 11 năm đầu tiên gây dựng công ty. Thế nên, cô đã gây bất ngờ khi xuất hiện trên bìa tạp chí Fortune vào mùa hè năm 2014.
7. Tên công ty của cô – Theranos được ghép từ 2 chữ “therapy” (liệu pháp) và “diagnose” (chẩn đoán).
8. Kể từ khi thành lập vào năm 2003, Theranos đã phát triển phương pháp xét nghiệm máu giúp phát hiện hàng chục tình trạng bệnh, trong đó có cholesterol cao và ung thư bằng cách chỉ sử dụng 1-2 giọt máu được lấy từ đầu ngón tay.
9. Một phần động lực để Holmes phát triển Theranos là sự ác cảm với kim tiêm. Mẹ cô và bà ngoại cô thậm chí còn ngất xỉu khi nhìn thấy kim tiêm.
10. Holmes tập hợp được một đội ngũ được đánh giá là toàn các ngôi sao tài năng và đầy kinh nghiệm trong giới kinh doanh: George Schultz, Bill Perry, Henry Kissinger, Sam Nunn, Bill Frist… Holmes gặp Sunny Balwani – sau đó là COO của công ty - ở Bắc Kinh vào mùa hè sau khi tốt nghiệp trung học. Lúc đó, Balwani đang học MBA ở Berkeley.
11. Holmes thường được so sánh với Steve Jobs về tầm nhìn xa. Cô từng nói với tờ Mercury News rằng cô thành lập công ty sau khi “suy nghĩ về sự thay đổi lớn nhất mà tôi có thể làm trong thế giới này”.
12. Giống Steve Jobs, Holmes thường mặc bộ đồng phục là bộ suit màu đen cùng với chiếc áo cotton cao cổ màu đen bên trong để tiết kiệm thời gian chọn lựa.
![]() |
Trang phục quen thuộc của nữ tỷ phú để tiết kiệm thời gian |
13. Tầm nhìn của Holmes không chỉ là thống trị thị trường xét nghiệm máu, mà cô còn muốn tạo một thị trường mới được gọi là “công nghệ sức khỏe người tiêu dùng” – thứ sẽ khiến các khách hàng quan tâm nhiều hơn tới việc chăm sóc sức khỏe của mình.
14. Tính tới năm 2014, Holmes có 84 bằng sáng chế mang tên mình (18 bằng của Mỹ, 66 bằng quốc tế)
15. Theo tờ CBS, Holmes thường đi bộ tại văn phòng và thậm chí không có tivi trong nhà.
16. Tháng 3/2015, Holmes trở thành người trẻ nhất từng được vinh danh là thành viên vĩnh viễn của Hiệp hội Người Mỹ xuất sắc Horatio Alger.
17. Theo tờ The New Yorker, Holmes “thuộc lòng các câu nói của Jane Austen nhưng lại không có thời gian dành cho chuyện yêu đương hay tụ tập bạn bè, không hẹn hò, không có tivi và chưa nghỉ phép suốt 10 năm nay… Cô là một người ăn chay, uống hỗn hợp nước dưa chuột, rau mùi tây, cải xoăn, rau chân vịt, rau diếp và cần tây vài lần mỗi ngày”.
18. Cô không uống cà phê, giới hạn thời gian ngủ và làm việc 7 ngày mỗi tuần.
19. Holmes là người cực kỳ “kín tiếng”. Mặc dù bị giới trong ngành chê trách điều này, nhưng cô khẳng định rằng cô phải bảo vệ công nghệ của mình khỏi con mắt tò mò của các đối thủ cạnh tranh.
Xem thêm:
7 chi tiết thú vị trong cuộc đời tỷ phú trẻ nhất thế giới" alt=""/>Những sự thật ít biết về nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giớiÔng Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT nhìn nhận như vậy về Thông tư 32, một chính sách đang gây xôn xao các trường đại học những ngày qua.
![]() |
Ông Lê Trường Tùng |
Hạn chế "sinh viên hạng 2"
Phóng viên:Theo ông, đâu là thông điệp mà Bộ GD-ĐT đưa ra trong Thông tư 32?
Ông Lê Trường Tùng:Từ năm học 2014-2015, hàng năm Bộ GD-ĐT đều có thông tư hướng dẫn phương thức tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường đại học cao đẳng, chuyển từ việc phân chỉ tiêu theo kế hoạch sang phê duyệt chỉ tiêu theo năng lực.
Thông tư 32 vừa ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu từ năm học 2016-2017 trở đi.
Theo tôi, qua Thông tư 32, Bộ GD-ĐT chuyển tải ba thông điệp sau.
Thứ nhất: Để phát triển bền vững, các trường cần có đủ giảng viên cơ hữu và có đủ cơ sở vật chất của riêng mình. Tham gia hoạt động giáo dục đại học là chấp nhận một cuộc chơi lớn. Đã qua cái thời kỳ phát triển giáo dục đại học theo mô hình“tay không bắt giặc”, “lấy mỡ nó rán nó”, với vốn mươi mười lăm tỷ đồng hoạt động theo kiểu ăn đong, dạy bằng giảng viên thỉnh giảng và cơ sở vật chất thuê mướn.
Thông điệp thứ hai là sẽ tiếp tục đẩy mạnh lộ trình tự chủ - trong đó có tự chủ tuyển sinh cho các trường đại học, và khi đó hành lang pháp lý sẽ được quy định rõ hơn, chặt chẽ hơn.
Việc mở rộng tự chủ sẽ hạn chế việc xin-cho, nhưng cũng đi đôi với việc quy định rõ cái gì không được làm, hành lang nào không được vượt qua.
Thứ ba là các trường đại học cần tập trung vào nhiệm vụ chính của mình theo quy định của các luật mới (Luật Giáo dục Đại học, Luật Giáo dục Nghề nghiệp), không lấn sân sang đào tạo trung cấp, cao đẳng thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, cũng hạn chế dần số lượng sinh viên “hạng 2” (chất lượng thấp) như chạy theo dạy “vừa làm vừa học” (tại chức) theo mô hình liên kết tại các địa phương.
Trong số hơn 200 trường đại học hiện nay, có một số trường phản ứng khá mạnh. Phản ứng từ các trường bị ảnh hưởng nói lên điều gì?
Cũng có một số chuyên gia có ý kiến cho rằng liệu quy định của Bộ GD-ĐT có hợp hiến hay không? Có theo thông lệ quốc tế hay không? Có ảnh hường đến công văn ăn việc làm của giảng viên hay không?...
![]() |
Thí sinh chờ thi tại điểm thi Trường ĐH Thủy lợi năm 2015. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Đại diện cho Bộ GD-ĐT cũng đã lên tiếng giải thích với công luận.
Tôi chỉ hơi ngạc nhiên vì sao dư luận e ngại về việc giảng viên mất việc, mà lại không ai e ngại là thí sinh thất học, vì giảng viên và sinh viên là hai mặt của cùng một vấn đề. Nếu quan tâm đến quyền được dạy của người dạy thì cũng cần quan tâm đến quyền được học của người học.
Phản ứng của các trường là dễ hiểu, vì các trường nghĩ rằng giảm quy mô đào tạo, giảm chỉ tiêu tuyển sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu và có thể ảnh hưởng gián tiếp đến tổ chức nhân sự hiện có.
Chi phí giáo dục đại học Việt Nam đang thấp nhất thế giới
Việc khống chế bằng số lượng có tạo ra thay đổi chất lượng, hay dễ tạo cơ hội cho cơ chế xin-cho?
Mở rộng số lượng trong bối cảnh nguồn lực hạn chế sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục đại học đã thấp hiện nay.
Tôi đã tính sơ bộ, thấy rằng chi phí cho giáo dục đại học Việt Nam trên đầu một sinh viên đang ở mức thấp nhất thế giới.
Để nâng cao chất lượng đào tạo, cần phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp - trong đó cần tìm nguồn để chi phí đầu tư đại học trên đầu một sinh viên tăng lên ít nhất đạt mức gấp 3 so với hiện nay -theo công thức học phí học đại học một năm tương đương nửa năm lương đi làm trung bình.
Phần lớn trường đại học công hiện nay đang thu học phí dưới mức chi phí đào tạo và được “bù giá” bằng ngân sách nhà nước.
Chẳng hạn, học phí thu từ sinh viên trong một trường công chỉ đủ 40% chi phí thực tế. Chi hàng năm từ ngân sách chẳng hạn đủ bù cho 10.000 sinh viên.
Nếu trường “tự chủ” đào tạo 20.000 sinh viên thì nguồn ngân sách vẫn thế, thay cho chia cho 10.000 sinh viên sẽ phải chia cho 20.000 sinh viên, dẫn đến chi phí đào tạo trên đầu sinh viên sẽ giảm đi, kéo theo chất lượng đi xuống.
Nhưng nếu nhìn từ góc độ tài chính của trường thì dạy 20.000 sinh viên thu học phí gấp đôi so với dạy 10.000 sinh viên, và trường sẽ triển khai đào tạo theo phương thức “lựa cơm gắp mắm” – có bao nhiêu chi bấy nhiêu, còn chất lượng đào tạo giảm sút thì người học và xã hội gánh chịu.
Việc xin-cho thì chẳng tránh được. Xã hội Việt Nam cần phải phát triển ở mức cao hơn, cơ chế quản lý cần trưởng thành, minh bạch cần ở mức cao hơn thì mới giảm được việcxin-cho.
Khi đã có hành lang, thì với truyền thống “giỏi xoay sở, khéo đi tắt” - sẽ có một số trường muốn vượt khỏi hành lang, dù mục tiêu đặt ra hành lang là để ai ở trong hành lang thì khỏi phải chịu cơ chế xin-cho.
Nói chung có hành lang là tốt hơn không có hành lang, cũng giống như xếp hàng văn minh thì hơn chen lấn xô đẩy, dù xếp hàng cũng mất thời giờ, và cũng có ai đó đang đi "cửa sau".
![]() Trường ĐH có quy mô tối đa 15.000 sinh viên chính quy Thông tư 32 thay đổi cách xác định chỉ tiêu theo tiêu chí tỉ lệ sinh viên chính quy trên giảng viên quy đổi theo mỗi khối ngành. " alt=""/>Sẽ hết thời trường đại học “lấy mỡ nó rán nó”
|