Bệnh nhân 3653 là L.T.L (nữ, 89 tuổi, trú tổ 5, thôn Cẩm Toại Tây, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) tử vong trên nền bệnh lý phức tạp, tuổi cao...
Bệnh viện Phổi Đà Nẵng nơi bệnh nhân điều trị |
Bệnh nhân này vào Trung tâm y tế Huyện Hòa Vang ngày 12/5, sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2.
Đến ngày 17/5, bệnh nhân diễn tiến nặng, được chuyển đến Bệnh viện Phổi Đà Nẵng trong tình trạng tiếp xúc chậm, được đặt nội khí quản và an thần.
Trước đó, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, suy tim, viêm dạ dày mạn tính.
Đây là ca mắc Covid-19 đầu tiên tử vong trong đợt bùng phát dịch tháng 5/2021 tại Đà Nẵng.
Hồ Giáp
Việt Nam ghi nhận thêm một trường hợp bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2 tử vong do mắc nhiều bệnh lý nền.
" alt=""/>Nữ bệnh nhân mắc CovidẢnh minh họa: Healthgrades
Jennifer Miller, người đang làm việc với luật sư, cho biết: “Mọi người nghĩ rằng có một số chương trình hỗ trợ viện phí cho bệnh nhân Covid-19. Nhưng điều đó không tồn tại".
Những người Mỹ mắc các bệnh nghiêm trọng thường xuyên phải đối mặt với các hóa đơn đắt đỏ, nhưng mọi chuyện được cho sẽ khác đối với bệnh nhân Covid-19. Nhiều chương trình y tế lớn đã đưa ra các quy tắc đặc biệt, miễn các khoản thanh toán cho người nhập viện vì virus SARS-CoV-2.
Mỹ đã chi hơn 30 tỷ USD cho các ca nhập viện do Covid-19 kể từ khi đại dịch bắt đầu. Chi phí trung bình cho mỗi lần nằm viện là hơn 23.500 USD.
Khi bệnh viện nhận các khoản cứu trợ, Quốc hội đã ra lệnh cấm không cho bệnh nhân “thanh toán số dư” vượt quá những khoản công ty bảo hiểm đã trả.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những nỗ lực đó đã thất bại. Một số người có bảo hiểm tư nhân đang phải trả các hóa đơn có thể lên tới hàng chục nghìn USD.
Các bệnh viện và công ty bảo hiểm nói rằng họ đã cố gắng thích ứng với các hướng dẫn thanh toán khác nhau cho đại dịch. Nhưng những rắc rối có thể nảy sinh khi các quy tắc mới được thiết lập nhanh chóng.
Bệnh nhân Covid-19 phải rút tiền từ tài khoản tiết kiệm và quỹ hưu trí để trả cho bệnh viện. Nhiều người cũng đang phải vật lộn với các chi phí gián tiếp, như hàng giờ đồng hồ gọi điện cho công ty bảo hiểm để giải quyết các thủ tục.
“Tôi có bằng tiến sĩ, nhưng điều này nằm ngoài khả năng của tôi. Tôi còn chưa xem các hóa đơn năm 2021 vì vẫn đang xử lý các hóa đơn năm 2020”, Miller, một bệnh nhân Covid-19, cho hay.
Một số người không bị bệnh nhưng đang đối mặt với những hóa đơn mà người thân đã khuất để lại.
Rebecca Gale, 64 tuổi, mất người chồng 25 năm, Michael, vì Covid-19 vào mùa hè năm ngoái. Bảo hiểm của họ đã chi trả hầu hết tiền viện phí của Michael. Nhưng hóa đơn xe cứu thương hàng không của ông lên tới 50.000 USD chỉ được giải ngân một phần.
Bảo hiểm sức khỏe của gia đình giới hạn mức chi cho xe cấp cứu hàng không ở mức 10.000 USD. Bà Gale nghỉ hưu vào năm ngoái. Nhưng giờ đây, bà phải cân nhắc tìm kiếm một công việc bán thời gian để giúp trả các khoản phí.
Shubham Chandra đã rời bỏ công việc lương cao tại một công ty khởi nghiệp ở TP New York để xoay sở với hàng trăm hóa đơn từ việc nằm viện 7 tháng của cha mình. Cha của anh, một bác sĩ tim mạch, đã mất vì Covid-19 vào mùa thu năm ngoái.
Trong nhiều tháng, anh dành buổi sáng để đọc các hóa đơn, buổi chiều gọi cho các công ty bảo hiểm và bệnh viện. 97 hóa đơn bị bảo hiểm từ chối khiến gia đình có nguy cơ rơi vào khoản nợ hơn 400.000 USD.
“Một phần lớn cuộc đời tôi hiện nay vướng bận với những giấy tờ này. Thật khó để ngủ ngon khi bạn phải trả hàng trăm nghìn USD", Chandra tâm sự.
An Yên(Theo NYTimes)
Dù còn 66% dân số Mỹ chưa tiêm chủng xong nhưng nhiều bang đang từ chối nhận vắc xin được phân phối.
" alt=""/>Hóa đơn viện phí triệu đô của bệnh nhân CovidSon Heung Min nhận được 286 điểm, vượt xa người về nhì Sardar Azmoun - cầu thủ Iraq hiện thi đấu cho Zenit, với 89 điểm.
![]() |
Son Heung Min lần thứ 6 giành QBV châu Á |
Đây là điểm số cao nhất trong lịch sử cuộc bầu chọn QBV châu Á của Titan Sports, chiếm 35% số phiếu bầu.
Kỷ lục cũ thuộc về chính Son Heung Min, với 258 điểm (31,6%) trong cuộc bầu chọn năm 2019.
Như vậy, ngôi sao người Hàn Quốc lần thứ 4 liên tiếp có vinh dự giành QBV châu Á.
Quả bóng Vàng châu Á, hay Best Footballer in Asia, là giải thưởng của Titan Sports - tờ báo thể thao hàng đầu Trung Quốc.
Giải thưởng ra đời năm 2013, khi Titan Sports lấy cảm hứng từ Quả bóng Vàng của France Football.
Quả bóng Vàng châu Á là giải thưởng hoàn toàn độc lập với Cầu thủ xuất sắc nhất do LĐBĐ châu Á (AFC) tổ chức.
Vì ảnh hưởng của Covid-19, AFC hủy bỏ cuộc bầu chọn Cầu thủ xuất sắc nhất châu Á 2020.
Tính đến nay, sau 8 kỳ tổ chức, Son Heung Min có đến 6 lần ẵm giải thưởng (2014, 2015, 2017, 2018, 2019, 2020). Hai người còn lại là Keisuke Honda (2013) và Shinji Okazaki (2016), đều mang quốc tịch Nhật Bản.
Mới đây, Son Heung Min góp 1 bàn thắng giúp Tottenham vượt qua Brentford 2-0, vào chung kết League Cup.
Tính đến nay, cầu thủ 28 tuổi này đã ghi 16 bàn cho Tottenham trên các mặt trận mùa 2020-21. Anh chỉ còn kém kỷ lục chính mình 5 bàn (mùa 2016-17).
Trong cuộc bầu chọn năm 2019, Nguyễn Quang Hải của đội tuyển Việt Nam xếp vị trí thứ 17.
Son Heung Min tỏa sáng góp công vào chiến thắng 2-0 của Tottenham trước Brentford để giành quyền vào chung kết cúp Liên đoàn Anh.
" alt=""/>Son Heung Min giành Quả bóng Vàng châu Á 2020