Twitch, nền tảng phát sóng trực tuyến thuộc sở hữu của Amazon, đã đình chỉ kênh của Dr Disrespect ngay sau khi đoạn phim trên được phát sóng. Twitch chưa thông báo nguyên nhân, nhưng việc quay phim từ nhà vệ sinh công cộng vi phạm chính sách quấy rối của nền tảng này. Việc quay phim trong nhà vệ sinh cũng vi phạm luật pháp của bang California.
Hiện chưa rõ kênh của Dr Disrespect chỉ bị khóa tạm thời hay vĩnh viễn.
![]() |
Máy quay vẫn tiếp tục ghi hình dù cho anh chàng này đã bước vào bên trong phòng vệ sinh.Ảnh chụp từ video. |
Với hơn 3 triệu lượt theo dõi, kênh của Dr Disrespect luôn có hàng chục nghìn người xem mỗi khi livestream.
Trong buổi livestream của mình hôm 11/6, Dr Disrespect đã ghé nhà vệ sinh và vẫn tiếp tục quay phim dù đã bước vào bên trong. Cảnh quay cho thấy anh bước vào nhà vệ sinh công cộng nam của Trung tâm Hội nghị Los Angeles khi bên trong đang có người. Khi đó, một bé nam đang sử dụng bồn tiểu.
Cộng đồng Reddit đếm được tổng cộng 4 lần anh chàng này bước vào nhà vệ sinh nhưng vẫn quay phim. Một người dùng bình luận: "Hãy thử tưởng tưởng việc bạn bị hơn 60.000 người nhìn thấy bạn đi tiểu trên Twitch". Một người khác tỏ ra bức xúc: "Trong đó thậm chí còn có một đứa trẻ".
Tuy nhiên, nhiều người dùng Reddit cũng đồn đoán rằng anh chàng này sẽ chỉ phải đóng phạt theo luật pháp Califonia và Twitch sẽ sớm mở khóa kênh trở lại.
"Dr Disrespect là con cưng của Twitch, sẽ chẳng có chuyện họ từ bỏ con cá lớn này", một người dùng Reddit bình luận. Cả Twitch lẫn Dr Disrespect đều từ chối phản hồi báo chí về vụ việc này.
" alt=""/>Streamer nổi tiếng bị khóa kênh vì livestream ở nhà vệ sinh công cộngTheo Facebook thì họ sẽ giảm kích cỡ hiển thị của các tin vịt đã được biết đến. Bạn sẽ chỉ thấy một hình thu nhỏ bé xíu và một đoạn mô tả ngắn gọn nếu đường link trong bài đăng là một trò lừa đảo; còn nếu đường link kia dẫn đến một thông tin chính xác, nó sẽ được hiển thị với một hình ảnh lớn cùng chữ in đậm. Mục đích của việc này là nhằm làm tăng khả năng bạn sẽ... bỏ lỡ một thông tin nhảm nhí khi đang lướt News Feed của mình.
Facebook cũng đang tích cực tìm cách cải thiện khả năng xác định những nội dung nhảm nhí trên nền tảng mạng xã hội của mình. Hãng sẽ sử dụng các thuật toán học máy (machine learning) để tăng tốc việc xác thực thông tin bằng cách quét các bài báo mới để tìm ra dấu hiệu của tin vịt, sau đó lọc ra những bài báo bị nghi vấn để những nhân viên con người thực hiện việc đánh giá. Công nghệ AI này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn giúp tăng khả năng "tóm cổ" tin vịt ngay khi nó vừa xuất hiện của các nhân viên đánh giá. Nhờ AI, họ sẽ không phải ngồi hàng giờ liền để chọn lọc các thông tin sai lệch nữa.
Facebook tin rằng các nỗ lực kết hợp của mình (bao gồm cả loại bỏ các tài khoản giả và trừng phạt các trang Facebook Pages độc hại) có thể làm giảm sự phát tán các tin vịt đến 80%. Nói là vậy, nhưng chúng ta cũng chẳng nên hi vọng và trông chờ vào các phương thức mới nói trên sẽ phát huy hiệu quả. Việc thu nhỏ đường link chỉ có tác dụng nếu bạn không tập trung chăm chú vào News Feed mà thôi, và hành động này sẽ lại khiến một số độc giả phát cáu nếu họ nhận ra rằng Facebook đang cố "dìm" các nội dung đó. Điều này cũng cho thấy con đường Facebook đang đi: hãng muốn chống lại nạn tin vịt và tránh những tranh cãi, nhưng đồng thời cũng không muốn chặn hoàn toàn các nội dung trừ khi đó là điều tuyệt đối cần thiết.
Theo GenK
" alt=""/>Facebook thu nhỏ các đường link 'tin vịt' để... giảm sự chú ý của người dùng