Ngày 13/2, trước Lễ tình nhân 1 ngày, cụ ông 72 tuổi Tân Nguyệt và Lãnh Nhuỵ 69 tuổi vợ ông đã cùng nhau đến một bệnh viện ở Huệ Châu. Chiều đó, ông Tân Nguyệt sẽ phẫu thuật chuyển giới.
![]() |
Ông Tân Nguyệt xúc động kể lại câu chuyện của mình. |
Điều này đối với vợ chồng già gốc Bắc Kinh đã từ vạn dặm xa xôi ngoài thủ đô kinh thành để đến Huệ Châu, Lĩnh Nam (khu vực Quảng Đông - Trung Quốc) để tiến hành một cuộc chiến rất quan trọng của hai vợ chồng già. Đó là thay đổi lớn, nếu thành công, mối quan hệ vợ chồng của hai ông bà cũng triệt để thay đổi.
Tân Nguyệt trong loạt hình này vẫn còn nam tính, tuy tuổi ngoài 70 nhưng da ông vẫn còn mịn màng. So với người vợ kém 3 tuổi, tóc của ông vẫn còn đen hơn, nhìn dáng vẻ nữ tính.
Cô Lãnh Nhuỵ thỉnh thoảng vỗ vai động viên người chồng, được biết Tân Nhuỵ muốn phẫu thuật chuyển giới, cô đã khóc rất nhiều và sau cùng cũng quyết định dốc hết sức ủng hộ cho chồng thay đổi cuộc đời từ "anh" sang "chị" của mình.
![]() |
Bà Lãnh, người vợ đã nắm tay đưa ông đi phẫu thuật chuyển giới để thực hiện ước mơ của mình. |
Ông Tân kể lại, từ nhỏ ông đã thích mặc váy hoa, cũng không ai biết ông là con trai. Ông cũng không tự kể với người lạ ông là con trai. Trong khi các bạn trai cùng lứa chơi bắn cung, đấu võ, đánh cầu thì ông chỉ cả ngày đàn hát, giúp mẹ may vá thêu thùa "Giấc mơ hồi nhỏ của tôi là được trở thành con gái".
Đến khi đi học, ông Tân hầu như không vào nhà vệ sinh vì ông tránh việc gặp bạn bè khi đi tiểu và cũng để tự nhắc bản thân là con gái. "Nhiều năm sau đó, tôi cũng chỉ một mình, không chơi với bất kì đứa bạn trai nào".
Ông cũng rớm nước mắt kể: "Thời đó, xã hội còn chưa thoáng như bây giờ, nếu để người khác biết tôi như vậy thì tôi không thể sống được nữa. Tôi rất sợ bị người khác phát hiện, nên phải giấu kín vào lòng cùng những nghẹn ngào...
Biết người chuyển giới sinh hoạt không phải dễ dàng, ông vẫn chịu đựng âm thầm. Năm 1970, gia đình khuyên ông cưới vợ, khi đó ông Tân và bà Lãnh cùng làm chung ngân hàng, họ đồng ý quen nhau. Sau khi cưới 3 năm, vợ ông Lãnh Nhuỵ chưa kịp vui mừng vì sinh con gái đầu lòng thì ông Tân bày tỏ ý định chuyển giới.
Cô Nhuỵ khóc cạn nước mắt khuyên ông suy nghĩ lại vì phẫu thuật rất nguy hiểm, ảnh bưởng nhiều đến sức khoẻ sau này, động viên ông từ bỏ ý định và dẫn ông đi khắp nơi tìm bác sĩ tâm lí.
"Lúc đó, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, cũng không có một thông tin nào rõ ràng về việc chuyển giới cũng như y khoa còn chưa phát triển, vì vậy tôi lại tiếp tục nén lại, cũng may những lúc tôi tuyệt vọng nhất luôn có bà xã tôi bên cạnh động viên. Bả nắm chặt tay tôi, bầu bạn cùng tôi...".
![]() |
Bà Lãnh còn tự tay chuẩn bị trang phục nữ tính cho chồng, người đã chuyển từ "anh" sang "chị" của bà. |
Mười mấy năm trôi qua, con gái của ông bà cũng yên bề gia thất ở nước ngoài, ông bà cũng về hưu an hưởng tuổi già. Lúc này, sự ham muốn trở thành phụ nữ lại thôi thúc ông Tân. Ông nói "Tôi nhận thấy rằng, đã sống đến từng tuổi này, không để bản thân chịu đựng thêm nữa...".
Và ông Tân tự học vi tính, học cách lên internet và tìm tất cả tài liệu về chuyển giới nhằm tích luỹ kinh nghiệm.
Ông còn thay đổi cách ăn, ông chỉ dùng những món ăn giúp tăng kích thích tố nữ tính. Điều quan trọng hơn là, cô Lãnh, người vợ 69 tuổi yêu thương ông hết mực đã cùng ông tìm hiểu vấn đề này từ nạng internet, tìm cho ông các bài thuốc tăng hóoc môn nữ và chấp nhận giúp ông thay đổi. "Chỉ cần ông ấy vui là tôi cũng mãn nguyện rồi!" , cô Lãnh nói.
Cô Lãnh và Con gái ở cạnh ông Tân trong những lúc ông buồn. Con gái ở nơi xa cũng chia sẻ "Biết tin cha muốn chuyển giới, tôi và mẹ đã khóc nhiều, nhưng tôi vẫn ủng hộ cha như mẹ tôi ủng hộ. Vậy là sau này khi tôi trở về nước, tôi sẽ có hai người Mẹ rồi!". Ông Tân nói: "Tôi chuyển thành phụ nữ không phải vì yêu thương người đàn ông khác, mà vì chính mình... Tôi vẫn thương bà Lãnh và con gái mình. Tôi cảm ơn họ!".
Tân Nguyệt ngày càng nữ tính, ông giờ thích mặc áo bông, quấn khăn hoa, dáng bộ đều đã trở thành phân nửa phụ nữ, nhưng ông chưa hài lòng. Tại Bắc Kinh ông đã tìm đến một bệnh viện để cắt tinh hoàn.
Với quyết tâm trở thành phụ nữ, ngày 10/1, Ông quyết định từ Bắc Kinh đến bệnh viện Huệ Châu tìm bác sĩ tiến hành phẫu thuật tiếp phần còn lại. Bác sĩ nói ông đã nữ tính hoá rất nhiều, phù hợp yêu cầu phẫu thuật toàn diện.
Phóng viên hỏi vì sao biết mình có giấc mơ phụ nữ mà ông lại đám cưới với bà Lãnh? Ông buồn buồn, nhìn bà, nắm tay bà và nói "Thời đó không giống như bây giờ, áp lực xã hội, gánh nặng gia đình, điều kiện kinh tế chưa có nên tôi và những người thời của tôi không còn cách lựa chọn nào khác. Vẫn phải đám cưới, có con... Bây giờ moi thứ ổn định, nếu tôi không thử một lần thì có lỗi với giấc mơ của mình!".
Khi được hỏi sau khi trở thành phụ nữ, bà Lãnh sẽ thế nào? Ông Tân lại nhìn vợ mình "Chúng tôi vẫn sẽ ở cùng nhau, kết hôn nhiều năm rồi nhưng chúng tôi chưa một lần cãi nhau, chúng tôi từ lâu đã như chị em rồi. Bây giờ vẫn sẽ gọi nhau chị em...". Ông giải thích thêm tên Tân Nguyệt (Xin Yue) có nghĩa đã chịu mọi khổ cực (xin của xinku - âm tiếng Hoa) đủ rồi ắt sẽ nhận được sự viên mãn hạnh phúc (trăng tròn). Phóng viên chợt bắt gặp bà Lãnh quay người lau nước mắt.
![]() Nghèo tuổi già: Bi kịch 'gái mại dâm cao tuổi' ở Hàn QuốcVì nghèo đói, một số người cao tuổi ở Hàn Quốc đã phải bán dâm để kiếm tiền sinh sống và trang trải chi phí thuốc men cho tuổi già. ![]() Giải mã bí ẩn quanh ngôi mộ cổ trong công viên Tao ĐànNgôi mộ nằm cách đường Trương Định (phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM) chừng 30m, bên trong khuôn viên công viên Tao Đàn. Ít ai biết, đây là ngôi mộ của gia tộc lừng lẫy họ Lâm. " alt=""/>Chuyện lạ: Vợ nắm tay đưa chồng 72 tuổi đi phẫu thuật chuyển giới![]() *Video: Quyền Linh khoái chí khi thầy giáo tán đổ thiếu nữ xinh đẹp: ![]() ![]() Xóm người mù Xe chạy trên quốc lộ ngang qua những bãi hành đang phơi, chúng tôi ghé vào một xóm nhỏ ngoằn ngoèo, rồi dừng lại trước căn nhà ọp ẹp. Nơi đây thuộc ấp Âu Thọ A, xã Vĩnh Hải là một trong nhiều địa phương của thị xã Vĩnh Châu có nhiều người mù mắt. Dư luận ở đây cho rằng, nguyên nhân gây mù là do hành. Một phụ nữ đứng tuổi từ bên trong căn nhà chật chội, ẩm thấp bước ra, trao đổi bằng tiếng Khmer. Nhà của bà là một trong những gia đình có nhiều người bị mù.
Bà tên là Lâm Thị Tuyết, 63 tuổi, người Hoa gốc Tiều Châu. Nhà bà rất nghèo. Ngôi nhà bà đang ở được xây dựng tạm trên khu đất thuê của người khác. Bà có 4 người con, nay đã lập gia đình. Những đứa trẻ này là cháu nội, ngoại bà đang phải chăm sóc.
Bà Tuyết cho biết, gia đình bà đều làm nghề hành từ hàng chục năm nay. Nhưng không may, cả bà và 4 người con đều bị tổn thương về mắt. 2 người mù hẳn và 3 người mù 1 mắt, trong đó có bà. Con gái út của bà ngoài mù mắt, còn bị khối u vùng kín nhưng không tiền chữa trị. Dù bị thương tật mắt nhưng họ vẫn phải làm hành bởi theo lời bà nói: "Không làm lấy gì mà nuôi con?". Hàng xóm của họ là là gia đình bà Lý Thị Hiên (60 tuổi) cũng có gia cảnh bi đát không kém. Cũng như bà Tuyết, bà Hiên và 2 con đều bị những tổn thương nặng về mắt nhưng vẫn phải tiếp tục gắn bó với cây hành. Được biết, đây cũng là tình cảnh chung của người dân trong xóm. Điều đáng quan ngại là họ đều là những gia đình nghèo nên vẫn phải lao động miệt mài để kiếm miếng cơm...
Rời khỏi xóm mù, chúng tôi trở ra quốc lộ, ghé vào một điểm thu mua hành. Nơi đây hàng chục công nhân đang lựa hành để buộc lại thành từng lọn. Họ làm việc rất chăm chỉ với đôi bàn tay thoăn thoắt. Họ đều là những người mù nhưng vẫn phải lam lũ kiếm sống. Chúng tôi không khỏi nhói lòng khi chứng kiến đôi vợ chồng trẻ và 4 đứa con thơ. Người chồng, anh Thái Kha, 40 tuổi, mù hẳn 2 mắt vẫn mò mẫm bốc từng củ hành trong khi 4 đứa con dại quanh quẩn bên mình... Mù không phải do hành gây ra Nguyên nhân gây ra bệnh mù lòa ở đây có phải vì hành hay không chưa được khẳng định nhưng con số người mù tại thị xã Vĩnh Châu vẫn là con số cao. Nhiều nông dân trồng hành bỗng nhiên bị các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bệnh giác mạc.
Từ năm 2000 đến nay đã có 3 cuộc khảo sát để tìm nguyên nhân mù lòa tại các xã trồng hành tím. Kết quả cho thấy, năm 2002, cứ 175.000 người, tỷ lệ mù chiếm 0,9%. Con số này tăng lên vào năm 2006 là 0,36% rồi giảm một chút vào năm 2013, tỷ lệ 0,34%. Qua các cuộc khảo sát này, nguyên nhân chưa được công bố thì đến năm 2015, số người mù tại Vĩnh Châu đã lên đến 1.200 người. Vấn đề đã trở nên nghiêm trọng nên Bộ Y tế đã giao cho Viện Y tế Công cộng TP.HCM điều tra tìm nguyên nhân gây tổn thương mắt.
Như VietNamNet đã đưa tin, trong đợt khảo sát này, GS - TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đã đến tìm hiểu thực tế tại các gia đình có người bị mù. GS - TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế kết luận, không phải do hành tím hay do phun thuốc trong sản xuất hành tím gây ra. Thứ trưởng nhấn mạnh, nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề an toàn vệ sinh lao động của chính người dân trong sản xuất hành tím. Theo đó, trong quá trình chế biến hành, nông dân chưa áp dụng đúng các biện pháp bảo hộ lao động nên cay mắt, chảy nước mắt nhiều và viêm nhiễm. Bệnh đau mắt tại đây không phải là một căn bệnh truyền nhiễm nên hầu hết các trường hợp viêm loét giác mạc và bị mù tại Vĩnh Châu có thể dự phòng và điều trị được. Sáng 16/3, trao đổi với VietNamNet, Bs. Vương Văn Quang, GĐ Trung Tâm Y tế TX Vĩnh Châu, cho biết, từ năm 2015 đến nay, sau nhiều đợt truyên truyền vận động tại Vĩnh Châu, chưa có thêm một trường hợp mù nào được phát hiện. Bs Quang khẳng định, đây là một loại chấn thương nông nghiệp - không chỉ riêng với hành - trong quá trình canh tác. Sau khi mắt bị tổn thương, người nông dân điều trị không đúng cách, như mua thuốc đau mắt về tự chữa, nếu không khỏi dùng lá thuốc đông y đắp lên mắt. Cách tự chữa này sẽ gây sẹo giác mạc hoặc teo nhãn cầu vĩnh viễn dẫn đến mù lòa.
|