Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND phường Thảo Điền, 2 công trình trong hẻm 197 Nguyễn Văn Hưởng tại địa chỉ số 197/1 và 197/2 Nguyễn Văn Hưởng hiện do Công ty Làng Thảo Điền quản lý sử dụng.
Ngày 29/10/2019, UBND phường Thảo Điền đã phối hợp cùng Đội Thanh tra địa bàn quận 2, Phòng Quản lý đô thị quận, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 2 kiểm tra hiện trạng, ghi nhận thực tế chủ đất đã xây dựng 5 công trình sử dụng vào mục đích kinh doanh nhà hàng.
Khu pha chế ngoài trời là 1 trong 2 hạng mục xây dựng sai phép. |
Các công trình này được xây dựng theo giấy phép xây dựng số 6613/SXD-VP ngày 28/8/2007 của Sở Xây dựng TP.HCM. Tuy nhiên, hiện có 2 công trình tạm phục vụ nhà hàng nằm trong hành lang bảo vệ sông, theo Quyết định 150/2004/QĐ-UB ngày 9/6/2004 của UBND TP.HCM (nay là Quyết định số 22/2017/QĐ-UB ngày 18/4/2017 của UBND TP.HCM).
Công ty Làng Thảo Điền vẫn chưa tháo dỡ hạng mục xây không phép. |
Chiều 20/11, nhà hàng Thảo Điền Village vẫn hoạt động bình thường. |
Ngày 5/11 và ngày 7/11/2019, UBND phường Thảo Điền đã tiến hành làm việc với đại diện Công ty Làng Thảo Điền và yêu cầu tháo dỡ phần công trình sai phạm. Đại diện công ty đồng ý tự tháo dỡ theo quy định.
Con hẻm 197 Nguyễn Văn Hưởng bị nhà hàng chiếm dụng làm bãi đậu xe ô tô. |
Tuy nhiên, chiều 20/11, theo ghi nhận của PV VietNamNet, nhà hàng Thảo Điền Village vẫn hoạt động bình thường. Hạng mục xây dựng sai phép, lấn chiếm hành lang bảo vệ bờ sông Sài Gòn vẫn chưa được tháo dỡ.
- Bờ sông Sài Gòn đáng ra là không gian chung dành cho tất cả người dân, thế nhưng tại phường Thảo Điền, hành lang bảo vệ sông dường như đã bị “nhà giàu” chiếm làm của riêng.
" alt=""/>Nhà hàng ở 'khu nhà giàu' Thảo Điền xây lấn sông, chống 'lệnh' tháo dỡ
Theo GS Sơn, với dân số hơn 96 triệu người, con số 30.000 người đăng ký hiến mô, tạng vẫn còn quá khiêm tốn, trong khi nhu cầu ghép tạng rất lớn.
Mỗi ngày, tại các bệnh viện trên cả nước có hàng chục bệnh nhân chết não nhưng 10 năm qua chỉ có 57 người chết não hiến mô, tạng.
Tính từ năm 1992 đến nay, cả nước mới thực hiện được hơn 4.500 ca ghép mô, tạng, trong đó có khoảng 3.500 ca ghép thận, 150 ca ghép gan, hơn 30 ca ghép tim...
“Để thay đổinhaanj thức người dân, điều quan trọng là cần giúp người dân hiểu được chết não là chết, là không có cơ hội sống nhưng vẫn có thể hiến tạng để cứu người, mang lại sự sống cho những người bệnh nguy kịch khác”, GS Sơn cho hay.
Với mong muốn đó, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia phát động cuộc thi viết “Trao tặng yêu thương – Nối dài sự sống”.
Cuộc thi sẽ tìm ra những tác phẩm viết về đề tài hiến, ghép tạng có chất liệu tốt, giàu xúc cảm; những câu chuyện có sức lan tỏa với người đọc, các nhân tố đặc biệt, liên quan đến chủ đề tuyên truyền về hiến, ghép tạng còn chưa được khai thác.
Đối tượng tham gia là mọi công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư và làm việc ở nước ngoài, bác sĩ, nhân viên y tế, nhà báo...
Mỗi bài viết dài không quá 1500 chữ, có thể là thơ, tác phẩm báo chí, chia sẻ... Cuối tác phẩm phải ghi rõ thông tin cá nhân gồm: họ và tên, năm sinh, đơn vị, địa chỉ, số điện thoại liên hệ và email.
Thời gian nhận bài thi từ 25/8 – 31/10 tính theo dấu bưu điện nơi gửi. Các bài dự thi gửi về địa chỉ: Phòng 230 – nhà C2, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (số 40, Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) hoặc gửi về địa chỉ email: [email protected].
Thúy Hạnh
- Chàng trai 20 tuổi không may bị tai nạn đã hiến toàn bộ mô tạng để hồi sinh nhiều người xa lại, trong đó nam bệnh nhân 38 tuổi ở Hà Nội.
" alt=""/>Hơn 4.500 người hồi sinh nhờ một phần cơ thể người khác