Soi kèo góc Girona vs Betis, 2h00 ngày 22/4
Hai bé Điểu Thị Bảo Hân và Điểu Thị Bảo Ân là cặp song sinh dính nhau vùng cột sống thắt lưng chào đời tháng 6/2016.Dù được phẫu thuật tách rời thành công nhưng Bảo Hân không có hậu môn, Bảo Ân tật hai chân, không thể đi lại được. Cứ dăm bữa nửa tháng, vợ chồng chị Thị Quyền, 22 tuổi, người dân tộc S’tiêng, xã Lộc Thiên, huyện Lộc Ninh, Bình Phước lại đưa hai con đi kiểm tra sức khỏe.
Hơn tháng nay, bé Bảo Ân bị suy tim nên phải nhập viện theo dõi. Một ngày, cả tiêm và truyền thuốc đến 6 lần, người em đầy vết bầm tím.
6 giờ chiều, em phải truyền thuốc lần thứ ba trong ngày. Ven của em khó lấy. Cô y tá tìm thấy ven, cho kim tiêm vào, em gồng lên phản kháng lại.
 |
Lúc mới sinh, Bảo Hân và Bảo Ân có tổng cân nặng là 3,4 kg. |
Sau gần một giờ không lấy được ven, cô y tá cho em nghỉ một lúc. Bảo Ân áp mặt vào vai mẹ thút thít, đưa tay chỉ ra sân, ý muốn nói: 'Mẹ cho con đi chơi'.
Cho con về phòng uống ngụm sữa, thở oxi một lúc, chị Quyền bế ra sân khoa Tim mạch, bệnh viện Nhi Đồng 2 hóng mát thì bé Bảo Hân ở nhà gọi. Trong video, cô bé nói bằng tiếng địa phương được dịch lại: 'Mẹ về với con'.
Tay bế con gái nhỏ, chị Quyền dặn con gái lớn ở nhà ăn ngoan, nghe lời ba mấy hôm nữa mẹ về.
Quyền cho biết, từ hôm Bảo Ân nhập viện hai vợ chồng phải chia nhau, chồng ở nhà với bé lớn, vợ ở bệnh viện với bé nhỏ. Cứ một tuần, họ thay nhau cho hai con gái không nhớ mẹ. Mọi chi tiêu trong gia đình trước đây phụ thuộc vào việc làm hồ của anh Điểu Tuấn, nhưng bây giờ, anh phải phụ vợ chăm con nên bữa có bữa không.
'Bác sĩ nói, thứ Hai tới con được xuất viện về nhà rồi. Mong tới đây, bệnh của con đỡ hơn cho ba nó yên tâm đi làm', mắt nhìn con gái đang cầm điện thoại nghe mấy bài hát thiếu nhi, chị Quyền nói.
 |
Hơn một năm sau sinh, vợ chồng chị Quyền mới được gặp con sau khi Bảo Hân, Bảo Ân ổn định sức khỏe sau ca phẫu thuật tách rời kéo dài. |
Bốn năm trước, Quyền lấy chồng khi mới bước qua tuổi 18. Hai tháng sau cưới, chị mang bầu. Trong thai kỳ, người mẹ dân tộc S'tiêng từng siêu âm phát hiện song thai nhưng không biết tình trạng dính nhau.
Nửa mê nửa tỉnh sau ca sinh mổ, chị Quyền chỉ nghe thông tin hai con dính liền và đã được chuyển từ Bình Phước lên TP.HCM. 13 ngày sau sinh, điều trị ổn định nhiễm trùng vết mổ, chị khăn gói lên thành phố chăm con.
'Lúc đó, vợ chồng tôi chỉ tiết kiệm được 5 triệu cho cô ấy đi sinh. Tôi đang chạy về lấy đồ, bà nội hai bé gọi báo: 'Sinh rồi, hai bé gái nhưng dính nhau'. Tôi chạy vào viện ngay', anh Điểu Tuấn nhớ lại.
Bảo Hân và Bảo Ân nhanh chóng được chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 2 theo dõi sức khỏe. Sau gần một năm điều trị, theo dõi và chuẩn bị, ngày 23/8/2017, các y bác sĩ quyết định mổ tách. Cuộc đại phẫu kéo dài hơn 11 giờ liền.
Ngồi ngoài hành lang bệnh viện chờ tin, anh Tuấn cùng vợ chăm chú nhìn kim đồng hồ nhích từng chút một. 'Lo lắm. Không biết ở phòng mổ các con chịu được không? Các bác sĩ nói, hai vợ chồng cứ chuẩn bị tinh thần vì đây là ca dính liền phức tạp, hiếm gặp, sẽ có những biến chứng xảy ra', Thị Quyền nhớ lại, hai mắt ướt nhòe.
Giây phút vị bác sĩ mở phòng mổ bước ra, Quyền không dám đối diện, ngón tay ấn mạnh vào tay chồng, người lạnh toát. Anh Tuấn mạnh mẽ hơn nên khuyên vợ bình tĩnh, nhưng lòng cũng bồn chồn không yên.
 |
Bảo Hân hay bắt nạt em, còn Bảo Ân thích được gọi là chị hai. |
'Nghe bác sĩ nói, ca phẫu thuật thành công, vợ chồng tôi chỉ biết ôm nhau khóc. Các y bác sĩ bắt tay nhau, thay phiên đến vỗ vai hai vợ chồng tôi chúc mừng', anh Tuấn nói và cho biết, sẽ chẳng bao giờ quên được công ơn của các y bác sĩ, mạnh thường quân đã giúp đỡ chữa trị cho hai con.
Tháng 10/2017, sau hơn 14 tháng nằm viện, Bảo Hân, Bảo Ân được về nhà lần đầu. Trong căn nhà gỗ nhỏ trên dốc núi Lộc Ninh khi đó, anh Tuấn mua thêm một chiếc võng, quần áo, chăn màn, mua hoa quả, làm con gà thắp hương báo cáo ông bà phù hộ cho hai con sức khỏe.
'Vui lắm, bà con trong bản ai cũng đến chơi, chúc mừng rồi thay nhau bế các con', anh Tuấn nhớ lại.
Hiện nay, Bảo Hân, Bảo Ân được 34 tháng tuổi. Do hệ tiêu hóa không tốt, hai bé chỉ chủ yếu uống sữa, ăn thức ăn loãng, vì thế, cân nặng thấp hơn các bé cùng tuổi. Bảo Hân không có hậu môn nhưng có đôi chân khỏe mạnh. Em thích trèo cây, hay quậy phá.
 |
Chị Quyền cho biết, sẽ không sinh thêm con để tập trung lo cho Bảo Hân và Bảo Ân. |
Bảo Ân chân yếu, cả ngày lết quanh nhà nhìn chị đùa nghịch với các anh chị trong xóm. Mỗi khi di chuyển, em phải có ba mẹ hỗ trợ. 'Là em nhưng con bắt chị hai gọi là chị. Chị không chịu là lăn ra khóc', chị Quyền nhìn con nói.
Anh Tuấn cho biết, dù hiện nay, hai con gái còn nhiều khiếm khuyết về sức khỏe, nhưng trong mắt anh, Bảo Hân, Bảo Ân đẹp hơn cả hoa hậu. 'Các con còn bé tý mà phải vượt qua ba lần phẫu thuật đặt túi giãn da và ca mổ tách kéo dài. Điều đó, với tôi rất phi thường và tuyệt đẹp', ông bố trẻ nói.
Chị Quyền thì khẳng định, sẽ không sinh thêm nữa để tập trung lo cho hai con. Việc trước mắt bây giờ là hai vợ chồng sẽ tập vật lý trị liệu cho Bảo Ân theo hướng dẫn của bác sĩ để em có thể đi được. Vài năm tới, anh chị sẽ đưa Bảo Ân đi phẫu thuật chân, Bảo Hân thì phẫu thuật đặt hậu môn.
'Bây giờ, con đang mang hậu môn giả. Cứ mẹ lơ là là con lấy ra chơi', bà mẹ hai con nói.
Ông Hoàng Minh Đức, Phó chủ tịch UBND xã Lộc Thiện cho biết, câu chuyện của hai bé Bảo Ân và Bảo Hân đã lan tỏa khắp địa phương. Mỗi dịp lễ Tết, ủy ban thường đến hỏi thăm, động viên và hỗ trợ tiền, quà cho vợ chồng anh Tuấn. Hồi cuối năm 2018, một đoàn từ thiện đã được chính quyền giới thiệu để xây cho vợ chồng anh Tuấn căn nhà cấp bốn, cho hai bé có chỗ chơi.

Người mẹ cao 1,1 mét rơi nước mắt khi bác sỹ yêu cầu bỏ con
“Khi bác sĩ khuyên bỏ con, tôi chỉ biết nằm khóc. Nó là giọt máu của hai vợ chồng. Tôi muốn được nhìn thấy con”, chị Đào nói trong nghẹn ngào.
" alt=""/>Bố của hai bé gái dính liền ở Bình Phước: Con tôi đẹp hơn cả hoa hậu

 |
Những phụ kiện hi-end |
Có rất nhiều định nghĩa về hi-end, thậm chí định nghĩa nọ xung khắc với định nghĩa kia. Nhưng có một định nghĩa mà giới chơi hi-end chấp nhận được, đó là thiết bị âm thanh hi-end là thiết bị khiến người nghe quên đi sự có mặt của chúng mà tập trung vào thưởng thức âm nhạc.
Xét về âm học, cấu trúc đôi tai người là cấu trúc hoàn hảo về mặt âm học, chính vì thế tai người rất nhạy trong khoảng tần số nghe được (từ 20Hz đến 20.000 Hz). Cho nên, việc thoả mãn đôi tai người là rất khó khăn với việc chế tạo các thiết bị âm thanh.
Nhất là với những người hay nghe nhạc trực tiếp, họ luôn yêu cầu tiếng các nhạc cụ phải như thật thậm chí hay hơn thật, hay giọng của ca sỹ phải thật quyến rũ, hoặc không gian của thiết bị tạo ra phải có lớp lang, vị trí như phòng hoà nhạc.
Các thiết bị nghe nhạc thông thường đáp ứng được sự nghe ở mức độ phổ thông, thậm chí còn rất dễ nghe và nịnh tai, nhưng với người nghe có hiểu biết và trải nghiệm thì đó là những thiết bị làm sai lệch âm thanh. Thiết bị hi-end ra đời, nhằm thoả mãn tất cả những yêu cầu đó của người nghe.
Thế nhưng, đồ tốt thì không rẻ, đồ rẻ thì không tốt. Những thiết bị được gọi là chuẩn hi-end có giá không hề rẻ. Nhiều khi chỉ một sợi dây nguồn tầm trung cũng có giá cả bằng chiếc xe SH nhập khẩu, chưa nói đến các thiết bị tầm cao. Hoặc có những đôi loa lên đến triệu đô là bình thường.
 |
Bộ dàn hi-end tham chiếu có giá hơn 10 tỷ |
Nhưng những người chơi hi-end vẫn tìm cách sở hữu cho bằng được. Bởi với họ, chất lượng âm thanh là trên hết. Với họ, việc trả tiền cho những thiết bị ấy là xứng đáng, bởi đó là sản phẩm trí tuệ của những chuyên gia hàng đầu.
“Nghe âm thanh của cây vĩ cầm Messiah Stradivarius có giá 20 triệu đô được thực hiện bởi những phòng thu hàng đầu mà qua dàn máy không có chất lượng thì khác nào một sự lãng phí và coi thường tinh hoa nhân loại”, anh Vũ Đức Công, một chuyên gia hi-end chia sẻ.
Người chơi hi-end, khác với người chơi các bộ môn khác, không chỉ mạnh về kinh tế mà cả về văn hoá. Thông thường, người ta sắm thiết bị hi-end để nghe giao hưởng, hoà tấu, là những thể loại nhạc bác học hay thính phòng mà dàn máy thông thường khó có thể tái tạo tốt.
Muốn nghe được dòng nhạc này, người ta phải có hiểu biết nhất định. Mỗi buổi biểu diễn ở Nhà hát Lớn, trong số các khán giả, không ít người là dân chơi hi-end. Họ đến để thưởng thức các tác phẩm kinh điển của thế giới, hơn nữa, là để sau đó về nghe thẩm định lại dàn máy nhà mình xem đã được hay chưa được điều gì.
Sau mỗi buổi nghe trực tiếp, người chơi hi-end lại loay hoay, có khi chỉ là kê lại loa sao cho không gian rộng hơn, có khi là thay đổi một thiết bị nào đó chỉ để tái hiện lại tiếng kèn mà mình hằng yêu thích. Và sau những trải nghiệm đó, người chơi hi-end hiểu rằng, việc “mang một dàn nhạc” về nhà để thưởng thức là điều khá khó khăn, nhưng càng khó khăn, việc chinh phục lại càng trở nên hấp dẫn.
Mỗi khi có triển lãm hi-end, người chơi hi-end lại sục sôi. Họ đến triển lãm để nghe và chiêm ngưỡng những bộ dàn mới nhất, những thiết bị phụ kiện như dây dẫn, lọc điện, mà với họ là rất quan trọng và góp phần làm thay đổi chất âm của bộ dàn. Chính vì thế, mỗi lần triển lãm, các hãng sản xuất và phân phối thiết bị hi-end luôn phải làm việc rất cẩn trọng để chiều lòng những khách hàng có đôi tai khó tính đến mức cực đoan.
Người chơi hi-end không lệ thuộc vào bất cứ thương hiệu nào, miễn là đáp ứng được đôi tai họ, không giống như người tiêu dùng thông thường. Một thương hiệu mới với sản phẩm tốt, với người chơi hi-end, đôi khi lại dễ chấp nhận hơn một thương hiệu đã thành danh. Bởi với người chơi hi-end, một thương hiệu mới xuất hiện, ắt hẳn phải có cái gì lạ và mới, nếu không, chắc chắn sẽ không đủ sức tồn tại trên thị trường vốn khó tính và không lệ thuộc nhiều vào chiêu trò.
Không ồn ào như các cuộc chơi khác, người chơi hi-end thường trầm tính, ôn hoà, thậm chí không muốn nhận thiết bị của mình là hi-end, bởi nhiều khi với họ, hi-end là một cái gì đó mà họ mãi phải kiếm tìm.
Như một người chơi luôn giấu tên và gần như chơi khép kín nói, chơi hi-end là chơi nghệ thuật và chơi cho mình chứ không cho ai cả. Bởi thiết bị hi-end đâu giống như bộ quần áo hay xe hơi mà có thể mang đi lúc nào cũng được.
Chơi hi-end lại là chơi chứ không phải trưng bày cho đẹp phòng khách, giống như một số nhà giàu mới nổi mua một chiếc đàn piano rất đắt tiền vì đó là dấu hiệu của sự sang trọng quý phái dù cả nhà chẳng ai biết chơi. Cũng vì thế mà cuộc chơi hi-end, tuy âm thầm nhưng vẫn ngày càng phát triển, bởi khi con người ta đã không còn lo đến những nhu cầu thiết yếu, thì thú chơi lại được ưu tiên, nhất là một thú chơi lành mạnh như thế.

Được Quyền Linh bảo vệ, Nam Thư mong khán giả cho mình một cơ hội
MC Nam Thư mong khán giả cho cô một cơ hội ở chương trình ‘Bạn muốn hẹn hò’, nhất định cô sẽ làm tốt hơn ở những số tới.
" alt=""/>Phong trào chơi âm thanh đỉnh cao hi
PGS - TS Tô Thanh Phương (BV Tâm thần Trung ương I, Hà Nội) cho biết, người ở bất cứ tầng lớp, địa vị nào cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh trầm cảm.Theo vị bác sĩ, trầm cảm được chia làm 3 loại, gồm: Nội sinh, tâm căn và triệu chứng.
Nội sinh là tự bản thân người bệnh có bệnh, không phải do tác động bên ngoài. Tâm căn là do tác động của gia đình, xã hội, công việc… Cuối cùng là triệu chứng, khi người bệnh quá lo lắng, chán nản vì mắc bệnh nan y, bệnh lâu năm khó chữa..., sẽ dễ sinh bệnh trầm cảm.
Việc điều trị cho bệnh nhân trầm cảm cần dựa vào 3 nguyên nhân trên để đưa ra phác đồ phù hợp.
‘Một số yếu tố thuận lợi để phát sinh trầm cảm là người bệnh gặp cú sốc trong gia đình, làm ăn thất bại, môi trường cạnh tranh, nhiều áp lực. Một số người có tính cách rụt rè, kín đáo, ít thổ lộ tâm tình cũng dễ mắc trầm cảm hơn người hướng ngoại’, BS Phương nói.
 |
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Tâm thần Trung ương I |
Người bệnh tìm đến PGS - TS Tô Thanh Phương điều trị có cả các nghiên cứu sinh đang học bên nước ngoài và thậm chí có cả tiến sĩ…
Cụ thể là trường hợp bệnh nhân Hoàng Thị Hoa (Hà Nội) được ông điều trị 3 năm trước. Hoa là con gia đình có học thức, bố mẹ đều có học hàm, học vị, giữ vị trí quản lý ở viện nghiên cứu và trường đại học lớn.
Ngay từ nhỏ, Hoa được hưởng nền giáo dục tốt từ bố mẹ, học hành giỏi giang. Ở trường cô luôn giành được vị trí top 1, được nhận học bổng.
Theo truyền thống gia đình, Hoa sang Mỹ học cao học rồi tiếp tục học chương trình tiến sĩ. Sau này về nước, cô hứa hẹn có một tương lai rộng mở.
Vậy nhưng, thời gian học tiến sĩ, Hoa bắt đầu phát bệnh. Trong đầu cô thường xuyên xuất hiện ‘ảo thanh’ - tiếng nói văng vẳng bên tai, xui khiến Hoa tự tử, lao đầu vào ô tô.
Lần đó, Hoa lao vào chiếc ô tô đang chạy trên đường, may người điều khiển xe xử lý kịp thời nên cô giữ được tính mạng.
 |
PGS - TS Tô Thanh Phương |
Bố mẹ nghe tin, đặt vé máy bay sang chăm sóc và trông chừng con. Hoa được điều trị tích cực bên nước ngoài 3 tháng nhưng không có tác dụng nhiều.Trong đầu cô vẫn liên tục xuất hiện những tiếng nói lạ, xui cô tìm cái chết.
Trước tình trạng của con, bố mẹ đưa Hoa về nước. Về nhà, thay vì tự tử, Hoa nhiều lần đập phá ban thờ, có hành vi bất ổn. Tình trạng càng lúc càng tồi tệ. Vì vậy, bố mẹ quyết định đưa Hoa đến Bệnh viện Tâm thần Trung ương I điều trị.
Bằng kinh nghiệm của mình, BS Phương vừa dùng thuốc đặc trị, liệu pháp tâm lý vừa dùng phương pháp kích từ.
‘Tên đầy đủ của phương pháp này là kích thích từ xuyên sọ, dùng sóng từ làm thay đổi chất dẫn truyền trong não, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng’, ông Phương nhớ lại.
Sau thời gian điều trị, bệnh nhân hoàn toàn ổn định, quay trở lại Mỹ tiếp tục việc học. Hiện nay, Hoa đã nhận bằng Tiến sĩ, trở về làm giảng viên và mới kết hôn. Định kỳ, 6 tháng - 1 năm, cô vẫn đến bệnh viện tái khám để tránh cho chứng bệnh tái phát.
'Trường hợp của Hoa là điển hình của bệnh trầm cảm do áp lực về môi trường sống, văn hóa và học hành', ông Phương nói.
‘Quá trình được tôi điều trị, Hoa thừa nhận từ bé cô bị áp lực bởi cái bóng của bố mẹ. Lúc nào, cô cũng phải cắm đầu vào học, hi vọng bản thân được bố mẹ, mọi người ghi nhận.
Song song với đó là áp lực giữ vững vị trí học sinh giỏi nhất trường suốt nhiều năm khiến Hoa mệt mỏi, nhiều lần có suy nghĩ tiêu cực.
Đến khi sang Mỹ học, môi trường thay đổi, gặp cú sốc về văn hóa, ứng xử, cô càng thu mình lại. Dần dần, căn bệnh trầm cảm chất chứa lâu ngày bộc phát', BS Phương nói tiếp.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân (Trưởng khoa 8, BV Tâm thần Trung ương I) cũng chia sẻ, 'Trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm, tuy không nhìn thấy hậu quả ngay như các bệnh nan y khác nhưng bệnh này tiến triển âm thầm, gây ra nhiều chuyện đáng tiếc cho bản thân bệnh nhân và gia đình'.
Một bệnh nhân từng được chị điều trị thành công là anh Minh - cảnh sát kinh tế. Do công việc quá áp lực, căng thẳng suốt thời gian dài, anh Minh bắt đầu có hiện tượng buồn chán, giảm chú ý, giảm trí nhớ. Lúc nào anh cũng muốn bỏ việc, muốn chết, về nhà hay than phiền sầu não.
 |
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân - Trưởng khoa Bán cấp tính nữ (BV Tâm thần Trung ương I) |
Mỗi lần gặp trục trặc trong công việc, anh thường tự dày vò bản thân, trách mình không có năng lực, kém cỏi. Đặc biệt, khả năng quyết định, phán đoán của anh dần dần bị mai một.
‘Được biết, trước đó, anh Minh có tính cách phóng khoáng, cởi mở, nói năng hoạt bát. Tuy nhiên, từ ngày phát bệnh, con người anh hoàn toàn thay đổi’, bác sĩ Vân nói.
Người vợ không biết chồng mắc bệnh, thấy anh càng ngày càng yếu đuối, dễ khóc nên nhiều lần to tiếng, mắng chồng là không có bản lĩnh đàn ông.
Khi đến bệnh viện, qua các thăm khám lâm sàng, bác sĩ Vân chẩn đoán anh Minh mắc chứng trầm cảm. Chị khuyên anh tạm nghỉ việc, kết hợp với thuốc điều trị tích cực.
Đồng thời nữ BS cũng khuyên vợ anh Minh sát cánh bên chồng, khích lệ và động viên anh liên tục, kể về những thành công anh đạt được trong quá khứ. Vì có những lời động viên của vợ, anh sẽ nhận ra giá trị của bản thân, từ đó yêu đời, yêu cuộc sống trở lại.
Sau 6 tháng, sức khỏe tâm thần của anh Minh đã tạm bình phục. Tuy nhiên, bác sĩ Vân cho hay, bệnh nhân trầm cảm nhẹ, muốn điều trị dứt điểm, cần tuân thủ phác đồ điều trị ít nhất 2 năm. Đối với bệnh trầm cảm mãn tính, thời gian điều trị có thể kéo dài 3 - 5 năm.
* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi

Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ lang thang mang song thai 8 tháng
Phát hiện người phụ nữ có biểu hiện tâm thần đang mang bầu, chính quyền xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ (Điện Biên) đã đưa đi thăm khám. Theo kết luận, chị mang thai đôi và đang ở giai đoạn cuối của thai kỳ.
" alt=""/>Tiến sĩ học ở Mỹ liên tục đập bàn thờ, lao đầu vào ô tô vì lý do đáng sợ