
![]() |
Ảnh: VGP |
Sputnik dẫn lời bài phát biểu trước Quốc hội Philippines của nghị sĩ Joey Salceda cho rằng, Việt Nam đang bỏ xa, vượt qua Philippines về cả tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người lẫn vốn FDI dù phải chịu hậu quả nặng nề từ chiến tranh với Mỹ.
Kỳ tích kinh tế Việt Nam, những thành quả đáng khen ngợi trong cuộc chiến chống Covid-19 để tạo đà hồi phục và phát triển kinh tế không phải do may mắn mà có. Theo nhà kinh tế - chính trị học, Hạ nghị sĩ Joey Salceda, người Việt sẽ giàu hơn người dân Philippines.
Làn sóng FDI mạnh mẽ và thành công của Việt Nam đã được đề cập rất nhiều. Sputnik dẫn báo cáo cập nhật Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2021 của Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) cho rằng, sự phục hồi kinh tế của Việt Nam khi nhanh chóng kiểm soát các làn sóng bùng phát đại dịch Covid-19 đang đi “đúng hướng”.
Chống Covid-19 thành công giúp Việt Nam duy trì triển vọng phục hồi kinh tế tích cực. Đáng chú ý, trong báo cáo của mình, WB cho biết, sau khi giảm vào tháng 1/2021, vốn FDI đổ vào Việt Nam cao hơn 70,4% so với tháng trước và tăng gấp ba lần về giá trị vốn đầu tư nước ngoài ghi nhận cùng kỳ năm ngoái vào năm 2020. WB cho hay, Việt Nam đã thu hút được 3,4 tỷ USD vốn FDI. Đó là điều hết sức đáng mừng trong bối cảnh dòng vốn đang chững lại trên toàn thế giới.
Số liệu thống kê cho thấy, sự gia tăng về vốn FDI này trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chủ yếu được thúc đẩy bởi hoạt động đăng ký cấp mới (tăng 265,7% so với cùng kỳ năm trước) và tăng vốn (tăng 273,0% so với cùng kỳ năm trước).
Các dự án lớn bao gồm Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II trị giá 1,31 tỷ USD tại Cần Thơ và Nhà máy sản xuất module tấm nền OLED trị giá 750 triệu USD tại Hải Phòng cũng được WB nhắc đến. Các chuyên gia đánh giá, đây là xu hướng tích cực của dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI, khi các địa phương đẩy mạnh thu hút theo hướng lựa chọn dự án công nghệ cao, thay vì “chạy đua” giành số lượng như trước kia.
Bên cạnh đó, việc thu hút vốn FDI tại tỉnh Bắc Giang của Việt Nam cũng gây chú ý khi Foxconn (đối tác lớn nhất của Apple) đã nhận giấy chứng nhận đầu tư, để thực hiện dự án nhà máy với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 6.200 tỷ đồng (270 triệu USD). Địa phương này cũng trao giấy chứng nhận cho thêm 3 dự án FDI khác nữa.
Các nhà kinh tế nhận định, việc dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam, nhất là xu hướng đầu tư của các tập đoàn lớn kéo theo chuỗi công nghiệp hỗ trợ phát triển. Đây được coi là chất xúc tác thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước của Việt Nam cũng phải “tự thay đổi”, “tự chuyển mình”, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Sputnik dẫn lại bài phân tích về thành công của Việt Nam trên tuần báo đầu tư MoneyWeek (Anh), đăng ý kiến của chuyên gia Cris Sholto Heaton nhận định, Việt Nam là một trong những thị trường hứa hẹn nhất trong dài hạn đối với các nhà đầu tư. Hiện nay, kinh tế Việt Nam vẫn đang tăng trưởng rất tốt dù cũng phải chịu “cú sốc Covid-19” như bất kỳ quốc gia nào khác.
“Việt Nam đang dần thoát khỏi đại dịch Covid-19 và ngày càng tỏa sáng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia hiếm hoi đạt mức tăng trưởng dương trong năm 2020 - một năm đầy rẫy khó khăn vì đại dịch”, tác giả khẳng định. Tờ báo Anh nhấn mạnh rằng, dù tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ ở mức 2,91%, thấp hơn so với mức tăng trưởng trung bình 6-7% trong những năm vừa qua, nhưng vẫn cao hơn các nền kinh tế lớn khác ở châu Á, bỏ xa các nước láng giềng và là điểm sáng của nền kinh tế thế giới trong năm khủng hoảng vì đại dịch do Corona virus.
Vì sao Việt Nam có thể đạt những thành công kinh tế đáng kinh ngạc như vậy trong cơn khủng hoảng toàn cầu do Covid-19 gây ra?
Theo Cris Sholto Heaton, có nhiều lý do quan trọng giúp Việt Nam đạt được thành tích kinh tế nổi bật trong năm 2020. Đầu tiên phải nhắc đến là thành công trong cuộc chiến chống Covid-19 với những biện pháp, quyết sách phòng, chống dịch hiệu quả. Nhờ vậy mà hạn chế thấp nhất được những “đòn giáng nặng nề”, tác động tiêu cực đối với nền kinh tế.
“Đặc biệt, thành công của Việt Nam không xuất phát từ yếu tố may mắn, không phải từ “trên trời rơi xuống” mà nhờ chính phủ nhanh chóng thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch Covid-19 quyết liệt ngay từ đầu”, MoneyWeek nhấn mạnh. Tờ báo Anh cũng dẫn ý kiến của các nhà đầu tư chuyên nghiệp tại Việt Nam, như Dominic Scriven của Dragon Capital, Andy Ho và Khanh Vu của VinaCapital và Craig Martin của Dynam Capital, đều đánh giá cao những thành tích và nỗ lực của Việt Nam trong công tác chống dịch.
“Việc Chính phủ Việt Nam hành động nhanh chóng, dứt khoát, nhất quán cùng với sự ủng hộ, đồng lòng từ phía người dân đã tạo nên thành công trong thời gian qua”, tờ báo Anh nhận xét và cho rằng, đây là cơ sở quan trọng, nền tảng để các tập đoàn kinh tế lớn tin tưởng môi trường đầu tư, rót vốn đầu tư ở quốc gia này.
Theo báo Anh, Việt Nam đã làm rất tốt trong việc đón làn sóng chuyển dịch đầu tư trong khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn. “Trước kia, cơ sở hạ tầng từng được xem là một trong những điểm yếu lớn nhất của Việt Nam, thì đến hiện tại, giới đầu tư đánh giá lĩnh vực này đã có nhiều triển vọng khả quan và được cải thiện tốt hơn”, báo Anh khẳng định.
Theo VGP
Bất chấp đại dịch Covid-19, nề kinh tế Việt Nam vẫn phục hồi, tăng trưởng trong năm 2020 đạt 2,9% - mức cao hàng đầu thế giới – và được cho là lên tới 6,5% năm 2021.
" alt=""/>Thành công của Việt Nam không phải 'từ trên trời rơi xuống'Giữa cánh rừng Amazon rộng lớn, dòng sông sôi được cho là một tồn tại ngoại lệ, ẩn chứa nhiều điều thú vị, thu hút con người ghé tới khám phá và chiêm ngưỡng. Andres Ruzo, nhà nghiên cứu địa chất tại Đại học Quản lý Singapore (SMU) đã dành nhiều năm để nghiên cứu hiện tượng đặc biệt về dòng sông sôi sục này. Ảnh: Agencia de Noticias UN.
![]() |
Những dòng sông sôi hoặc gần sôi tồn tại trên khắp Trái Đất và luôn được liên kết với các núi lửa gần đó. Mạch phun nước ở vườn quốc gia Yellowstone (Mỹ) nóng hơn 137 độ C bởi tiếp xúc với đá nóng từ sâu bên trong lớp vỏ Trái Đất. Tuy nhiên, ngọn núi lửa hoạt động gần khu vực sông sôi nhất cách đó hơn 640 km. Ảnh: Boiling River Project. |
![]() |
Điều này đặt ra câu hỏi cho các nhà địa chất học: Làm thế nào lượng lớn nước được làm nóng trong khi không có nguồn nhiệt rõ ràng (tức ngọn núi lửa đang hoạt động) ở gần? Tên địa phương của dòng sông sôi là Shanay-timpishka, nghĩa là dòng sông được đun sôi với sức nóng của Mặt Trời. Các pháp sư địa phương tin rằng nước sôi được sinh ra bởi Yucamama, linh hồn của một con rắn khổng lồ sống trong rừng Amazon. Yucamama được cho là mẹ của tất cả sinh vật dưới nước. Ảnh: TreeHugger. |
![]() |
Con sông có mặt trong những câu chuyện và huyền thoại trên khắp Peru. Sau khi gặp pháp sư địa phương, Andres đã được phép nghiên cứu về dòng sông thần thoại. Anh chia sẻ: "Tôi đã được pháp sư đồng ý để nghiên cứu dòng sông. Theo đó, sau khi lấy mẫu nước và phân tích tại phòng thí nghiệm, dù đang ở nơi nào trên thế giới, tôi đều phải đổ xuống đất để chúng có thể tìm đường trở về nhà". Ảnh: Hurriyet. |
![]() |
Con sông này được làm nóng trung bình hơn 85 độ C trên quãng đường gần 6,5 km. Việc duy trì lượng nước lớn như vậy luôn ở nhiệt độ gần sôi cần tới sức nóng khổng lồ. Những sinh vật không may rơi xuống dòng sông đều chết vì bỏng và có thể bị luộc chín. Ảnh: Pinterest. |
![]() |
Dòng sông thuộc khu bảo tồn Mayantuyacu, tỉnh Puerto Inca, Peru. Đến đây, không chỉ được tìm hiểu về dòng sông sôi nổi tiếng, du khách còn có thể tham gia khám phá các khu vực thiêng của người Ashaninka, chiêm ngưỡng nét văn hóa bản địa, tắm suối nước nóng và trị liệu bằng phương pháp cổ truyền. Ảnh: Slava Nazdar Vyletu. |
Đi biển mùa đông, tại sao không? Đừng để cái lạnh cản bước, buộc bạn phải ở mãi trong nhà. Dưới đây là bảy bãi biển từ khắp nơi trên thế giới, những sự lựa chọn hoàn hảo cho một chuyến du lịch trong thời tiết lạnh.
" alt=""/>Dòng sông luộc chín mọi sinh vật rơi xuốngKhi đến gặp chuyên gia tâm lý, Phượng mới 29 tuổi, đang là y tá ở một bệnh viện tư tại TP. HCM. Cô cho biết, Thắng - 36 tuổi là chồng của mình, mới rời cơ quan nhà nước ra mở công ty riêng nhưng thất bại.
Hai vợ chồng Phượng kết hôn được 4 năm, có hai con gái sinh đôi. Cả nhà sống trong căn hộ chung cư của bố mẹ đã mất để lại cho hai chị em là Phụng và Phượng.
Phụng là chị, lấy chồng định cư ở Úc. Năm ngoái, sau khi ly hôn, Phụng trở lại Việt Nam, sống chung với vợ chồng Phượng.
Phụng bằng tuổi em rể, tính cách hướng ngoại, thích khiêu vũ, đôi khi nhìn trẻ trung, sành điệu hơn cả Phượng.
Từ khi công ty phá sản, cả nửa năm, Thắng chỉ ngồi nhà chơi game online. Phượng phải làm thêm giờ ở bệnh viện để lo đủ chi phí sinh hoạt cho gia đình. May sao thời gian này, cô có chị gái đỡ đần chăm con, lo cơm nước.
Dạo gần đây Thắng có nhiều biểu hiện khác lạ, tính tình dễ cáu bẳn, né tránh quan hệ vợ chồng. Phượng cho rằng do chồng kinh doanh thất bại, tâm lý chán nản thành ra như vậy nên cô chỉ biết kiên nhẫn động viên chồng tìm việc làm mới.
Một buổi tối, Phượng cảm thấy không khoẻ trong người nên đổi ca trực về sớm. Mở cửa vào nhà, cô bất ngờ nghe thấy những âm thanh nhạy cảm phát ra từ phòng vợ chồng.
Đến trước cửa phòng ngủ, chứng kiến cảnh chị gái và chồng không mảnh vải che thân đang quấn lấy nhau, Phượng gào khóc như điên dại và bỏ chạy khỏi nhà.
'Khi ấy tôi đau đớn đến mức chỉ muốn lao đầu vào ô tô tự tử, may sao tôi nhớ đến 2 con gái mình, tôi không thể bỏ lại các con được...', Phượng tâm sự với chuyên gia tâm lý.
Ngay sau đó, vợ chồng Phượng ly hôn. Tuy nhiên, với Phượng, điều khó khăn không thể giải quyết đó là mối quan hệ chị em bị tổn thương nặng nề và họ vẫn phải sống chung một nhà.
'Tôi muốn làm rõ mọi chuyện nhưng chị ấy né tránh, quanh co đổ lỗi do say rượu, bị anh ta dụ dỗ. Tức giận tôi dọa sẽ tung hê tất cả mọi chuyện thì chị thách thức: 'Mày thích bôi tro trát trấu vào mặt thì cứ việc, chỉ mày nhục nhã thôi, đời tao đã không ra gì rồi có thêm hay bớt chút danh dự cũng chẳng sao...''.
'Điều này khiến Phượng bị trầm cảm nặng nề. Cô không vuợt qua được nỗi ám ảnh phản bội.
Chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân - người tư vấn cho Phượng nói rằng, Phụng không phải là một người vô cảm. Phụng tỏ ra thản nhiên hoặc quanh co phủ nhận việc làm sai trái chỉ là cố gồng mình che đậy cảm giác xấu hổ ở bản thân.
'Vì vậy tôi đã kiến nghị 2 chị em tạm thời cho nhau chút không gian, thời gian riêng tư, ngưng những hành động đào khoét vào vết thương lòng, để mỗi người có thể nhìn nhận lại bản thân, học cách tha thứ cho nhau và tha thứ cho chính mình...', chuyên gia Hoàng Hải Vân nhớ lại.
Nghe lời khuyên của chuyên gia tâm lý, Phượng về nhà nói chuyện với chị gái. Không phải là những lời lẽ oán trách, dằn vặt như mọi khi, cô chỉ tâm sự với Phụng về nỗi đau ám ảnh, những trở ngại tâm lý của cô và mong muốn được chị thấu hiểu...
Gần một năm từ khi sự việc xảy ra, lần đầu tiên trước mặt Phượng, Phụng khóc và nói rằng mỗi ngày trôi qua, đi chị đều cảm thấy rất ân hận.
Khi biết mẹ con Phượng muốn dọn ra ngoài thì Phụng không cho, thay vào đó chị quyết định trở lại nước Úc một thời gian và cùng Phượng tham gia các khoá trị liệu tâm lý, hy vọng giúp hàn gắn mối quan hệ chị em.
* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi
Sau 5 năm ly thân nhưng vẫn sống chung một mái nhà, chồng tôi đột ngột đòi hâm nóng tình cảm, đề nghị vợ 'nối lại tình xưa'.
" alt=""/>Tâm sự đau lòng, chị gái từ Úc về, nữ y tá nhận nỗi đau thấu trời