Theo kế hoạch ban đầu, chiếc máy bay này sẽ bắt đầu thực hiện hành trình rời nước Mỹ vào ngày Chủ Nhật 19/6/2016, nhưng vì lý do thời tiết, nên phải dời lại sang sáng Thứ Hai ngày 20/6.
![]() |
Hình ảnh máy bay dùng năng lượng Mặt Trời Solar Impulse 2 trên bầu trời. Ảnh theo USA TODAY. |
Solar Impulse 2 rời New York, vượt Đại Tây Dương và hướng đến sân bay Seville của Tây Ban Nha (châu Âu), thực hiện chặng bay thứ 15 trong hành trình vòng quanh Trái Đất. Dự kiến chặng bay này sẽ kéo dài đến 90 giờ không nghỉ. Và tiếp theo, sau khi hạ cánh Tây Ban Nha, máy bay còn thực hiện một hoặc hai chặng nữa (chặng thứ 16 và 17) trước khi hạ cánh xuống điểm xuất phát - Abu Dhabi (nước Ả rập Thông nhất UA)
“Đây sẽ là khoảng cách xa nhất mà chúng tôi phải bay trong năm nay”, nhóm điều hành Solar Impulse 2 tuyên bố như thế về chặng bay 15. Cũng cần nói thêm, đây là một trong những chặng bay có nhiều nguy hiểm trong năm nay.
Dĩ nhiên, số chặng bay từ lúc xuất phát của Solar Impulse 2 đến nay nhiều hơn số chặng bay phía trước và con đường bay đã đi qua dài hơn con đường từ New York về lại Abu Dhabi bây giờ.
Khởi hành từ thủ đô của Ả rập Thống nhất từ tháng 3 năm 2015, chiếc máy bay không dùng nhiên liệu này đã thực hiện một loạt chặng bay; hạ cánh và cất cánh ở các nước châu Á, đặc biệt đã trải qua một chặng bay dài nhất với 4 ngày 21 giờ và 52 phút từ Nhật Bản đến Hawai vào mùa hè năm trước, năm 2015.
Và cả một kỷ lục về thời gian ngừng bay của Solar Impulse 2; kéo dài qua một mùa đông ở Hawai, để sửa chữa pin hỏng và đợi ánh sáng mặt trời mạnh hơn để sạc đủ.
Máy bay chỉ cất cánh trở lại vào cuối tháng Tư năm 2016 vừa qua để bay từ Hawai đến San Francisco. Tiếp theo, trên đất Mỹ, Solar Impulse 2 bay từ San Francisco đến Phoenix, sau đó đến Tulsa, Dayton, Allentow và New York. Kể cả chặng bay thứ 14 cuối cùng trên đất Mỹ kéo dài 5 giờ; từ Lehigh Valley (tiểu bang Pennsylvania) và hạ cánh xuống sân bay quốc tế JFK ở New York.
Và lúc này đây, chiếc máy bay Solar Impulse 2 dùng năng lượng Mặt Trời đang mải miết trên bầu trời Đại Tây Dương …
Solar Impulse 2 được chế tạo chủ yếu bằng sợi carbon, nặng hơn 2 tấn; tương đương trọng lượng của một chiếc xe Ford Explorer nhưng có sải cánh của một chiếc Boing 747 với hơn 70 m đủ lắp 17.248 tế bào quang điện để nạp điện cho 4 pin lithium polymer. Nguồn điện này sẽ làm quay 4 động cơ cánh quạt (sức mạnh của một chiếc xe máy) đủ kéo máy bay lên không trung.
![]() |
Cấu tạo của chiếc máy bay Solar Impulse 2. Hình từ Genk.vn |
Cũng chính nhờ pin tich lũy điện năng từ ánh sáng mặt trời ban ngày nên Solar Impulse 2 có khả năng thực hiện chuyến bay vào ban đêm. Tuy nhiên, để tích pin cho hoạt động ban đêm, ban ngày máy bay phải được bay trong điều kiện trời nhiều nắng, ít gió. Chính vì vậy, việc chọn thời tiết cho các chặng bay là yếu tố rất quan trọng bên cạnh việc bảo đảm an toàn cho máy bay.
Dự án máy bay bằng năng lượng mặt trời của Solar Impulse được khởi xướng vào năm 2003, với mục tiêu làm phong phú bộ mặt của ngành hàng không hiện tại. Piccard, trong một cuộc nói chuyện với Theverge từng cho biết:"Dự án này cho chúng ta thấy những gì mà con người có thể làm với những loại năng lượng có khả năng tái tạo".
Cuộc hành trình vòng quanh thế giới của Solar Impulse 2 bắt đầu vào ngày 09 tháng 3 năm 2015 và dự kiến sẽ kết thúc ở nơi xuất phát Abu Dhabi, thủ đô Cọng hòa Ả rập (UA).
Trần Minh
" alt=""/>Chặng 15: Máy bay Solar Impulse 2 băng qua Đại Tây DươngTại sao sự xuất hiện của 4 phụ nữ như trên lại tạo nên kỷ lục? Theo các chuyên gia, trước năm ngoái, chỉ có 2 phụ nữ từng xuất hiện tại buổi thuyết trình khai mạc hội nghị dành cho các lập trình viên của Apple kể từ năm 2007 và không ai trong số họ là nhân viên của hãng. Mặc dù vậy, năm ngoái, 2 nữ lãnh đạo của Táo khuyết đã bước lên sân khấu trong cùng sự kiện được tổ chức thường niên.
Trang Gizmodo thống kê rằng, trước WWDC 2016, tổng cộng có 6 phụ nữ từng xuất hiện trên sân khấu tại bất kỳ sự kiện nào của Apple. Trong số đó có cả siêu mẫu Christy Turlington Burns, người đã cùng CEO Apple Tim Cook cho trình làng Apple Watch hồi tháng 3 vừa qua.
Như thông lệ, các hội nghị dành cho các nhà phát triển và lập trình viên chủ yếu quy tụ các đại biểu là nam giới. Vì vậy, việc 4 phụ nữ cùng bước lên sân khấu diễn thuyết trước hội nghị quả thực là rất thu hút sự chú ý của báo giới.
Tại WWDC 2016, Stacey Lysik, giám đốc phụ trách chương trình phần mềm Apple Watch, đã lãnh trách nhiệm giới thiệu về WatchOS 3. Bethany Bongiorno, quản lý mảng lập trình phần mềm, biểu diễn các tính năng mới của hệ điều hành iOS. Và Cheryl Thomas, phó chủ tịch phụ trách các hoạt động lập trình phần mềm, đã khép lại buổi khai mạc bằng phần chia sẻ về một chương trình học mã hóa mới dành cho iPad.
![]() |
Bozoma Saint John trong phần thuyết trình khai mạc WWDC 2016. Ảnh: PC World |
Tuy nhiên, người phụ nữ gây chú ý nhất tại sự kiện của Apple lần này là Bozoma Saint John, người có biệt danh "bà mẹ - lãnh đạo" hay "diva đứng đầu" bộ phận marketing cho Apple Music. Trong phần thuyết trình kéo dài gần tiếng đồng hồ, cô John thậm chí còn cố gắng vận dụng các tính năng của Apple Music để khiến đám đông hòa theo đọc rap, nhưng không thành công.
Tuấn Anh(Theo CNET)
" alt=""/>4 phụ nữ giúp Apple thiết lập kỷ lục tại WWDC 2016