TIN LIÊN QUAN:
Gia đình "cô dâu hoàng gia" Anh tốn bao tiền?
Phất nhờ đám cưới Hoàng gia
Bùng nổ ứng dụng ăn theo Đám cưới Hoàng gia Anh
Hoàng gia Anh mời cưới qua fax
Tiêm kích J-8II của Trung Quốc do phi công Wang Wei (33 tuổi) điều khiển rơi xuống biển khi va chạm với máy bay EP-3E. Phi công Wang Wei tử nạn do chiếc dù của anh đã không bật mở.
Vụ việc đã kéo theo 11 ngày căng thẳng ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc với cả hai phía đổ trách nhiệm cho nhau. Trung Quốc còn bắt giữ 24 thành viên phi hành đoàn trên máy bay trinh sát Mỹ.
Chuyên gia hải quân Li Jie tại Bắc Kinh nhận xét: “Vụ tai nạn năm 2001 đã cho Trung Quốc bài học đó là một quốc gia không thể dựa vào chỉ riêng kinh tế mà cần cả quân đội hùng mạnh”.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) dẫn lời chuyên gia quân sự Zhou Chenming đánh giá: “Cái chết của phi công Wang Wei là do tai nạn những nó dẫn đến rất nhiều thay đổi. Điều xảy ra cách đây 18 năm thúc đẩy Trung Quốc hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là chiến đấu cơ dành cho không quân và hải quân”.
Chuyên gia Zhou cho biết sau tai nạn năm 2001, các tướng lĩnh quân đội Trung Quốc quyết định thay thế tất cả tiêm kích J-8 bằng J-10, J-11 cũng như máy bay ném bom JH-7. Ngoài việc kết nạp thêm các mẫu máy bay hiện đại, quân đội Trung Quốc còn đầu tư mạnh mẽ vào cải thiện tính năng của chiến đấu cơ như hệ thống thoát hiểm…
Ngoài ra, Trung Quốc còn khởi động phát triển tiêm kích tàng hình nội địa đầu tiên là J-20 từ năm 2007. Theo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, J-20 là đối thủ cạnh tranh với chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Mỹ là F-22 và F-35. Đến năm 2017, J-20 đã phiên chế vào quân đội Trung Quốc.
Chuyên gia hải quân Li Jie tại Bắc Kinh đánh giá vụ việc năm 2001 khiến quân đội Trung Quốc phát triển chiến lược tập trung hơn vào phòng thủ ngoài khơi.
Ông Zhou cho biết vụ tai nạn năm 2001 còn góp phần nâng cao vị thế của hải quân Trung Quốc, khiến giới lãnh đạo quân đội tập trung hơn vào các chương trình hiện đại hóa hải quân. Chuyên gia này thừa nhận: “Trước đây, quân đội Trung Quốc chủ yếu tập trung vào lục quân và hải quân chỉ đóng vai trò thứ hai”.
Nhà bình luận quân sự Song Zhongping tại kênh Phượng Hoàng cho rằng khó có khả năng một vụ tai nạn tương tự sự kiện năm 2001 lặp lại ở thời điểm hiện này.
Theo Báo Tin tức
" alt=""/>Hé lộ vụ va chạm giữa máy bay quân sự Trung Quốc và Mỹ 18 năm trướcDậy từ 4h, tự đi xe đến trường
Cụ thể, học sinh lớp 12 tại 10 trường trung học ở tỉnh Kupang, Indonesia là một phần của dự án thử nghiệm. Các trường học ở quốc gia Đông Nam Á này thường bắt đầu học từ 7 đến 8h nhưng theo chương trình này, học sinh phải đến lớp lúc 5h30.
Theo tờ Guardian, thí nghiệm gây tranh cãi đã được thống đốc tỉnh Viktor Laiskodat công bố vào tháng 2/2023 để khiến học sinh kỷ luật hơn.
Những học sinh buồn ngủ có thể được nhìn thấy một cách miễn cưỡng lê lết "như xác sống” qua những con đường tối tăm vào mỗi buổi sáng để đến trường đúng giờ.
Các bậc cha mẹ đã chỉ trích chương trình này. Họ cũng bày tỏ sự lo ngại về vấn đề an toàn và sức khỏe của con cái, đặc biệt là đối với học sinh nữ.
“Vô cùng khó khăn, bây giờ các con phải rời khỏi nhà khi trời còn tối. Tôi không thể chấp nhận điều này. Sự an toàn của các con không được đảm bảo”, Rambu Ata, mẹ của một học sinh 16 tuổi, nói với hãng tin AFP.
Con gái Eureka của cô hiện phải thức dậy từ 4h để chuẩn bị mọi thứ và đi xe máy đến trường. “Bây giờ mỗi khi về đến nhà, con đều kiệt sức và ngủ thiếp đi ngay lập tức", cô Ata cho biết.
Trường học thường kết thúc vào khoảng 3h30 ở Indonesia. Marsel Robot, Chuyên gia giáo dục từ Đại học Nusa Cendana, cho biết: “Chính sách mới này không có mối tương quan nào với nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục".
Về lâu dài, tình trạng thiếu ngủ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của học sinh và gây ra sự thay đổi trong hành vi.
“Học sinh sẽ chỉ ngủ trong vài giờ và đây là nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe của các em. Điều này cũng sẽ khiến các em căng thẳng và trút căng thẳng bằng những hành động bộc phát”.
Áp dụng cả công chức ngành giáo dục
Hãng tin Indonesia Kompas đưa tin đã có nhiều ý kiến yêu cầu chính quyền trung ương can thiệp vào quyết định của tỉnh Kupang. Theo Kompas, Ủy ban Bảo vệ Trẻ em Indonesia cũng đã lên tiếng kêu gọi xem xét lại chính sách này.
Việc thay đổi quy tắc của tỉnh Kupang cũng bị các nhà lập pháp địa phương phản đối, kêu gọi hủy bỏ chính sách "vô căn cứ" này.
Tuy vậy, chính quyền địa phương vẫn duy trì thử nghiệm và thậm chí còn mở rộng phạm vi đến các cơ quan giáo dục địa phương. Như vậy, nhân viên và công chức cũng bắt đầu ngày làm việc lúc 5h30.
Rensy Sicilia Pelokilla, công chức tại một cơ quan giáo dục, nói rằng việc dậy sớm giúp cô khỏe mạnh hơn vì giờ đây cô ấy phải tham gia các buổi tập thể dục buổi sáng.
“Là một công chức, tôi sẵn sàng tuân thủ quy định và sẽ cố gắng hết sức”, cô Pelokilla nói.
Một nghiên cứu năm 2014 do Học viện Nhi khoa Mỹ đã khuyến nghị học sinh cấp hai và cấp ba nên bắt đầu các lớp học lúc 8h30 hoặc muộn hơn để các em ngủ đủ giấc. |
Tử Huy