
- Vài năm sau ngày mẹ mất, tôi cũng dần nguôi ngoai nỗi nhớ bà. Tình cảm vợ chồng tôi cũng tốt dần lên. Tôi bàn với vợ lập ban thờ bố mẹ tại căn hộ chung cư của chúng tôi. Tuy nhiên vợ tôi không đồng ý ...Tôi năm nay 42 tuổi, kết hôn được 12 năm. Hiện tại, vợ chồng tôi sinh được hai cháu. Một cháu trai 10 tuổi và một cháu gái 6 tuổi.
Công việc của chúng tôi không đem lại thu nhập cao nhưng ổn định và cũng có đồng ra đồng vào. Chúng tôi cũng đã có nhà ở. Đó là một căn hộ thuộc hàng cao cấp ở Hà Nội…
Tôi giới thiệu sơ sơ như vậy để mọi người hiểu rằng, tôi đang có một cuộc sống đáng mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên thực tế vợ chồng tôi lại đang đứng trước khả năng ly hôn, gia đình tan đàn xẻ nghé.
 |
Ảnh: CNN |
Chuyện là, căn nhà chúng tôi đang ở là tài sản của bố mẹ vợ tôi. Ông bà mua tặng khi chúng tôi sinh con đầu lòng. Tính tôi vô tư nên từ khi nhận nhà, tôi yên tâm sống và coi đó là tài sản của hai vợ chồng.
Không chỉ nhà cửa, ông bà còn cho chúng tôi vay tiền để mua ô tô và sắm sửa nhiều thứ trong nhà. Mang tiếng cho mượn nhưng tôi thừa hiểu ông bà cho luôn vợ chồng tôi vì nhà chỉ có mỗi 2 cô con gái.
Cuộc sống cứ bình lặng trôi cho đến năm 2011. Tôi về quê (ở một tỉnh miền Trung) và nhận ra mẹ tôi đang có dấu hiệu tuổi già.
Bà sống một mình vì bố tôi mất sớm, các anh chị em đều lập nghiệp ở tỉnh xa. Lần đó tôi được nghỉ phép nên về nhà với mẹ. Một tuần ở nhà, tôi thấy bà liên tục quên những chuyện đơn giản như khóa van nước, nấu cơm không đổ nước, đêm ngủ quên khóa cửa… và đặc biệt có lần, bà nấu cơm nhưng lại đổ thóc giống vào nồi.
Tôi hoảng hốt, đòi đưa mẹ lên viện khám nhưng bà không đồng ý. Mọi người ở quê cũng can ngăn vì bà khỏe mạnh. Họ nói rằng, bệnh nhầm lẫn, quên quên, nhớ nhớ chỉ là bệnh tuổi già.
Tôi chiều lòng mẹ nhưng thấy không yên tâm. Tôi bàn với vợ đưa mẹ lên Hà Nội sống cùng. Trong nhà, tôi không phải con trưởng nhưng là con trai ở gần mẹ nhất, các anh chị của tôi toàn vào Nam lập nghiệp.
Không nghờ vợ tôi không đồng ý. Cô ấy nói, đó là nhà của bố mẹ cô ấy. Họ cho chúng tôi ở nhờ (sổ đỏ vẫn đứng tên bố mẹ vợ) nên tôi không có quyền đưa ai đến ở cùng.
Tôi thuyết phục vợ không được nên vợ chồng mặt nặng mày nhẹ suốt ngày. Buồn hơn, cuối năm đó mẹ tôi bị cảm và qua đời trong căn nhà lạnh lẽo.
Tôi về chịu tang mẹ, nghĩ thương mẹ bao nhiêu tôi lại giận mình, giận vợ bấy nhiêu. Trong đầu tôi liên tục xuất hiện những từ “giá như”. Tôi nghĩ giá như tôi mẹ tôi sống cùng tôi có lẽ bà sẽ không ra đi trong cô đơn thế này?...
Lo liệu công việc cho mẹ xong, tôi trở về Hà Nội, tình cảm với vợ cũng đã phai nhạt dần. Tôi bắt đầu có cảm giác của một người ăn nhờ, ở đậu. Tôi ít khi chăm chút cho căn nhà mà chỉ coi nó như một chỗ trú chân sau một ngày vất vả.
Vợ tôi không hề ân hận về việc cấm mẹ tôi lên ở cùng. Cô ấy cũng không mấy khi về quê chồng kể từ khi mẹ tôi mất. Căn nhà của bố mẹ tôi ở quê lạnh hẽo hơn bao giờ hết…
Tuy nhiên, vài năm sau ngày mẹ mất, tôi cũng dần nguôi ngoai nỗi nhớ. Tình cảm vợ chồng tôi cũng tốt dần lên. Tôi lại bàn với vợ lập ban thờ bố mẹ tại căn hộ chung cư của chúng tôi.
Tôi nghĩ là con trai, tôi phải có trách nhiệm nhang khói thường xuyên cho bố mẹ chứ ban thờ bố mẹ ở quê, đôi tháng tôi mới về một lần.
Tuy nhiên, lại một lần nữa, vợ tôi từ chối. Cô ấy vẫn đưa ra lý do như ngày tôi muốn đưa mẹ lên Hà Nội sống cùng. Căn nhà là của bố mẹ cô ấy, tôi không được phép…
Tôi cảm thấy mình bất tài, vô dụng vô cùng. Là con trai mà tôi không được quyền đón mẹ đến nuôi, giờ mẹ mất tôi cũng không được quyền lập bàn thờ bố mẹ. Lý do chỉ vì tôi đang nhờ trong căn nhà của bố mẹ vợ…
Trong khi đó, từ trước đến giờ, công to việc lớn nhà vợ, có cái nào không đến tay tôi. Tiền bạc tôi làm bao nhiêu năm nếu nhà vợ cần có bao giờ tôi tiếc. Thế mà…
Tôi quyết định bước chân ra khỏi căn hộ cao cấp này và tìm một nơi ở mới. Tôi cũng không thể chấp nhận một người vợ không muốn coi gia đình chồng là gia đình của mình. Chúng tôi sẽ ly hôn dù tôi rất thương các con.

Bị ép sinh con, tôi ly hôn để thoải mái đi du lịch, mua sắm
Tôi viết những dòng này khi cuộc hôn nhân của chúng tôi đã gần đến giai đoạn kết thúc. Chúng tôi đang chờ phán quyết cuối cùng của tòa…
" alt=""/>Tâm sự: Nỗi khổ của người đàn ông lấy vợ giàu

- Sau khi ly hôn, để chứng minh với chồng cũ và gia đình anh ta rằng mình vẫn còn mặn mà, son sắt, đầy người theo đuổi, tôi không tiếc tiền cưới hẳn một người mẫu nam trẻ trung về làm chồng, theo một hợp đồng hôn nhân đắt giá.Người đời nói chẳng sai, mấy ai khi giàu sang, phú quý mà còn nhớ những ân nghĩa thuở hàn vi. Chồng cũ của tôi là một người như vậy. Khi đã ở đỉnh cao của danh vọng, có chức quyền, tiền bạc, anh ta bắt đầu đổ đốn, không màng đến vợ con, đắm chìm trong những lạc thú bên ngoài.
Chồng tôi có bồ nhí, đó hẳn nhiên là một cô gái trẻ, chẳng có gì ngoài nhan sắc và thanh xuân. Nhưng chỉ hai thứ đó thôi, cũng đủ thôi miên một gã đàn ông đã ngoài 40 tuổi.
Tôi vốn không phải một người đàn bà cam chịu. Trước khi phát hiện chồng mình có bồ, tôi vẫn đầy kiêu hãnh và tự tin nghĩ rằng mình không còn trẻ, nhưng mang vẻ đẹp của sự sang trọng, đằm thắm, vẻ đẹp của một người phụ nữ đầy từng trải.
Tôi cũng chẳng thiếu những kẻ theo đuổi, tán tỉnh nên việc chồng mình ngoại tình lại là một cú sốc lớn, một cái tát váng vất vào sự tự tôn của tôi.
Tôi đã không khoanh tay đứng nhìn. Tôi làm mọi cách để kéo chồng về bên cạnh, nhưng anh ta như đã nhiễm phải “bùa mê thuốc lú” nên không còn thiết tha gì gia đình, chỉ muốn được “thay vợ” cho hợp với vị thế đại gia của mình.
 |
Ảnh: Al3asma |
Song điều làm tôi uất hận nhất, chính là thái độ của bố mẹ anh ta trước hành động của con trai. Thay vì khuyên bảo con mình quay về với vợ con thì họ lại công khai bênh vực con trai mình
Ông bà nói tôi nên chịu đựng, bởi “muốn giữ cũng chẳng nổi”. Thay vì động viên hay an ủi tôi, họ nói rằng tôi nên xem lại vị trí của mình, so về sự trẻ trung, xinh đẹp, tôi không thể nào bằng cô gái kia, vậy nên tôi hãy chấp nhận.
Không để mất thời gian với những kẻ bạc nghĩa, tôi quyết định ly hôn với chồng, đòi chia nửa mọi tài sản mà chúng tôi có. Đó là một khoản tiền kếch sù, không ngừng sinh lợi. Nó có thể đảm bảo cho tôi một cuộc sống sung túc đến tận khi về già.
Mất đi một gia đình, tôi đã nếm trải sự tột cùng đau khổ, chất chứa đầy hận thù và khao khát được trả đũa. Trong đầu tôi chỉ có một ý nghĩ, đó là phải cho những kẻ đã từng coi thường mình thấy rằng tôi là ai. Tôi vẫn là một người đàn bà đầy kiêu hãnh.
Không đầy 1 tháng sau khi li hôn, chồng cũ của tôi huênh hoang rước cô bồ trẻ về làm bà chủ mới trong căn biệt thự sang trọng đã từng là mái nhà của tôi. Điều này như một giọt nước làm tràn ly, sức chịu đựng của tôi đã đến giới hạn. Tôi phải chứng minh cho anh ta thấy rằng, không chỉ mình anh ta mới tìm được “đối tác” trẻ đẹp hơn.
Không lâu sau đó, tôi làm đám cưới đình đám, rùm beng với một anh chàng kém mình tới gần chục tuổi, trẻ trung, vóc dáng chuẩn người mẫu và khuôn mặt đẹp như diễn viên điện ảnh.
Thật ra, đó chỉ là một hợp đồng hôn nhân đắt giá giữa tôi và anh ta. Nhưng trong tất cả các điều khoản ràng buộc, anh ta chỉ được trả tiền khi diễn đúng vở kịch mà tôi tạo nên.
Bỏ ra một số tiền không nhỏ, nhưng tôi không hề cảm thấy tiếc, bởi tôi được hả hê khi thấy ánh mắt tức tối xen lẫn ngỡ ngàng của chồng cũ và gia anh ta nhìn mình. Tôi nghĩ rằng, những chuyện đàn ông có thể làm được tại sao đàn bà lại không? Anh ta hả hê chạy theo bồ trẻ sao tôi lại phải vò võ một mình. Bạn có nghĩ như tôi không?

Cái kết đắng của 'tỷ phú ngân hàng' Sài Gòn
Vào những năm đầu thập niên 1960, Lâm Huê Hồ trở nên giàu có cũng nhờ vào mua bán phế liệu. Nhưng, cái danh triệu phú chưa làm Lâm hài lòng, ông cố vươn lên thành tỉ phú...
" alt=""/>Tâm sự: Chi tiền 'khủng' để cưới trai trẻ, 'trả đũa' chồng