Ngày 5/4, tin từ Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng cho hay, địa phương vừa ban hành quyết định triển khai chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó có việc rà soát các dự án bất động sản trên địa bàn.
Cụ thể, UBND Đà Nẵng yêu cầu xem xét hàng loạt các dự án. Với những dự án đầu tư quá thời hạn quy định không triển khai thực hiện theo cam kết hoặc theo giấy phép, buộc phải thu hồi.
![]() |
Nhiều dự án ở các vị trí được xem là ‘đất vàng’ của TP. Đà Nẵng nằm bất động trong thời gian dài. Ảnh: Cao Thái |
Đà Nẵng cũng chỉ đạo cắt giảm 100% các dự án không nằm trong quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cắt giảm, tạm dừng các công trình chưa thực sự cần thiết hoặc hiệu quả thấp.
Đây được xem là động thái quyết liệt của thành phố nhằm tiết kiệm, chống lãng phí quỹ đất. Riêng với những dự án đang triển khai, Đà Nẵng yêu cầu nâng cao chất lượng khảo sát thiết kế, giải pháp thi công. Thành phố đề ra mục tiêu phải tiết kiệm từ 10% - 15% tổng mức đầu tư mỗi dự án.
Theo khảo sát của VietNamNet, tại Đà Nẵng đang có hàng loạt các dự án đắp chiếu trong thời gian dài. Đặc biệt một số dự án lớn thuộc các vị trí được xem là ‘đất vàng’ nhưng cũng chậm tiến độ hoặc nằm ‘bất động’.
Một số công trình được xem là ‘đại dự án’ đắp chiếu trong thời gian dài phải sang nhượng, đổi chủ để hồi sinh. Việc ‘thay tên đổi họ’ các dự án với sự vào cuộc của các chủ đầu tư lớn được xem là hi vọng hồi sinh của nhiều dự án bất động sản ở Đà Nẵng trong thời gian tới.
Trước đó, thành phố Đà Nẵng cũng đã yêu cầu dừng việc thi công và thu hồi giấy phép các công trình sát sân bay Nước Mặn. Việc xây dựng tại đây vốn được dư luận rất quan tâm trong suốt năm 2015.
Cao Thái
Hà Nội quyết liệt thu hồi đất ở các dự án vi phạm" alt=""/>Đà Nẵng thu hồi các dự án ‘bất động’ trong thời gian dàiSở TT&TT tỉnh Thái Nguyên cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh triển khai phần mềm phòng, chống mã độc cho phép quản trị tập trung. Cụ thể, triển khai cài đặt phần mềm phòng, chống mã độc theo mô hình quản lý tập trung giám sát bất thường trên máy trạm - EDR, phần mềm giám sát an ninh mạng SIEM nhằm nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại cho các máy trạm và thiết bị đầu cuối theo Chỉ thị 14 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Thống kê cho thấy, tính đến giữa tháng 11/2023, hệ thống quản lý tập trung tại Trung tâm SOC tỉnh Thái Nguyên ghi nhận 2.522 máy tính của các cơ quan, tổ chức nhà nước đã được cài đặt và chia sẻ dữ liệu mã độc.
Việc đảm bảo an toàn thông tin trên địa bàn Thái Nguyên cũng đã được triển khai theo mô hình "4 lớp", gồm lực lượng tại chỗ, giám sát chuyên nghiệp, độc lập kiểm tra và kết nối với hệ thống giám sát quốc gia.
Trên cơ sở nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng trong chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, tỉnh Thái Nguyên đã bố trí kinh phí cho hoạt động ứng cứu sự cố, đảm bảo an toàn thông tin, đồng thời tổ chức nguồn nhân lực cho công tác này.
Thống kê cho thấy, toàn tỉnh hiện có 82 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chuyên trách, kiêm nhiệm trong lĩnh vực CNTT tại các cơ quan nhà nước, trong đó có 33 công chức chuyên trách về an toàn thông tin; 17 công chức kiêm nhiệm về an toàn thông tin; 12 viên chức chuyên trách về an toàn thông tin; 13 viên chức kiêm nhiệm về an toàn thông tin; 4 lao động làm về an toàn thông tin và 3 người lao động kiêm nhiệm làm về an toàn thông tin.
Sở TT&TT Thái Nguyên được UBND tỉnh giao nhiệm vụ là đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh, là cơ quan đầu mối của tỉnh hướng dẫn các cơ quan, đơn vị triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương.
Phó Giám đốc Sở TT&TT Thái Nguyên là đội trưởng đội ứng cứu xử lý sự số an toàn thông tin mạng tỉnh Thái Nguyên, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh.
Bộ phận chuyên trách của đội ứng cứu xử lý sự cố an toàn thông tin mạng là Trung tâm CNTT và Truyền thông thuộc Sở TT&TT.
Đáng chú ý, trong năm 2023, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức, cử nhân sự tham gia nhiều đợt tập huấn, huấn luyện, đào tạo về an toàn thông tin, ứng cứu sự cố.
Đơn cử như, Sở TT&TT tổ chức cho các thành viên đội ứng cứu và xử lý sự cố an ninh mạng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tham gia 3 cuộc diễn tập quốc tế ASEAN - Nhật Bản, APCERT và ACID do Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tổ chức; tổ chức cho các thành viên Đội ứng cứu xử lý sự cố an toàn thông tin tỉnh tham gia khóa đào tạo, tập huấn đảm bảo an toàn thông tin mạng do Bộ TT&TT tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh.
Đồng thời, tham gia đầy đủ các đợt diễn tập ứng cứu sự cố an ninh mạng do Cục An toàn thông tin tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Bên cạnh việc phối hợp cùng VNCERT/CC tổ chức tập huấn, diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Thái Nguyên năm 2023, Sở TT&TT tỉnh còn phối hợp với Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư (C06) - Bộ Công an và Trường CNTT-TT thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức chuyển đổi số, an ninh an toàn thông tin qua nền tảng học trực tuyến cho 370 học viên là cán bộ, công chức, viên chức tham gia triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
Ngoài ra, trong năm nay, Trung tâm CNTT&TT thuộc Sở TT&TT đã tập huấn, bồi dưỡng về chuyển đổi số, nâng cao nhận thức an toàn thông tin cho nhân sự của 30 đơn vị cấp sở, ban, ngành và UBND các xã trong toàn tỉnh.
Đại diện Sở TT&TT tỉnh Thái Nguyên cũng khẳng định, trong năm 2024 và giai đoạn tiếp theo, Sở sẽ tiếp tục tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cán bộ, công chức, viên chức và người dân về các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Đồng thời, chú trọng đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ và kỹ năng cho cán bộ chuyên trách CNTT, an toàn thông tin; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của đội ứng cứu và xử lý sự cố an ninh mạng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Mạnh Hưng và nhóm PV, BTV" alt=""/>Đảm bảo nguồn nhân lực bảo vệ các hệ thống thông tin tại Thái Nguyên