Ofori Nana Emmanuel, CEO của De One Company Limited (Ghana) được biết đến là một sinh viên quốc tế tiêu biểu của khóa học Thạc sĩ CNTT tại Đại học FPT. Nụ cười thân thiện, phong thái điềm tĩnh và khiêm nhường là những ấn tượng đầu tiên mà bất kỳ ai gặp Ofori Nana Emmanuel lần đầu cũng có thể thấy được. Học viên quốc tịch Ghana này thích thú khi được bạn bè gọi bằng cái tên tiếng Việt: “Minh”, với ý nghĩa là thông minh và tươi sáng.
Ofori Nana Emmanuel kể, năm 2009, sau khi làm việc qua rất nhiều công ty lớn thuộc lĩnh vực CNTT tại Ghana, anh đã quyết định thành lập một doanh nghiệp cho riêng mình với tên gọi De One Company Limited. Công ty hoạt động chủ yếu trong mảng tư vấn dịch vụ CNTT. Sau 7 năm hoạt động với mạng lưới khách hàng là các công ty lớn của nước sở tại như: Ghana Dock Labour Company, Regional Maritime University… De One Company Limited của Ofori Nana Emmanuel đã có một vị trí nhất định trên thị trường CNTT nước này.
Khoảng giữa năm 2015, vị CEO của Công ty chuyên về tư vấn dịch vụ CNTT ở Ghana đã quyết định giao lại công ty cho thế hệ lãnh đạo kế cận để đi du học nước ngoài, nâng cao kiến thức chuyên môn. Và thật thú vị khi anh chọn Việt Nam thay vì các quốc gia phát triển khác để hoàn thành chương trình học Thạc sĩ.
“Tôi bắt đầu sự nghiệp của mình với vai trò là nhân viên IT của các công ty phần mềm lớn của châu Phi với nhiệm vụ tham gia các dự án hỗ trợ thị trường Anh Quốc. Sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm làm việc tôi tách ra và mở công ty riêng. Năm 2013, tôi đại diện cho Ghana đến Việt Nam để tham dự FAM Trip - một hội nghị tuyển sinh quốc tế do Đại học FPT tổ chức. Tôi thực sự ấn tượng với con người và triết lý giáo dục của FPT. Do vậy khi có kế hoạch học lên cao hơn, tôi không mất nhiều thời gian suy nghĩ mà chọn Việt Nam là điểm đến cho mình”, Ofori Nana Emmanuel nói.
Ofori Nana Emmanuel chia sẻ quãng thời gian ở Việt Nam là một trải nghiệm tuyệt vời đối với anh bởi ở dây anh không chỉ có cơ hội học thêm các kiến thức chuyên môn mà còn dành thời gian tham gia các dự án phát triển xã hội. Học viên này cho biết: “Bản thân tôi dù đang điều hành 1 công ty tư vấn về công nghệ, nhưng ai cũng biết rằng đây là một lĩnh vực đang thường xuyên thay đổi và cập nhật với tốc độ rất nhanh. Mỗi ngày mỗi giờ đều có cái mới để học hỏi. Tôi khá quan tâm đến mảng An ninh mạng và khi theo học ở FPT tôi có môi trường để tìm hiểu lĩnh vực này một cách kỹ càng hơn. Các giảng viên với kinh nghiệm thực tiễn trong ngành thường xuyên chia sẻ những xu hướng công nghệ mới với học viên. Cho đến giờ, tôi rất hài lòng với lựa chọn của mình".
Sau hơn 1 năm theo học chương trình Thạc sĩ CNTT tại Đại học FPT, Ofori Nana Emmanuel chia ẻ: “Tôi thích việc các giảng viên thường xuyên chia sẻ với chúng tôi kinh nghiệm có được trong các dự án CNTT thực tế mà họ đã làm. Lớp học được coi như một không gian mở nơi mà mọi người có thể tự do trao đổi về các xu hướng công nghệ đang được cập nhật hàng ngày”.
" alt=""/>CEO Ghana bỏ việc sang Việt Nam học Thạc sĩ CNTTGoogle vừa công bố phát hành phiên bản mới của trình duyệt Chrome cho Android (Chrome 52) với một số bổ sung quan trọng và hữu ích cho người dùng. Bổ sung hữu ích nhất chính là những thay đổi giúp video trên trình duyệt này "mượt mà hơn, tải (load) nhanh hơn và tiết kiệm pin hơn". Để chứng minh, Google đã thực hiện một bài test như video bên dưới. Video cho thấy thời gian load video trên bản Chrome mới nhanh hơn 5 lần so với phiên bản cũ.
Nếu sử dụng chế độ tiết kiệm lưu lượng di động (Data Saver Mode) của Chrome, khi xem video bạn có thể tiết kiệm được 50% dữ liệu nhờ việc trình duyệt của hãng chỉ stream phiên bản rút gọn của video đó. Thay đổi này áp dụng với các video dùng HTML5 và nhiều khả năng sẽ không có tác dụng với các video flash.
" alt=""/>Chrome cho Android giúp video tải nhanh hơn và tiết kiệm pin hơnPhishing là một kiểu gài bẫy tinh vi để đánh cắp thông tin người dùng
Theo Reuters, Phishing là phương thức lừa đảo tinh vi mới, dựa trên sự mạo danh sự tin cậy nhằm đánh cắp các thông tin nhạy cảm như tên truy cập, mật khẩu và các thông tin ngân hàng, tín dụng… của người dùng.
Theo đó, Phishing thường xuất hiện như dưới dạng mạo danh các email, hoặc các website phổ biến như Facebook, Paypal, eBay, Amazon, website ngân hàng…. Thoạt nhiên, nó thường được thực hiện qua emai hoặc tin nhắn chứa các biểu mẫu (form) hoặc đường dẫn của một website mạo danh "y như thật".
Các loại hình tấn công Phishing
Trang tin CNN thống kê, với tỷ lện hơn 80%, các vụ tấn công Phishing giờ đây thường tập trung vào đối tượng các khách hàng thanh toán trực tuyến, bằng việc phát tán mã độc hoặc đường link giả mạo để đánh cắp thông tin người dùng và sau đó thực hiện lệnh chuyển tiền qua nhiều tài khoản trung gian để xóa truy vết.
Mạo danh thông qua e-mail là một trong những phương thức phổ biến nhất trong các cuộc tấn công Phishing. Khi đó, các tin tặc tạo ra các mẫu e-mail với phần địa chỉ có đuôi mạo danh từ các website đáng tin cậy của các cơ quan của chính phủ (abc.gov.vn,…), tập đoàn hoặc các website phổ biến (facebook.com, apple.com…), các ngân hàng. Qua e-mail này, người dùng dễ bị đánh lừa và click vào các đường dẫn tới các website giả mạo có giao diện y hệt website chính thống hoặc chứa các form đăng nhập (gồm tên người dùng và mật khẩu) giả mạo, các thông tin này sẽ được đánh cắp và bí mật gửi tới hacker.
Email giả mạo lừa người dùng cập nhật thông tin cá nhân
Trong đó, các form giả mạo gửi kèm trong e-mail được thiết kế với giao diện giống hệt giao diện thật của các dịch vụ hoặc tổ chức đáng tin cậy. Khi mở e-mail ra, người dùng thấy đuôi e-mail đáng tin cậy kết hợp với một biểu form "y hệt" biểu mẫu thường gặp thì sẽ không nghi ngờ gì, từ đó họ có thể bị dụ dỗ để điền các thông tin nhạy cảm, vô tình khai báo cho hacker để đánh cắp thông tin.
Bên cạnh đó, các đường dẫn mạo danh với tên miền "gần giống" (như apple.com, clound.apple.com…) hoặc với tên miền thật nhưng được chèn liên kết hyperlink giả khiến người dùng dễ bị đánh lừa và nhấp chuột vào. Lúc này có hai khả năng xảy ra, khi nhấp chuột vào sẽ vô tình kích hoạt mã độc được chèn sẵn vào đường dẫn mạo danh hoặc sẽ mở ra một website mạo danh chứa form giả mạo.
Một email giả mạo Facebook để yêu cầu người dùng cung cấp thông tin truy cập
Không dừng lại đó, có những hacker can thiệp sâu hơn và tấn công tinh vi hơn bằng cách sử dụng bộ lọc của các nhà cung cấp dịch vụ e-mail. Theo Reuters, lúc này hacker sẽ sử dụng các hình ảnh đồ họa để thay thế cho các dữ liệu văn bản thông thường, gây khó khăn cho các bộ lọc anti-phishing của các nhà cung cấp dịch vụ e-mail hoặc các chương trình bảo mật, trong việc phát hiện nội dung thường gặp (văn bản) chứa trong các e-mail lừa đảo.
Ngoài ra, còn một hình thức khác là các cửa sổ popup, thường hiện ra với các biểu mẫu thông báo trúng thưởng hoặc đăng ký dịch vụ miễn phí, mạo danh các biểu mẫu từ các dịch vụ đáng tin cậy để đánh lừa người dùng, lúc này cửa sổ popup thường ẩn luôn thanh địa chỉ khiến người dùng khó nhận diện được đường dẫn thực của popup.
Bên cạnh website và email lừa đảo, các hacker còn sử dụng cả tin nhắn (SMS, Viber, Facebook…) hoặc cuộc gọi mạo danh từ các dịch vụ tài chính để dụ dỗ người dùng cung cấp thông tin chuyển tiền hoặc các thông tin nhạy cảm khác.
Email giả mạo ngân hàng HSBC
Cách xác định một email hoặc tin nhắn lừa đảo
Do chứa biểu mẫu y hệt như biểu mẫu thật nên thoạt nhìn qua người dùng sẽ khó xác định đây là "hàng giả". Do vậy, nếu bạn không chủ động thực hiện các giao dịch hoặc yêu cầu thay đổi thông tin, thì các email gửi tới có nhiều nguy cơ là email giả mạo. Trừ trường hợp khi mới khởi tạo tài khoản, dịch vụ sẽ thường gửi một email yêu cầu thay đổi mật khẩu mặc định ban đầu (do ngân hàng cung cấp) để tăng tính bảo mật.
Cũng có một số trường hợp do bị rò rỉ mật khẩu hàng loạt nên các dịch vụ sẽ gửi mail thông báo và khuyến cáo người dùng thay đổi mật khẩu để tránh thiệt hại. Nhưng lưu ý rằng, lúc đó các mail này sẽ không chứa form đăng nhập hoặc những đường dẫn "nhạy cảm", việc thay đổi sẽ do bạn thực hiện thủ công bằng cách trực tiếp vào website của họ và tự thực hiện thao tác đăng nhập rồi thay đổi mật khẩu.
Đặc biệt, các dịch vụ sẽ không bao giờ có các biểu mẫu email chứa những thông tin ép khách hàng phản hồi hay thay đổi thông tin khẩn cấp kiểu "nếu không phản hồi trong vòng xx giờ thì tài khoản của bạn sẽ bị đóng". Bạn cũng cần cảnh giác với các email không chứa tiền tố thông tin cụ thể (họ tên của bạn), mà chỉ có các thông tin chung chung kiểu "Dear customer",…
Cần cảnh giác với các e-mail hoặc tin nhắn chứa những URL hoặc nội dung như "Hãy click chuột vào liên kết dưới đây để truy cập/đăng nhập tài khoản của bạn", bởi các liên kết này có nguy cơ được chèn URL giả mạo với các biểu mẫu và giao diện y như thật.
Cảnh giác không bao giờ thừa
Mã OTP vẫn có thể bị đánh cắp để lấy tài khoản Facebook của nạn nhân
Do các kiểu tấn công phishing cũng giống như kỹ thuật tấn công phổ biến khác, thường dựa vào sự thiếu hiểu biết hoặc nhẹ dạ của người dùng. Do vậy, ngoài việc chủ động trang bị kiến thức cũng như nâng cao cảnh giác, bạn cần thay đổi suy nghĩ dựa trên các khuyến cáo sau:
- Cài sẵn các chương trình bảo mật và an ninh mạng.
- Đừng bao giờ tin vào một email chỉ dựa trên địa chỉ hoặc đuôi e-mail của người gửi, bởi chúng hoàn toàn có thể bị giả mạo. Một tổ chức ngân hàng, tài chính hoặc giao dịch trực tuyến như Internet Banking không bao giờ yêu cầu người dùng nhập thông tin truy cập ở biểu mẫu ngay trong e-mail gửi cho khách hàng.
- Bạn cũng cần cảnh giác với các đường dẫn đính kèm trong e-mail, hạn chế nhấp chuột vào đường dẫn nếu có nghi ngờ và cần xem kỹ phần địa chỉ khi truy cập. Tuyệt đối không nhập các thông tin nhạy cảm vào các website không sử dụng giao thức bảo mật HTPPS.
- Các e-mail chính thức từ các ngân hàng, tổ chức sẽ không bao giờ chứa các file đính kèm. Họ sẽ yêu cầu người dùng lên trang chủ họ để tải về biểu mẫu, ứng dụng hoặc file mà người dùng cần.
- Theo mặc định, hiện nay các dịch vụ thư điện tử lớn như Gmail hay Yahoo Mail thường ẩn dữ liệu hình ảnh trong các thư dịch vụ gửi tới khách hàng để phân biệt với các e-mail mạo danh.
- Tránh bấm vào các liên kết chứa trong tin nhắn. Ngân hàng cũng không bao giờ yêu cầu bạn cung cấp/khai báo thông tin cá nhân thông qua tin nhắn hoặc cuộc gọi.
- Theo dõi cẩn thận các SMS thông báo biến động số dư cũng như các mã OTP phát sinh bất thường. Nếu thấy có nguy cơ lừa đảo hãy báo ngay cho ngân hàng và yêu cầu khóa tài khoản tạm thời để bảo vệ tài khoản, ngăn chặn các giao dịch chuyển tiền bất hợp pháp.
- Chú ý các tin nhắn chứa mã yêu cầu truy cập tài khoản Facebook, Gmail,..., nếu thấy bất thường hãy tăng cường bảo mật.
- Mã OTP không hoàn toàn bất khả xâm phạm, bạn vẫn có thể bị đánh cắp thông tin OTP này.
- Hạn chế truy cập các website khiêu dâm, đánh bài online... vốn chứa nhiều rủi ro về bảo mật và các mã độc. Bạn cũng cần hạn chế lưu lại thông tin nhạy cảm (mật khẩu, tên truy cập...) vào các ứng dụng dễ bị xem lén, không có mã bảo vệ hoặc mã bảo vệ quá yếu.
" alt=""/>Các loại Phishing phổ biến nhưng nhiều người vẫn mắc bẫy