Theo CNN, chuyến tàu cũng mang theo một chiếc hộp đặc biệt của Jeff Koons - nghệ sĩ đắt giá bậc nhất thế giới hiện nay.
Ngay sau khi tàu Odysseus hạ cánh, Koons chia sẻ trên Instagram rằng cuộc đổ bộ trên là “thành tựu đáng kinh ngạc” và ông rất vinh dự được tham gia vào sứ mệnh. Trong một bài đăng trước đó, nghệ sĩ người Mỹ đã mô tả vụ phóng tàu vũ trụ là sự kiện ngoạn mục.
Vậy Koons đang trưng bày những gì trên Mặt Trăng lẻ loi? Trong chiếc hộp trong suốt nói trên là 125 bản điêu khắc mini về mặt trăng, mỗi bản có đường kính khoảng 2,5cm. Tác phẩm có tên Pha Trăng(Chu kỳ Mặt Trăng), hiển thị 62 hình ảnh của Mặt Trăng khi nhìn từ Trái Đất và một nguyệt thực.
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất. Các Pha Trăng thường được biết tới với những tên gọi như Trăng mới (Sóc), Trăng lưỡi liềm đầu tháng (Trăng non), Bán nguyệt đầu tháng (Trăng thượng huyền), Trăng khuyết đầu tháng, Trăng tròn (Vọng, Trăng rằm)…
Mỗi bản điêu khắc đều ghi tên một nhân vật đem lại sự đột phá trong lịch sử nhân loại, bao gồm nhà triết học Aristotle, nhạc sĩ - ca sĩ David Bowie, họa sĩ Leonardo da Vinci, ca sĩ Billie Holiday, nhà văn Gabriel García Márquez, họa sĩ Andy Warhol, tiểu thuyết gia Virginia Woolf…
Koons đã lấy cảm hứng từ Mặt Trăng như biểu tượng của sự tò mò và quyết tâm. Thông tin từ gallery của họa sĩ 69 tuổi cho hay: “Dự án mới của Jeff Koons mang đến cho người xem góc nhìn về vị trí của họ trong vũ trụ rộng lớn, khuyến khích những suy ngẫm và chiêm nghiệm sâu sắc”.
Ngoài tác phẩm được gửi lên Mặt Trăng, Koons cũng sẽ tạo ra những phiên bản lớn hơn (đường kính 39,9cm) để trưng bày ở Trái Đất. Chất liệu là loại thép không gỉ sáng bóng từng được họa sĩ sử dụng để tạo ra các tác phẩm triệu đô của mình. Mỗi “Mặt Trăng” còn được nạm một viên kim cương, hồng ngọc.
Pha Trăng là tác phẩm nghệ thuật được người sáng tác ủy quyền đầu tiên chính thức xuất hiện trên Mặt Trăng.
Trước đó, năm 1971, phi hành đoàn Apollo 15 đã để lại bức tượng bằng nhôm của nghệ sĩ người Bỉ Paul Van Hoeydonck cũng như một tấm bia tưởng niệm 14 phi hành gia đã hy sinh khi phục vụ.
Ngoài ra, có tin đồn, sáu nghệ sĩ nổi tiếng - Andy Warhol, Robert Rauschenberg, John Chamberlain, Claes Oldenburg, Forrest Myers và David Novros - đã bí mật gửi một tác phẩm nghệ thuật chung trên tàu Apollo 12. Tác phẩm hợp tác của họ mang tên Bảo tàng Mặt trăng là một viên gạch gốm nhỏ có nét vẽ của cả sáu người.
Chuyến đi của tàu Odysseus đã khép lại cuộc đua không gian giữa Koons và nghệ sĩ Sacha Jafri đến từ Dubai. Tháng trước, Jafri đã hy vọng có được tác phẩm nghệ thuật ủy quyền đầu tiên trên Mặt Trăng. Bản khắc laser trên hợp kim vàng có tên Chúng ta cùng lớn lên dưới ánh trăngđược đưa lên tàu Peregrine vào ngày 8/1. Tuy nhiên, ngay sau khi cất cánh, Peregrine gặp vấn đề về nhiên liệu và bị hỏng hóc. Chín ngày sau, tàu rơi xuống Trái Đất, bốc cháy trong bầu khí quyển.
Jeff Koonsnổi tiếng với những tác phẩm điêu khắc bằng kim loại lấy cảm hứng từ những quả bóng bay hình chú chó, thỏ và các đồ vật thường ngày. Chính những tạo hình bóng bẩy đó giúp cho Koons trở thành triệu phú với khối tài sản 400 triệu USD. Tác phẩm có giá đắt kỷ lục của ông là Thỏ bóng bay- 91,1 triệu USD bán năm 2019. " alt=""/>Điểm đặc biệt của tác phẩm nghệ thuật được đưa lên Mặt TrăngDaily Mail hôm 13/9 đưa tin, Bartolomeo Bove, thợ lặn kiêm nhà quay phim dưới nước chuyên nghiệp, đã tới bang Mato Grosso do Sul ở Brazil để lặn xuống sông Formoso hồi tháng 7.
Điều thu hút Bartolomeo lặn lội tới đây là việc được thấy tận mắt trăn xanh Nam Mỹ, loài trăn lớn nhất thế giới.
![]() |
Thợ lặn tiến sát con trăn Nam Mỹ |
Trong video, máy quay của Bartolomeo và cộng sự lia qua một con trăn xanh Nam Mỹ dài 7 mét, nặng gần 100 kg. Cảnh quay tiếp tục chuyển qua hình ảnh con vật thè lưỡi và lùi dần về phía sau.
Rùng mình nhất là khoảnh khắc Bartolomeo tiến sát về phía con trăn khổng lồ để quay cận mặt con vật. Khi đó, cả hai dường như mặt đối mặt với nhau.
![]() |
Khoảnh khắc thợ lặn đối mặt với con vật khổng lồ |
Cặp mắt màu lửa của con vật nhìn chằm chằm vào camera và cái lưỡi liên tục thè ra trước ống kính. Dường như, nó khá tò mò với sự xuất hiện của các vị khách không mời.
Lúc sau, con trăn xanh Nam Mỹ trườn đi, phô bày cả phần thân khổng lồ. Cảnh quay tiếp cho thấy Bartolomeo di chuyển chậm dọc theo chiều dài cơ thể con trăn. Một số cảnh còn lại quay con vật từ trên cao.
![]() |
Con trăn xanh Nam Mỹ xuất hiện trong video nặng gần 100 kg và dài 7 mét |
Theo Bartolomeo, thị trấn Bonito, miền nam bang Mato Grosso do Sul, Brazil là nơi duy nhất có thể tìm thấy loài trăn xanh Nam Mỹ khổng lồ ở những vùng nước, sông trong như pha lê, cho phép con người dễ dàng quan sát loài vật này khi lặn cùng.
Trăn xanh Nam Mỹ thức dậy sau kỳ ngủ đông trong khoảng thời gian từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8.
"Nhiệt độ nước sông khoảng 22-24 độ C trong cả năm và khi mùa đông tới, không khí lạnh hơn nước nên trăn xanh Nam Mỹ thường dành nhiều thời gian hơn ở dưới nước.
Như các bạn thấy trong video, con trăn khổng lồ không có chút sợ sệt nào với sự xuất hiện của chúng tôi. Đôi khi, nó chỉ tò mò với camera", Bartolomeo chia sẻ.
Cách cư xử thiếu tinh tế, lịch thiệp khi tham dự đám cưới của những vị khách dưới đây đã khiến gia chủ dở khóc dở cười.
" alt=""/>Anh thợ lặn chạm mặt loài trăn lớn nhất thế giới dưới nướcChúng tôi biết đến em Hoàng Thanh Tùng (21 tuổi, trú tại Khu phố 4, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, Quảng Trị) qua những bài đăng bán các mô hình tiểu cảnh tái hiện lại cuộc sống xưa trên Facebook.
Thanh Tùng tâm sự, sau khi hoàn thành chương trình phổ thông, Tùng không học tiếp như bè bạn mà quyết định ở nhà phụ ba mẹ làm nghề vàng mã.
Gia đình Tùng có truyền thống hơn 20 năm làm đồ vàng mã. Bản thân Tùng, từ lúc lên lớp 6, lớp 7 đã phụ ba mẹ làm công việc này.
Tùng bộc bạch: “Quá trình tạo ra những đồ thủ công cần sự tỉ mỉ, chăm chút và hết sức cẩn thận. Em thấy bản thân phù hợp với công việc này và em cũng muốn có thêm sự mày mò, sáng tạo hơn nữa.
Trước đó, em có chơi thủy sinh nên em tìm cách làm mô hình tiểu cảnh kết hợp với bể cá thủy sinh để thêm sinh động. Nhiều lần, nhìn thấy các mô hình tiểu cảnh trên internet, em đã tự làm để thỏa trí tò mò.
Nguyên liệu làm ra những sản phẩm ấn tượng gồm bìa carton, thanh tre và các que kem, que đũa...
Lúc hoàn thiện, em thấy sản phẩm thú vị nên chia sẻ hình ảnh lên mạng xã hội. Từ bài đăng này, em nhận được nhiều sự quan tâm, động viên và bắt đầu có những đơn đặt hàng đầu tiên”.
Trong những mô hình tiểu cảnh tí hon của Tùng, đa số em tái hiện cuộc sống xưa của người dân miền Tây Nam bộ. Đó là những ngôi nhà bằng gỗ nổi trên sông, ở đó có chiếc đò là vật dụng đi lại của bà con vùng sông nước; có cả con người trong bộ đồ bà ba và vô số những vật dụng như: quần áo, bàn, ghế, kệ sách, chum đựng nước, chậu hoa, cầu thang, giá phơi và có cả những cuộn dây thừng và cục đá che chắn trên mái nhà,… Ngoài ra, Tùng còn tái hiện cả cuộc sống nơi phố cổ Hội An sống động, hiện đại.
Thanh Tùng bên mô hình tiểu cảnh về phố cổ Hội An với những gam màu ấm, cổ kính.
Tùy từng vật dụng, Tùng lựa chọn màu sơn và cách pha sơn khác nhau. Mỗi cảnh vật và đồ dùng mang một màu riêng biệt khiến sản phẩm Tùng làm ra rất đa dạng về màu sắc.
Những ngôi nhà miền Tây đã nhuốm màu thời gian, Tùng chọn màu chủ đạo là xanh rêu, nâu, đen cho những bộ bàn ghế cũ kĩ nhưng những ngôi nhà nơi phố cổ Hội An, Tùng lại chọn gam màu ấm, cổ kính.
Biến rác thành tiền, tạo ra nguồn thu ổn định
Tròn một năm từ ngày Tùng mày mò làm những mô hình tiểu cảnh đầu tiên, em bộc bạch, những nguyên liệu làm nên tiểu cảnh cực kì dễ kiếm: bìa carton bỏ đi, các thanh tre, đũa, que kem và những vật dụng được tận dụng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Sau khi sưu tầm được, em quét sơn và dán keo để cố định mô hình.
Những mô hình tiểu cảnh nhỏ nhất có kích thước khoảng 20cm, hình tiểu cảnh to có chiều dài từ 30 - 40cm, rộng 25 - 30cm. Tùy theo kích thước mà giá thành dao động từ 900.000 - 4.600.000 đồng/ sản phẩm.
Đối với những tiểu cảnh nhỏ, Tùng cần 1 ngày để hoàn thành, những sản phẩm vừa và to cần tới một tuần. Tuy nhiên, khi đã thành thạo, thời gian hoàn thiện sản phẩm của Tùng ngày càng được rút ngắn hơn.
Tháng cao điểm nhất, Tùng làm được 30 sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập hơn 20 triệu đồng. Tùng cho biết, thời điểm năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc giao sản phẩm đến tay khách hàng gặp nhiều khó khăn.
Đến nay, Tùng đã bán ra khoảng 150 bộ tiểu cảnh lớn và nhỏ, gửi đi hầu hết các tỉnh, thành lớn trong nước. Ngoài ra, qua các bài đăng bán hàng trên Facebook, các đứa con tinh thần của Tùng đã len lỏi đến tay người dân ở Nhật Bản và Campuchia.
Tùng tâm sự: “Em thích làm mô hình tiểu cảnh miền Tây Nam bộ để tái hiện cuộc sống xưa cũ, mộc mạc của cảnh quan và con người nơi đây. Nhiều người khi thấy em làm tiểu cảnh mà giống thật quá, họ cứ nghĩ em đang sinh sống ở miền Tây.
Đa số khách hàng của em khi nhận được sản phẩm đều tỏ ý hài lòng, có khách mua hàng rồi còn quay lại mua lần thứ 2 cho bạn bè”.
Khi được hỏi về khó khăn khi tái hiện cuộc sống xưa, Tùng cười và chia sẻ, những lúc trời mưa, em sợ độ ẩm ảnh hưởng đến độ bền hoặc gây nên sự ẩm, mốc cho sản phẩm nên em chỉ sơn sản phẩm vào những ngày nắng, sau đó đem đi phơi. Còn lại, làm những thứ này rất đơn giản chỉ cần sự cẩn thận và tỉ mỉ một chút là có thể làm được.
Ông Hoàng Xuân Châu (SN 1963, bố của Tùng) chia sẻ: “Gia đình tôi có truyền thống hơn 20 năm làm nghề thủ công truyền thống là vàng mã. Tôi rất vui khi thấy con trai cũng làm các sản phẩm thủ công nhưng còn có thêm sự sáng tạo, có tính giải trí và thẩm mĩ.
Nhiều người ghé nhà tôi chơi, thấy các sản phẩm do Tùng làm, họ rất bất ngờ và dành nhiều lời động viên để Tùng tiếp tục sản xuất thêm nhiều mô hình tiểu cảnh, góp phần tạo thêm nguồn thu giúp gia đình”.
Hương Lài
" alt=""/>10X Quảng Trị dùng rác tái hiện cuộc sống xưa, người Nhật cũng đặt mua