Bộ giải pháp công nghệ phục vụ phòng chống dịch Covid-19 được giới thiệu trong tài liệu hướng dẫn gồm có: ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone, ứng dụng khai báo y tế cho người nhập cảnh VHD, ứng dụng quản lý tờ khai y tế tự nguyện NCOVI, hệ thống ghi nhận việc đến/đi tại các địa điểm công cộng (mã QR Code) và hệ thống bản đồ chống dịch - An toàn Covid-19.
Tài liệu hướng dẫn nêu rõ, cần tuyên truyền, vận động tới mọi đối tượng, thành phần trong xã hội về việc cài đặt và sử dụng bộ ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, đặc biệt chú trọng tuyên truyền để người dân hiểu ứng dụng truy vết tiếp xúc Bluezone giúp khoanh vùng sớm, chính xác và được thiết kế tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân của người dùng.
Đồng thời, tuyên truyền, vận động để người dân thực hiện quét mã QR ghi nhận đến và đi tại các điểm công cộng, điểm có tụ tập đông người như: khu chung cư, trường học, trụ sở làm việc, các cuộc họp, các bến tàu xe, phương tiện công cộng, trung tâm thương mại, siêu thị, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh, chợ đầu mối, chợ dân sinh…
Bộ giải pháp công nghệ phòng chống Covid-19 cũng được xây dựng dựa trên phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và chỉ phát huy hiệu quả cao nhất nếu được triển khai và sẵn sàng trước khi có ca lây nhiễm ngoài cộng đồng.
Trường hợp dịch bùng phát, sự chuẩn bị sẵn sàng cao của giai đoạn trước sẽ giúp các giải pháp phục vụ hiệu quả công tác truy vết, khoanh vùng phạm vi lây lan của dịch, mà không cần phải cách ly xã hội diện rộng tạo gánh nặng lên phát triển kinh tế.
Chú trọng biện pháp quét mã QR tại nơi công cộng
Trong các biện pháp được tài liệu hướng dẫn đưa ra, việc quét mã QR tại những nơi công cộng đóng vai trò quan trọng.
Người dân khi đến những nơi công cộng, tập trung đông người như chợ, siêu thị, nhà hàng, công viên, bến xe, bến tàu, bệnh viện… cần tuân thủ các yêu cầu về quét mã QR để ghi nhận đến/đi và ghi nhận tiếp xúc gần bằng ứng dụng Bluezone trên điện thoại thông minh.
Chủ quản của các địa điểm công cộng cần đăng ký trở thành điểm kiểm dịch và tạo mã QR cho địa điểm của mình, yêu cầu người dân quét QR khi đến và đi.
![]() |
Người dân khi đến những nơi công cộng, tập trung đông người cần tuân thủ các yêu cầu về quét mã QR để ghi nhận đến/đi (Ảnh: Trọng Đạt) |
Để bộ giải pháp hoạt động hiệu quả, cần có sự chung tay của tất cả thành phần trong xã hội. Các giải pháp công nghệ tự thân không thể giúp phòng, chống dịch nếu không có sự tự giác của mỗi người dân và sự vào cuộc chủ động, mạnh mẽ của các cấp chính quyền địa phương. Càng nhiều người dân cài đặt và sử dụng, các ứng dụng sẽ càng phát huy hiệu quả.
Sử dụng và khai thác hiệu quả bộ giải pháp sẽ giúp phạm vi khoanh vùng chính xác hơn, giảm bớt việc cách ly nhầm hoặc phải cách ly trên diện rộng. Khi đó, xã hội có thể duy trì được hoạt động bình thường, người dân có thể sinh hoạt hàng ngày, học sinh có thể đến trường, doanh nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp, các địa điểm kinh doanh có thể tiếp tục hoạt động sản xuất, giao thương buôn bán, mà vẫn có thể giúp kiểm soát được dịch bệnh.
M.T
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19
Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.
" alt=""/>Địa phương áp dụng bộ giải pháp công nghệ để phát hiện sớm, khoanh vùng dịch hiệu quảVới phân khúc nhà phố và biệt thự, năm 2022 nguồn cung giảm mạnh. Thị trường đón nhận 7.000 sản phẩm đến từ 55 dự án, giảm 30% so với năm 2021.
Nguồn cung nhà phố và biệt thự mới chủ yếu tại TP.HCM và Đồng Nai. Lượng tiêu thụ đạt 4.100 sản phẩm, mặt bằng giá bán sơ cấp lẫn thứ cấp đều đảo chiều giảm vào nửa cuối năm.
Theo DKRA Group, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng tại TP.HCM và vùng phụ cận năm qua có sự phục hồi về nguồn cung. Sức mua vẫn ở mức cao nhưng chỉ tập trung cục bộ tại một số dự án trong nửa đầu năm và giảm vào nửa cuối năm.
Năm 2022, nguồn cung dồi dào nhất thuộc về phân khúc căn hộ. Thị trường đón nhận 26.700 căn hộ từ 72 dự án mở bán, tăng 22% so với năm 2021.
Lượng tiêu thụ căn hộ đạt 20.700 căn, chiếm 78% nguồn cung mới. Nguồn cung căn hộ tập trung ở khu Đông TP.HCM và Bình Dương. Căn hộ cao cấp và trung cấp tiếp tục dẫn dắt thị trường.
Giá căn hộ tại TP.HCM và vùng phụ cận trong năm qua diễn biến trái chiều. Cụ thể, giá bán sơ cấp ghi nhận tăng nhẹ từ 2% - 4% do chi phí đầu vào tăng. Trong khi đó, giá bán thứ cấp giảm từ 3% - 8% và thanh khoản sụt giảm từ quý III/2022.
Không cần giải cứu thị trường BĐS
Dự báo thị trường BĐS TP.HCM và vùng phụ cận năm 2023, ông Phạm Lâm – TGĐ DKRA Group cho rằng, nguồn cung mới của tất cả phân khúc sẽ giảm so với năm ngoái. Mặt bằng giá bán sơ cấp khó có sự tăng giá đột biến.
Theo ông Phạm Lâm, nguồn cung đất nền vẫn chủ yếu tập trung ở Long An và Bình Dương. Đồng Nai sẽ tiếp tục dẫn đầu nguồn cung nhà phố và biệt thự, kế đến là Bình Dương và TP.HCM. Với BĐS nghỉ dưỡng, nguồn cung condotel vẫn tập trung phần lớn ở Bà Rịa – Vũng Tàu.
“Sức cầu căn hộ đã giảm từ giữa năm 2022. Dự báo lượng tiêu thụ của phân khúc này sẽ có khởi sắc nhất định vào quý IV/2023 khi những vướng mắc về pháp lý, tín dụng vào BĐS được tháo gỡ. Căn hộ có giá bán vừa túi tiền và nhà ở xã hội sẽ tăng đáng kể trong năm nay”,ông Phạm Lâm nhận định.
Về thực trạng thị trường, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng, thị trường BĐS đang khó khăn khi sức mua và thanh khoản giảm, thiếu dòng tiền, cơ cấu sản phẩm không hợp lý, thiếu nhà ở vừa túi tiền, thừa nhà ở cao cấp…
Theo ông Châu, vướng mắc lớn nhất của thị trường BĐS hiện nay là vấn đề pháp lý, chiếm 70% khó khăn của các dự án nhà ở.
“Không cần giải cứu thị trường lẫn doanh nghiệp BĐS mà chỉ hỗ trợ thông qua cơ chế, chính sách, pháp luật để tạo điều kiện cho thị trường tự điều tiết. Khi đó, doanh nghiệp sẽ chủ động tái cơ cấu, giảm giá nhà. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà lần đầu, người mua ở thực để kích cầu và hỗ trợ thị trường phục hồi”,ông Châu nói.
Tuy nhiên, khi cho ý kiến về dự thảo đề án, nhiều thành viên Chính phủ đã bày tỏ băn khoăn và đề nghị cân nhắc mục tiêu, số lượng căn nhà ở xã hội, làm rõ nguồn lực thực hiện đề án.
Giải trình các ý kiến của các thành viên Chính phủ, Bộ Xây dựng cho hay, mục tiêu số lượng căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong đề án được bộ tổng hợp theo số liệu báo cáo của các địa phương, trên cơ sở chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được thông qua hoặc đăng ký số lượng.
Nhưng sau khi tiếp thu ý kiến về tính khả thi của đề án, Bộ Xây dựng đề xuất Thủ tướng điều chỉnh hạ mục tiêu xuống còn 1.062.200 căn nhà ở xã hội, giảm 354.500 căn nhà ở xã hội so với đề xuất ban đầu.
Trong đó giai đoạn 2021-2025 bộ đề xuất sẽ xây dựng khoảng 428.000 căn nhà ở xã hội, giai đoạn 2025-2030 xây dựng 634.200 căn.
Giảm khoảng 280.000 tỷ đồng, khuyến khích doanh nghiệp tham gia
Về nguồn lực thực hiện đề án, Bộ Xây dựng giải trình, theo dự thảo Luật nhà ở sửa đổi sẽ được trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới và dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm chính sách nhà ở xã hội, việc phát triển nhà ở xã hội sẽ hạn chế sử dụng nguồn lực nhà nước, tăng cường huy động nguồn lực xã hội hóa, có cơ chế ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư nhà ở xã hội để bán, cho thuê, thuê mua.
Ngoài ra, việc cân đối ngân sách địa phương để thực hiện hỗ trợ, đầu tư phát triển nhà ở xã hội theo pháp luật về ngân sách, đầu tư công do địa phương chủ động.
“Do vậy, các địa phương có thể căn cứ Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương để cân đối nguồn lực hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội” – Bộ Xây dựng nêu.
Trên cơ sở góp ý của các bộ, ngành, cùng với việc điều chỉnh giảm số căn hộ dự kiến xây dựng trong đề án, Bộ Xây dựng đề xuất giảm nguồn lực thực hiện xuống còn 849.500 tỷ đồng, tức giảm khoảng 280.500 tỷ đồng so với đề xuất ban đầu.
Liên quan đến việc phát triển nhà ở xã hội, vừa qua, Bộ Xây dựng đã đề xuất Chính phủ bố trí gói vay ưu đãi 110.000 tỷ đồng, trong đó khoảng 55.000 tỷ cho người mua nhà vay, 55.000 tỷ dành cho các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội vay.
Duy nhất Bộ Tư pháp không đồng ý nội dung đề ánBộ Xây dựng cho biết đến nay đã nhận được 18 ý kiến góp ý của các thành viên Chính phủ đối với nội dung đề án, trong đó có 11 ý kiến đồng ý, 3 ý kiến đề nghị bổ sung nội dung, 3 ý kiến khác và 1 ý kiến không đồng ý nội dung đề án là Bộ Tư pháp.
" alt=""/>Bộ Xây dựng đề xuất huy động 849.500 tỷ đồng xây 1 triệu căn nhà ở xã hội