Hải Nguyên - Đinh Tuấn

Google đã hậu thuẫn 2 kỳ lân công nghệ của Ấn Độ như thế nào?
Khoản đầu tư của Google đã giúp tạo ra hai công ty kỳ lân công nghệ trẻ nhất của Ấn Độ ở mảng tin tức và giải trí.
Hải Nguyên - Đinh Tuấn
Khoản đầu tư của Google đã giúp tạo ra hai công ty kỳ lân công nghệ trẻ nhất của Ấn Độ ở mảng tin tức và giải trí.
Ảnh cưới của anh Thu và cô Ly
Nàng chưa đẻ được thì chưa động phòng!
Ngày 28.5 (19.4 ÂL) vừa rồi, đám cưới của anh Nguyễn Văn Thu (26 tuổi) và chịChâu Thị Kim Ly (20 tuổi) người cùng thôn Giai Sơn, xã An Mỹ diễn ra rình rang.Nhìn đôi uyên ương tay trong tay hạnh phúc, người dân trong làng ai cũng bảo,gia đình ông Ph. (cha anh Thu) có phước cưới được dâu đẹp nết đẹp người. Ai ngờ,đám cưới vừa xong, bên ngoài dư luận không hay biết, nhưng bên trong gia đìnhnhà trai ngậm bồ hòn. Ông Ph. tỏ ra tức giận kể với chúng tôi: “Con đó về làmdâu hơn 10 ngày nhưng suốt ngày nó cứ ở trong phòng, ngồi lên nằm xuống rồi thanđau đầu, đau bụng. Vợ tôi nghĩ nó mới về nhà chồng bị lạ lẫm hoặc bị gió máy gìđó sinh bệnh?”.
Đêm mùng 5.5 ÂL (tết Đoan Ngọ), 15 ngày sau đám cưới, cô Ly đã bỏ về nhà mẹ ruộtmà không báo cho nhà chồng. Thấy việc chẳng lành, ông Ph. gọi anh Thu lên hỏi,thì được biết, từ ngày cưới vợ đến nay anh chưa hề động đến được “của riêng” củacô ấy, mà anh còn bị cô ấy bắt xuống dưới đất nằm ngủ.
![]() |
Ông Ph. đang tức giận kể lại vụ việc |
Tức mình vì thấy con trai đã lớn mà còn khờ khạo, ông Ph. quát: “Sao vậy, saolại có chuyện bí ẩn như phim Tàu vậy trời”. Thực ra, trước đó mấy ngày anh Thucũng đã nói riêng với mẹ của mình chuyện cô ấy không cho ngủ chung.
Ông Ph. cho biết, sau khi sự việc đã vỡ lẽ, một số người trong xóm nói, họ biết cô dâu mang bầu trước ngày cưới nhưng không dám nói vì lý do tế nhị. Vả lại, ai cũng nghĩ cái bầu đó là của anh Thu, trước sau gì cũng cưới, và đó cũng không phải là chuyện quá lạ nên không nhiều chuyện làm gì. Ai ngờ mọi việc không như mọi người nghĩ. |
Bà mẹ nghĩrằng cô dâu mắc cỡ chuyện chăn gối, nên nhẹ lời khuyên dâu bằng những lời chântình: “Vợ chồng đã cưới nhau thì nên ngủ chung để tâm sự, mới hiểu nhau nhiềuhơn”. Vờ nghe lời mẹ, cô Ly cho chồng lên giường nằm chung, nhưng không cho đụngvào thân mình và một lát sau lại yêu cầu chồng xuống đất nằm. Ông Ph. kể lại:“Thằng Thu nói với má nó: Ngoài việc bắt con ngủ dưới đất, không hiểu sao đêmnào vợ con cũng khóc”.
Ngày xưa, trong truyện Lưu Bình - Dương Lễ, người giả làm vợ Lưu Bình là ChâuLoan đã nói thẳng với "chồng": “Chàng chưa thi đỗ, thì chưa động phòng”. Ngàynay, cô Ly không dám nói thẳng với anh Thu "Em mà chưa đẻ thì chưa động phòng"nên anh Thu nhẹ dạ cả tin xem như không có chuyện gì xảy ra.
Chàng bị chuốc rượu, mắt không thấy bầu!
Sau khi trốn về nhà mẹ ruột, Ly và mẹ đến nhà người thân mượn tiền, rồi cả haiđến nhà cô y tá xã khám vì đau bụng. Cô y tá kết luận cô Ly đã có bầu, gần đếnngày sinh và chỉ đến Trạm Y tế xã An Mỹ để sinh con. Nhưng mẹ con cô Ly lại giảvờ mắng chửi cô y tá nói bậy, rồi hai mẹ con bỏ về nhà. Nhưng 3 giờ sáng hômsau, cô Ly đau bụng dữ dội được đưa vào bệnh viện tỉnh rồi đẻ ra cháu bé.
Sáng hôm đó, mẹ cô Ly qua nhà gặp ông Ph. báo tin giả: “Con Ly nó bị hư thai,bảo thằng Thu vào bệnh viện ngay để trông nom nó...”. Ông Ph. gọi anh Thu lênbáo tin, anh Thu tá hỏa kêu: “Trời ơi, con chưa ngủ chung mà sao vợ con bị hưthai? Hay là nó lấy thằng nào rồi”. Ngay sau đó, anh kể lại sự thật bi kịch củamình cho cha nghe.
![]() |
Cô Ly và mẹ của cô xúng xính áo quần trong ngày cưới |
Tiếp chúng tôi, ông Ph. đang ngồi vót từng nan tre đan giỏ, bỗng ngộ ra: “Hènchi, từ trước đến giờ, lần nào thằng Thu đến nhà ông Sớt (cha cô Ly) chơi để tántỉnh con Ly thì đều bị nhà ông Sớt ép uống rượu, bia đến say xỉn bí tỉ, nên nóchưa hề được ôm ấp con Ly mới không biết con Ly có bầu. Rồi từ ngày cưới về, conLy cũng bắt thằng nhỏ nằm dưới đất ngủ, không cho thằng nhỏ "làm ăn" gì, làm saocó chuyện bầu bì, hư thai được”. Ông Ph. phẫn nộ: “Già từng tuổi này mà còn bịchúng nó lừa.
Những người hàng xóm cho biết: Nhà Thu và nhà Ly ở cách nhau chỉ có vài trăm mét, cả hai quen nhau từ tết đến nay, mối quan hệ bình thường, có điều mấy tháng gần đây, mỗi khi anh Thu đến nhà Ly chơi thì đều bị ép uống say rồi anh ra về, mà không biết vợ sắp cưới của mình mang bầu. Cả mẹ anh Thu là người lớn tuổi cũng không biết và không hề nghi ngờ điều này. Có lẽ do cô dâu khéo léo quấn ép bụng khá kỹ nên người không để ý sẽ không biết (?). |
Không chỉ con Ly mà cả nhà gái nữa, người lớn trong làng với nhau mà chơi xỏ lávậy, tức không chịu nổi chú ơi”. Giọng ông Ph. bực bội: “Việc bị họ nhà gáiphỉnh, khiến tôi ấm ức nhất. Khắp nơi họ hàng tui ai cũng hỏi chuyện thế nào lạira nông nỗi vậy? Vợ chồng tui cũng không biết giải thích làm sao cả”.
Điều quan tâm là đứa trẻ cô Ly vừa đẻ ấy là con của ai? Theo dư luận thì “chínhchủ” cái thai đó là một thanh niên ở thị xã Sông Cầu. Anh ta và Ly quen nhau khálâu, có lần Ly đã vào tận Sài Gòn thăm anh này đang làm công nhân xí nghiệptrong đó.
Đòi lại tiền cưới
Sau khi nghe tin cô Ly hư thai, dù nghi ngờ, anh Thu và mẹ vẫn vào bệnh viện xemtình hình như thế nào. Ai dè lúc đó, gia đình cô Ly đang bàn tán việc cho đứatrẻ để ém nhẹm sự việc. Không còn cách nào khác, ngày 19.6, ông Ph. và họ hàngđã đến nhà ông Sớt đòi lấy lại vàng đã đi trong lễ cưới. Ban đầu bên họ nhà gáicố trì hoãn tình hình để “đưa” mọi việc trở lại ôn hòa. Tuy nhiên, mọi việc chỉlàm cho họ nhà trai thêm tức giận. Trước tình hình này, ông Ph. cương quyết: “Dùthế nào đi nữa, tui cũng nhất quyết không nhận đứa con dâu này, vì không chỉ nólừa tui, mà cha mẹ nó cũng lừa tui, làm sao chấp nhận được”.
Lời qua tiếng lại, cuối cùng bên nhà ông Sớt cũng đồng ý trả lại số vàng của họnhà trai đi cưới. Theo giấy cam kết trả lại vàng thì số vàng đó tổng cộng là 7chỉ vàng y, ông Sớt hẹn sẽ trả trong thời gian tới.
* Tên nhân hai vật chính trong bài viết đã được thay đổi.
(Theo Dòng Đời)
Trên phố Kim Mã, con phố nổi tiếng là địa chỉ mua sắm quần áo của các chị em, một loạt các cửa hàng, từ bình dân đến sang trọng đã trưng biển khuyến mại giảm giá sốc từ cách đây nửa tháng, thậm chí là hàng tháng. Tuy nhiên, lượng khách đến mua vẫn rất thưa thớt
Chị Hoàng Thị Bích Ngọc, chủ cửa hàng quần áo trên phố Kim Mã cho biết, tình trạng này đã diễn ra từ cả tháng trước đây. Tuy nhiên, chị vẫn hy vọng, vào dịp cận Tết người dân sẽ đổ xô đi mua sắm để trưng diện Tết như mọi năm nên đã dốc hết vốn để lấy hàng. Thế nhưng đến giờ này, tức là chỉ còn cách Tết hơn 1 chục ngày hàng hóa chị lấy về vẫn nẳm chất đống trong kho vì ế ẩm, không có người mua.
“Điều này là trái ngược hoàn toàn với sức mua sắm của chị em cách đây 2, 3 năm về trước” – chị Ngọc nói.
Theo chị Ngọc, những năm trước, vào dịp cận Tết, cửa hàng của chị phải thuê thêm 2, 3 nhân viên bán hàng mà vẫn trở tay không kịp. Vậy mà năm nay, chỉ một mình chị trông hàng vẫn thấy thảnh thơi.
Cùng chung cảnh ngộ như chị Ngọc, chủ một cửa hàng quần áo (xin giấu tên) trên phố Hàng Ngang – Hàng Đào cũng thở ngắn than dài khi ngồi cả buổi chiều chỉ có 2, 3 lượt khách mua hàng, và vài người ghé xem hàng rồi lại lắc đầu đi ra.
Vị chủ quán này cho biết, đây là năm đầu tiên, hàng hóa “ế ẩm” đến như vậy. Bởi như mọi năm, vào dịp cận tết cửa hàng chị mỗi ngày bán được từ 50 - 70 triệu tiền hàng. Trong khi năm nay, đã gần đến tết Nguyên Đán mà lượng người mua không khá hơn ngày thường là bao, thậm chí có ngày chỉ bán được vài triệu. “Vì thế, nguồn hàng bị ứ đọng nên tiền vốn không lấy lại được” – vị chủ quán này nói.
Ở các cửa hiệu bình dân đã vậy, các nhãn hàng thời trang lớn cũng không khá khẩm hơn.
Theo khảo sát của PV, một loạt các thương hiệu thời trang nổi tiếng đối với chị em trên địa bàn Hà Nội cũng đã tung khuyến mại cực sốc để kích cầu mua sắm. Tuy nhiên vẫn không lôi kéo được khách hàng.
Lý giải cho tình trạng ế ẩm này, chị Phạm Hương Thủy – vốn là một tín đồ mua sắm cho rằng, đây là kết quả của một năm kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản, công nhân viên bị nợ lương, trừ thưởng, nên ai cũng phải thắt chặt chi tiêu.
Ví dụ như trường hợp của chị Thủy, mỗi năm, vào dịp cận Tết chị đều đi săn lùng quần áo để mua sắm cho cả gia đình và gửi về quê để biếu họ hàng. “Tuy nhiên, năm nay, khoản quần áo để mang biếu tặng bị mình cắt đi toàn bộ” - chị Thủy nói.
Một số các hình ảnh PV ghi nhận được:
![]() |
Rất nhiều cửa hiệu quần áo tung khuyến mại khủng, giảm giá đến 70% mặt hàng. Tuy nhiên, cửa hàng vẫn vắng tanh vắng ngắt. |
![]() |
Các cửa hàng bán buôn trên phố Hàng Ngang, Hàng Đào cũng trong tình trạng vắng vẻ tương tự |
![]() |
Nhân viên của các cửa hàng cạnh nhau phải túm tụm lại để buôn chuyện cho đỡ ...buồn |
![]() |
Nhiều chủ cửa hàng khác lại lựa chọn phương án giết thời gian bằng cách đánh cờ, chơi Ipad |
![]() |
Hoặc ngồi buồn thỉu buồn thiu vì vắng khách |
![]() |
Tương tự, một số thương hiệu quần áo nổi tiếng trên phố Kim Mã cũng tung khuyến mại “cực sốc”, nhưng khung cảnh vắng vẻ vẫn diễn ra. |
![]() |
Mỗi cửa hàng chỉ lác đác vài vị khách. Thậm chí có thời điểm còn không có vị khách nào. |
![]() |
Trong khi đó, 1 nhân viên bán hàng cho một thương hiệu thời trang lớn ở Hà Nội cho biết, bình thường vào dịp cuối năm, chị em thường có tâm lý đi săn hàng hiệu giảm giá, nên khi tung khuyến mại, các cửa hàng thời trang lớn đều rất đông khách. Tuy nhiên năm nay, cảnh tượng vắng vẻ đến không ngờ đã khiến nhiều chủ hàng phải đứng ngồi không yên. |
Minh Anh, Tuấn Anh
" alt=""/>Tung khuyến mại khủng vẫn méo mặt vì vắng kháchCâu chuyện kỷ vật
10h sáng, đúng theo lịch hẹn, kỷ lục gia Dương Rạch Sanh (SN 1978, TP.HCM) vặn chìa khóa, mở cửa Phòng trưng bày văn hóa người Hoa Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đây là nơi anh lưu giữ bộ sưu tập hơn 2.500 hiện vật vốn là kỷ vật của những gia đình người Hoa sinh sống tại TP.HCM. Năm 2021, bộ sưu tập giúp anh Sanh xác lập kỷ lục Việt Nam: "Người sở hữu bộ sưu tập kỷ vật của người Hoa ở Việt Nam trước năm 1975 có số lượng nhiều nhất”.
Tuy vậy trước đó, anh chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ sưu tầm, lưu giữ những kỷ vật nói trên. Trước đây, anh chỉ cảm thấy tiếc nuối mỗi khi chứng kiến cảnh những ngôi nhà cũ, nhà cổ của người Hoa ở TP.HCM bị tháo dỡ để xây mới.
Đặc biệt, khi biết gia chủ sẽ bỏ đi những vật dụng cũ, mang đậm dấu ấn văn hóa đặc trưng của người Hoa anh càng thêm xót xa.
Dẫu vậy, anh vẫn chưa nghĩ đến việc lưu giữ chúng. Khoảng 10 năm trước, anh vô tình được những cụ bà đang sinh sống trong ngôi nhà gỗ vốn là chỗ ở của các tự sơ nữ (những phụ nữ không bao giờ lấy chồng) liên hệ.
Anh kể: “Họ nhờ tôi đến dọn nhà vì căn nhà bị giải tỏa một phần. Khi thấy họ bỏ đi nhiều vật dụng là đồ xưa, mang nét đặc trưng của người Hoa tôi thấy tiếc nên mang một số món về nhà. Dẫu vậy, tôi cũng chỉ để đó, không biết làm gì với chúng.
Sau này, khi dọn nhà, tôi lại thấy chúng và nghĩ đến việc tiếp tục đi xin, vận động các gia đình khác quyên tặng cho mình những món đồ tương tự. Nếu được nhiều, tôi sẽ làm phòng trưng bày những kỷ vật này với mục đích lưu giữ những nét văn hóa đặc trưng của người Hoa”.
Những ngày đầu đi xin kỷ vật trong các gia đình người Hoa, anh Sanh gặp nhiều khó khăn. Không ai tin vào mục đích tốt đẹp của anh. Họ nghi ngờ, ném về anh những cái nhìn tiêu cực.
Rất may, anh được người thân, bạn bè tin tưởng. Họ quyên tặng những món kỷ vật của bản thân, gia đình. Từ các món đồ được quyên tặng, anh tìm hiểu rồi viết ra những câu chuyện kỷ vật thú vị, xúc động.
Những thông tin giá trị, ẩn sâu bên trong các kỷ vật được anh khám phá khiến người đọc bất ngờ. Nhiều câu chuyện chạm đến trái tim của cộng đồng người Hoa tại TP.HCM. Từ đó, họ hiểu hơn tâm tư, nguyện vọng của anh và bắt đầu quyên tặng đồ cũ.
Lưu giữ nét văn hóa đặc trưng
Tiêu chí sưu tầm kỷ vật của anh Dương Rạch Sanh cũng rất khác biệt. Anh chỉ chú trọng sưu tầm các kỷ vật của người Hoa trước năm 1975. Bởi các vật dụng ở thời điểm này mang đậm những nét đặc trưng của người Hoa nhất.
Anh cũng chỉ nhận các kỷ vật khi biết rõ gốc tích, có những câu chuyện thú vị xung quanh. Anh kể: “Tôi từng đến chợ đồ cổ để sưu tầm các món đồ xưa cho bộ sưu tập thêm phong phú.
Tuy nhiên, khi cầm trên tay những món đồ có thể sở hữu bằng tiền ấy, tôi lại không có cảm xúc. Nó không mang đến cho tôi một câu chuyện, thông điệp cụ thể nào. Với tôi, nếu món đồ ấy không chứa đựng câu chuyện, không đem đến cho tôi cảm xúc, tôi sẽ không sưu tầm”.
Với cách sưu tầm này, kỷ lục gia Dương Rạch Sanh không đi tìm kỷ vật. Ngược lại, các kỷ vật tự tìm đến với anh. Các cá nhân, gia đình người Hoa thường tìm đến anh để quyên tặng các kỷ vật có ý nghĩa, giá trị với mình.
Mỗi khi nhận một món đồ nào đó, anh đều cẩn thận tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, mối liên hệ của chúng với chủ cũ. Từ đó, anh hình thành những câu chuyện kỷ vật với nhiều thông tin độc đáo, đầy xúc động.
Một trong số này là cái địu em bé của ông Huỳnh Đạt Minh (93 tuổi, TP.HCM). Trong những năm Trung Quốc bị Nhật Bản xâm lược, cha mẹ ông Minh đã địu hai em trai của ông bằng 2 cái địu em bé để chạy nạn đến Sài Gòn.
Sau này, khi cưới vợ sinh con, vợ ông Minh cũng sử dụng 2 cái địu ấy để chăm sóc những người con của mình. Suốt thời gian sinh sống tại TP.HCM, ông Minh luôn giữ gìn 2 cái địu ấy như 2 kỷ vật vô giá.
Khi biết anh Dương Rạch Sanh muốn lưu giữ những kỷ vật gắn liền với văn hóa người Hoa, ông Minh đã quyên tặng 2 cái địu này của mình.
Bộ sưu tập của anh Sanh cũng lưu giữ những kỷ vật liên quan đến văn hóa truyền thống người Hoa. Đó là câu chuyện của cụ bà Văn Ngọc Phương (SN 1922, mất năm 2012) và gánh bào hoa kim chỉ độc nhất Sài Gòn một thời.
Khi còn sống, bà Ngọc Phương được xem là “tự sơ nữ” cuối cùng tại TP.HCM. Bà cũng là người duy nhất bán bào hoa kim chỉ, một trong những món đồ thủ công thường dùng trong các lễ nghi truyền thống của người Hoa.
Sau khi qua đời, di vật cùng hoạt động buôn bán bào hoa kim chỉ của bà do người chị em bạn thân là bà Lý Liên (SN 1937, mất năm 2020) tiếp quản. Bà Lý Liên sau đó đã quyên tặng những di vật này cho kỷ lục gia Dương Rạch Sanh.
Ngoài ra, bộ sưu tập còn có nhiều hiện vật với nhiều câu chuyện độc đáo, thú vị như: gối Lỗ Ban, tủ hủ tiếu của người phụ nữ tên Xâu Cáy, túi thơm đặc trưng của người Hoa, những bức thư họa, thư pháp, tranh thủy mặc của họa sĩ nổi tiếng Trương Lộ, Lý Tùng Niên, Trương Hán Minh…
Sở hữu hơn 2.500 kỷ vật cùng 2.500 câu chuyện khác nhau về chúng nhưng kỷ lục gia Dương Rạch Sanh không nhận mình là nhà sưu tầm. Anh chỉ xem mình là người giữ hộ các món kỷ vật.
Anh chia sẻ: “Tôi xem mình là người giữ hộ các kỷ vật nên luôn nghĩ phải có trách nhiệm lưu giữ, bảo quản chúng một cách cẩn thận, trân trọng. Đến bây giờ, điều khiến tôi vui nhất là được bà con ủng hộ.
Bởi, nếu không có sự ủng hộ, quyên tặng của bà con, tôi không thể có được bộ sưu tập giá trị như thế. Với bộ sưu tập này, tôi hy vọng thế hệ trẻ người Hoa sẽ biết thêm về nguồn cội, văn hóa đặc trưng của mình”.
“Trong khi đó, những người có tuổi đến với phòng trưng bày, nhìn thấy những món kỷ vật ở đây, họ như được thấy lại quá khứ, tuổi thơ, quê hương của mình”, anh nói thêm.