Tối 3/7/2018 “Hành trình từ Trái tim - Hành trình Lập chí vĩ đại - Khởi nghiệp kiến quốc cho 30 triệu thanh niên Việt” đã dừng chân tại quảng trường 2/4 (Nha Trang, Khánh Hòa) để tặng sách quý.Tại đây, những chiếc xe đặc biệt và dàn người đẹp là Hoa hậu Ngọc Hân, Hoa hậu Kỳ Duyên, Á hậu Hoàng My, Á hậu Mâu Thủy thu hút sự quan tâm của người dân, khách du lịch.
Các người đẹp đã giao lưu ký tặng hàng ngàn cuốn sách đến các thanh niên, tổ chức và cộng đồng nhằm truyền cảm hứng khởi nghiệp đến các bạn trẻ.
Trong 2 ngày tại TP.Nha Trang, các Hoa hậu, Á hậu cùng Trung Nguyên Legend đã trao tặng hơn 50.000 cuốn sách thông qua Thư viện tỉnh, Thư viện TP.Nha Trang, Đại học Nha Trang, Đại học Khánh Hòa và Học viện Hải quân Nha Trang. Riêng chương trình tối 3/7 tại Quảng trường 2/4 đã trao tặng 5.000 cuốn sách cho các cá nhân. Ngày 4/7, Hành trình từ Trái tim sẽ tiếp tục mang những cuốn sách quý trong Tủ sách nền tảng đổi đời đến với thành phố biển Quy Nhơn.
Đây là những cuốn sách được Nhà sáng lập - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tâm huyết, cẩn trọng chọn lựa để trao tặng với hy vọng mang đến cho các bạn trẻ nguồn cảm hứng, động lực và khát vọng mạnh mẽ để hoàn thiện bản thân mình trong lộ trình Lập chí - Khởi nghiệp - Kiến quốc.
5 cuốn sách đầu tiên được trao tặng trong 100 đầu sách là những cuốn kinh điển thế giới kể về những bài học thành công của các quốc gia, các cá nhân. Đó là cuốn “Quốc gia khởi nghiệp” (Saul Singer và Dan Senor) là câu chuyện kể về nền kinh tế thần kỳ Israel. “Đắc nhân tâm” (Dale Carnegie) nói về sức mạnh kết nối, ảnh hưởng đến người khác. “Nghĩ giàu, làm giàu” (Napoleon Hill), “Không bao giờ là thất bại - Tất cả là thử thách” (Chung Ju Yung) là bài học về khát vọng, dũng khí. “Khuyến học” (Fukuzawa Yukichi) nhấn mạnh ý thức tinh thần công dân toàn cầu.
 |
|
Cùng các người đẹp khác trao tặng sách, Hoa hậu Kỳ Duyên cho biết, cô tự hào khi được chọn tham gia chương trình vì đây là những hoạt động rất ý nghĩa. “Hơn nữa, hành trình được tổ chức bởi tâm huyết thiện lành của Nhà sáng lập - Chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ rất cần thiết cho các bạn trẻ hình thành khát vọng lớn, giữ vững ý chí kiên định, quyết tâm vượt lên các thách thức để đạt được những thành công cho mình và cho đất nước” - Kỳ Duyên chia sẻ.
“Kỳ Duyên thích nhất cuốn ‘Không bao giờ thất bại - Tất cả là thử thách’ bởi học được tinh thần chiến binh, ý chí đua tranh và dám vượt qua thất bại, đầy thử thách của Cố Chủ tịch tập đoàn Hyundai. Từ bài học này, Kỳ Duyên đã xây dựng niềm tin, khát vọng. Duyên cũng từng có những sai lầm, thất bại nhưng Duyên đã đương đầu với nó để có một Kỳ Duyên ngày càng trưởng thành như ngày hôm nay”, Kỳ Duyên nói thêm.
Hoa hậu Ngọc Hân tham gia hành trình từ những ngày đầu tiên. Cô từng chia sẻ, truyền cảm hứng khởi nghiệp cho hàng triệu thanh niên Việt. Ngọc Hân cho biết, cô rất cảm động với tâm huyết của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Ông đã tuyển chọn được những cuốn sách là những bài học kinh nghiệm của nhân loại để tạo động lực cho các bạn trẻ vượt qua thử thách để thực hiện không chỉ mục tiêu cá nhân mà còn hướng tới giàu có và thành công, xây dựng đất nước hùng mạnh.
“Nghĩ giàu làm giàu’ là cuốn sách gối đầu giường của Hoa hậu Ngọc Hân. “Từ những công thức được đúc kết trong sách, Ngọc Hân đã tạo lập kế hoạch cho khát vọng lớn của mình và đã khởi nghiệp thành công với áo dài. Ngoài ra, Hân còn thích cuốn ‘Đắc Nhân tâm’ bởi đã giúp tôi học hỏi và trải nghiệm nhiều kỹ năng, kết nối các nguồn lực hiệu quả hơn, giúp sự nghiệp của mình ngày càng vững” - Ngọc Hân tâm sự.
 |
|
“Hành trình từ Trái tim - Hành trình Lập chí Vĩ đại - Khởi nghiệp Kiến quốc cho 30 triệu Thanh niên Việt” do Tập đoàn Trung Nguyên Legend khởi xướng nhằm trao tặng hàng triệu cuốn sách đổi đời tới thanh niên Việt thông qua sự chung tay, tiếp sức của nhiều đơn vị, cá nhân, tổ chức. Hành trình bắt đầu từ ngày 25/6 tại TP.HCM và diễn ra liên tục trong 30 ngày. Mở đầu cho chuỗi hành trình năm 2018 là trao tặng sách quý đến các cá nhân, gia đình, cộng đồng, thôn xóm, các trường Đại học - Cao đẳng, Thư viện, Nhà văn hóa… tại mọi miền trên đất nước, bắt đầu từ TP.HCM - Lào Cai, sau đó là Buôn Ma Thuột và chặng cuối cùng là Cần Thơ - Cà Mau. Thông tin chi tiết về hành trình được cập nhật tạiwww.hanhtrinhlapchividai.com hoặc https://www.facebook.com/lapchividai Đồng hành cùng hành trình, chương trình cũng sẽ đồng loạt được tổ chức tại hệ thống Không gian Trung Nguyên Legend, E-coffee trên toàn quốc. Các cá nhân, tổ chức và cộng đồng cùng tham gia ủng hộ, gửi tặng sách cho thanh niên, người yêu thương… đăng ký tại: www.trungnguyenlegend.com. |
Tô Thanh Tân - Khoa Nguyễn
" alt=""/>Kỳ Duyên, Ngọc Hân tặng ‘sách đổi đời’ ở Nha Trang
Những con người giàu lên nhờ du lịch ở Đà Nẵng hiểu rằng, họ có ngày hôm nay là nhờ du lịch phát triển, nhờ những con người, những Tập đoàn dám nghĩ dám làm, đã góp phần thay đổi bộ mặt của thành phố.Từ hướng dẫn viên du lịch
Huỳnh Trường Hiếu, 24 tuổi, tốt nghiệp ngành truyền thông từ Cuba, mong muốn tìm kiếm cơ hội làm hướng dẫn viên du lịch tiếng Tây Ban Nha tại thành phố này.
Sau 22 giờ đi xe khách, Đà Nẵng đón anh bằng cái nắng nóng quen thuộc của vùng biển, một không khí yên bình đối lập hẳn với TP.HCM. “Hồi đó chọn Đà Nẵng đơn giản vì thấy nó giống với Cuba nhất, hiền hòa, trong lành lắm, chứ thực sự chưa biết sẽ xoay sở thế nào”, Hiếu kể.
Hiếu xoay sở bằng cách thuê căn phòng sinh viên chục mét vuông sau Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, ở chung với hai người bạn hướng dẫn viên khác. Hằng ngày ăn những bữa cơm sinh viên 10.000 đồng, Hiếu đi đặt hồ sơ ở tất cả các công ty du lịch mình biết, hoặc mở đống tài liệu du lịch ra đọc.
Hai người em của Hiếu đều lập nghiệp ở TP.HCM. Bố mẹ Hiếu ở Bình Thuận, đều muốn anh ở lại TP.HCM cho “có anh có em”. Bốn tháng ra Đà Nẵng trúng vào mùa thấp điểm, không có việc làm cho những người mới vào nghề như Hiếu. Anh vẫn quyết ở lại.
“Đà Nẵng khi ấy hầu như không có khách sạn nhà cửa cao tầng, chưa có cái gì đâu”, Hiếu tả lại khung cảnh thành phố khi ấy. Đoàn khách đầu tiên anh đón vào tháng 3 năm 2011 là một gia đình Tây Ban Nha. Họ vào Hội An chơi 3 ngày rồi ngược ra Huế thăm quan 2 ngày.
“Biển đẹp quá, đây là đâu vậy?”, họ hỏi với Hiếu khi đi ngang qua Đà Nẵng. “Khách du lịch phương Tây thời ấy chỉ biết Việt Nam có Hà Nội, Huế, Hội An, TP.HCM thôi, những địa điểm nằm trên con đường di sản”.
Thực tế biển Đà Nẵng lọt top 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh đã từ năm 2007. Nhưng đến thời điểm đó, vẫn chưa được nhiều người biết đến.
Chàng hướng dẫn viên không một ngày kinh nghiệm và ít hiểu biết sâu đã có lần bị chính những vị khách của mình chỉ tay vào guidebook bảo “cậu nói sai hết rồi”. Từ đó Hiếu hạ quyết tâm mỗi ngày đọc 5, 10 trang sách lịch sử, văn hóa, tìm tòi tài liệu hiếm, tham gia các lớp huấn luyện kỹ năng của sở Du lịch thành phố, những khóa học được Hiếu đánh giá rất cao. “Mỗi chữ mình nói ra với khách du lịch đều đại điện cho hình ảnh của cả một đất nước”, Hiếu tự nhủ và không còn những “tai nạn” như trước kia lặp lại.
Trong khi Hiếu nỗ lực hoàn thiện kỹ năng nghề, Đà Nẵng cũng không mất quá nhiều thời gian để cho thế giới nhận ra giá trị của mình. Khách du lịch từ khắp thế giới bắt đầu đổ về Đà Nẵng. Bây giờ, điều đầu tiên khi khách hỏi Hiếu khi đặt chân xuống sân bay Đà Nẵng là “Cầu Vàng của Đà Nẵng ở đâu? Hiếu cho chúng tôi đi nhé”.
Trong những khu vui chơi lớn của thành phố đã thấy ngày càng nhiều khách du lịch phương Tây - vốn không mặn mà với những nơi không di sản. “Tôi đang ở Việt Nam thật ư? Còn tưởng là vẫn ở Châu Âu kia chứ”, thi thoảng họ vẫn hay thốt lên như vậy khi thăm Đà Nẵng.
Sau 6 năm làm hướng dẫn viên du lịch, Hiếu mua được đất và nhà ở Đà Nẵng, thực hiện được ước mơ định cư ở thành phố hiền hòa yêu thích của mình từ ngày trẻ. Từ một cậu thanh niên nghèo, ăn ké cơm của những tài xế xe khách Đà Nẵng - TP.HCM mỗi lần về thăm cha mẹ, bây giờ Hiếu có thể cho vợ con về thăm nhà trên những chuyến bay chất lượng nhất. Bố mẹ anh từ chỗ ngăn cản, giờ đã chuyển ra Đà Nẵng ở hẳn với con trai.
Gặp gỡ gia đình anh một sáng chủ nhật bên cầu tình yêu, Hiếu ôm cậu con trai cùng vợ và bố mẹ chụp ảnh bên sông Hàn. Từ thành phố đáng sống này, Hola, con trai anh sẽ lớn lên và thực hiện những ước mơ của mình.
Đến người thợ làm đá
“Sáng đánh cá, chiều học đá”. Anh Huỳnh Cư 20 năm trước là thợ học làm đá mới ra nghề, chưa kiếm nổi ba chục nghìn tiền công mỗi ngày. Năm giờ sáng, Huỳnh Cư đã vác lưới, lọ mọ ra sông Cổ Cò kéo cá tôm để vợ bán đổi sữa cho con.
Cả xã Hòa Hải nằm dưới chân Non Nước đều là những ngôi nhà cấp bốn, mái tôn đều xăm xắp, không có nhà nào quá một tầng ngoi lên. Cứ sau mùa bão, vợ chồng lại đi nhặt nhạnh lại tấm fibro vỡ, lợp lại nóc nhà. “Được ở một mái nhà không bay, không dột mỗi mùa bão” là ước mơ duy nhất của vợ chồng Huỳnh Cư thời trẻ.
Những năm cuối thế kỷ 20, khách Tây lác đác ghé Ngũ Hành Sơn. Họ đi thành nhóm dăm ba người và thường chọn leo Thủy Sơn - ngọn cao nhất trong “ngũ hành” để ngắm được toàn cảnh thành phố. Xuống núi rồi, khách đi thẳng vào Hội An.
Thi thoảng, có khách nghe giới thiệu “làng đá mỹ nghệ hơn 400 năm nằm dưới chân núi” sẽ tìm đến tham quan. Một pho tượng Phật Di lặc tạc ba ngày rưỡi, báo giá 200.000 đồng, mà thi thoảng cũng không bán nổi.
Ông Huỳnh Cư hai mươi năm sau là chủ một xưởng đá mỹ nghệ tạc ra bao nhiêu bán hết sạch bấy nhiêu. Tuyến đường Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa, con đường du lịch tỷ đô được mở ra đã thay đổi số phận của làng đá Ngũ Hành Sơn và cả Đà Nẵng. Những khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn… mọc lên, du lịch đã kéo mức sống của toàn bộ cư dân thành phố đi lên.
Bây giờ, ông lại loay hoay giữ nghề theo một cách khác: giới trẻ không ham làm cái nghề bụi bặm này nữa mà tìm thấy đủ mọi loại cơ hội từ ngành du lịch đang phát triển.
Ông Cư tiếc nghề làm đá. Nhưng ông cũng hiểu quy luật phát triển. Khi con lớn thi vào đại học, ông cũng khuyên con, như hàng nghìn bậc cha mẹ của thành phố biển này khi con đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời.
“Con thi vào trường du lịch đi”, ông nói.
Ông Huỳnh Cư, anh Trường Hiếu, và tất thảy những người dân Đà Nẵng từ ngày xưa ấy đều hiểu rằng, họ có ngày hôm nay, là nhờ du lịch phát triển, nhờ những con người, những Tập đoàn dám nghĩ dám làm, thay đổi hẳn bộ mặt của một thành phố.
Doãn Phong
" alt=""/>Nhiều người Đà Nẵng đổi đời nhờ du lịch