
“Ngang cơ” với Trần Anh, Media Mart tại Hà Nội
Tại khu vực miền Bắc, thị trường điện máy đang chứng kiến sự cạnh tranh của hàng loạt doanh nghiệp như Media Mart, Trần Anh, Pico, HC, Điện máy Xanh hay VinPro, Nguyễn Kim…
Media Mart hiện có hơn 50 siêu thị và dự kiến tăng lên con số 61 điểm bán khi hàng loạt siêu thị tại Hải Phòng, Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang… sắp khai trương.
Cái tên khác là hệ thống điện máy Trần Anh hiện sở hữu hệ thống 39 siêu thị tại Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Lào Cai, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng… (trong đó Hà Nội là thị trường lớn nhất với 14 điểm bán).
Trong khi đó, những cái tên nhỏ hơn như Pico hiện có 19 siêu thị, VinPro 14 điểm bán, hệ thống HC với 13 điểm bán.
Nguyễn Kim, một doanh nghiệp phía Nam “Bắc tiến” phát triển khá mờ nhạt, chỉ chủ yếu khai thác tại thị trường Hà Nội với 5 điểm bán.
Trong số các tên tuổi nói trên, Điện máy Xanh đang nổi lên là hệ thống số 1 khi áp đảo các đối thủ cạnh tranh về số lượng điểm bán. Với tốc độ mở điểm bán mới thần tốc, trung bình cứ 2 ngày mở 3 điểm bán, Điện máy Xanh đang sở hữu 483 điểm bán trên toàn quốc.
Riêng tại thị trường phía Bắc, hệ thống này có hơn 160 siêu thị (lớn hơn tất cả số lượng siêu thị tại miền Bắc như Media Mart, Trần Anh, Pico, HC, VinPro, Nguyễn Kim cộng lại) chỉ sau 2 năm “Bắc tiến” kể từ cuối tháng 8/2015.
Tuy số lượng lớn nhưng thực tế cho thấy “tương quan lực lượng” của Điện máy Xanh tại thị trường miền Bắc so với miền Nam còn khá chênh lệch, chỉ bằng 1/3. Đồng thời tại thị trường trọng điểm như Hà Nội, Điện máy Xanh chỉ “ngang cơ” với Media Mart và Trần Anh khi mới sở hữu 35 siêu thị. Còn lại 125 siêu thị khác đang phân tán tại 25 tỉnh thành.
Phân tích của Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) đưa ra gần đây cho thấy, đến thời điểm hiện tại, Thế Giới Di Động thực sự không mạnh ở thị trường phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội. HSC ước tính thị phần của Điện máy Xanh ở Hà Nội vào khoảng 15%, ngang bằng với Trần Anh và Media Mart.
Nói như ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị Thế Giới Di Động, các siêu thị điện máy phía Bắc có những sự am hiểu riêng về thị trường tại chỗ và có khách hàng riêng mà chuỗi điện máy của Thế Giới Di Động chưa khai thác hết.
" alt=""/>Thị trường điện máy miền Bắc: Ai sẽ chiếm ngôi vương?Dự thảo Thông tư ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước đang được Bộ TT&TT đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ tại địa chỉ: mic.gov.vn để lấy ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp. Thời gian lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư này sẽ kéo dài đến trước ngày 29/10/2017.
Thông tư mới dự kiến thay thế cho Thông tư 22 ngày 23/12/2013 của Bộ TT&TT về ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước (Thông tư 22).
Theo dự thảo Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước đang được Bộ TT&TT rà soát và cập nhật, so với Danh mục đã ban hành tại Thông tư 22, Bộ đề xuất bổ sung mới 27 tiêu chuẩn; sửa đổi/cập nhật/thay thế 26 tiêu chuẩn; và đề xuất loại bỏ 1 tiêu chuẩn.
Cụ thể, dự thảo Danh mục cho thấy, nhóm tiêu chuẩn về kết nối gồm có 37 tiêu chuẩn, với 14 tiêu chuẩn được đề xuất bổ sung và 1 tiêu chuẩn được cập nhật; nhóm tiêu chuẩn về tích hợp dữ liệu gồm 17 tiêu chuẩn, với 5 tiêu chuẩn được đề xuất bổ sung và 5 tiêu chuẩn được sửa đổi/cập nhật; nhóm tiêu chuẩn về truy cập thông tin gồm 51 tiêu chuẩn, với 3 tiêu chuẩn được đề xuất bổ sung, 4 tiêu chuẩn được cập nhật; còn nhóm tiêu chuẩn về an toàn thông tin có tổng số 39 tiêu chuẩn, với số tiêu chuẩn được đề xuất bổ sung mới là 5 tiêu chuẩn, 16 tiêu chuẩn được đề xuất sửa đổi/cập nhật/thay thế, 1 tiêu chuẩn đề xuất loại bỏ.
" alt=""/>Đề xuất cập nhật danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nướcNhìn vào lịch sử giá của các máy dòng S của Samsung từ năm 2012 đến nay có thể thấy dù có tăng giảm qua từng năm nhưng cơ bản mức giá vẫn tăng lên. Chẳng hạn từ 2012 đến 2014, các máy S3, S4, S5 đều ổn định giá 15,9 triệu đồng. Đến năm 2015, giá S6 và S6 Edge vọt lên mức 16,59 triệu đồng và 19,99 triệu đồng. Đến năm 2017, giá S7 bằng với S6 Edge, trong khi S8 Plus lên mức 20,49 triệu đồng.
![]() |
Dữ liệu thống kê trên một lượng mẫu flagship rộng hơn trong vòng 5 năm trở lại đây cũng cho thấy xu hướng tăng giá chung. Một lần nữa mức giá chính xác cũng có nhiều biến động tùy theo phiên bản, nhưng dữ liệu giá trung bình đã thể hiện rằng giá smartphone đầu bảng đã tăng từ mức giá khoảng 12 triệu đồng trong năm 2012 đến gần 15 triệu đồng vào đầu năm 2017 (số liệu tính theo USD ở thị trường nước ngoài).
![]() |
So sánh rộng hơn, mức giá hơn 20 triệu đồng đã đẩy chiếc smartphone “tí hon” lên ngang tầm với một chiếc laptop Core i7, một ti vi thông minh 50 inch hay một chiếc xe Honda Wave RSX.
Dù giá bán cao, nhưng Galaxy S8, Note 8, hay iPhone 7 đều cháy hàng. Điều này có thể lí giải rằng, người dùng ngày nay đã xem smartphone như một vật dụng không thể thiếu trong đời sống hằng ngày và sẵn sàng chi mạnh tay để được sở hữu những công nghệ tối tân nhất.
Hoặc cũng có thể hiểu rẳng, các nhà sản xuất đã đi đúng hướng về công nghệ, chiến lược quảng cáo đủ sức hút để khiến người dùng trở nên say mê với các thiết bị cao cấp và tạm quên đi giá bán của chúng đã đắt hơn rất nhiều so với 5 năm trước.
Tăng giá vì lạm phát và chi phí linh kiện?
Lạm phát trong chi phí sản xuất cũng là một trong những nguyên nhân tăng giá bán của smartphone khi so sánh với thiết bị ở phân khúc tương tự 5 năm về trước. Nhưng lạm phát cũng chỉ góp một phần vào sự tăng giá này, vì mức tăng xấp xỉ 25% về giá của điện thoại đầu bảng đã vượt xa mức lạm phát khoảng 10% của USD.
So sánh cụ thể, mẫu Galaxy S2 của năm 2011 có mức giá 13,5 triệu đồng, thấp hơn một chút so với chiếc xe Honda Wave α (15 triệu đồng). Nhưng đến năm 2017 này, mẫu Galaxy S8 Plus đã có giá xấp xỉ Honda Wave RSX: hơn 20 triệu đồng, trong khi giá bán của Wave α năm 2017 chỉ tầm 17-18 triệu đồng.
Nếu tạm xem sự biến động về giá của Wave α từ năm 2011 đến 2017 là do lạm phát thì mức giá nhảy vọt từ lúc chỉ tương đương Wave α (18 triệu đồng) đến mức chạm ngưỡng gần 21 triệu đồng của Wave RSX thì lí do mức chênh lệch này chắc chắn xuất phát thêm từ sự phát triển của công nghệ, tính năng tích hợp hay lợi nhuận gia tăng của mẫu Galaxy S mới.
So với các mẫu máy đầu bảng trong quá khứ, những máy cao cấp hiện tại không chỉ cải thiện về thông số phần cứng để nâng cấp hiệu năng mà còn được trau chuốt hơn về chất liệu thiết kế như kim loại, kính thay vì “bình dân” với vỏ nhựa như trước.
" alt=""/>Apple và Samsung đang khiến giá bán điện thoại cao cấp ngày càng đắt