Đất nền ven Hà Nội liệu có “nóng sốt” sau khi được phân lô, tách thửa trở lại?
Chia sẻ với PV VietNamNet,ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và phát triển Bất động sản EZ (EZ Property) đánh giá, thông tin Hà Nội cho phép phân lô, tách thửa trở lại sẽ có tác động tích cực cho thị trường. Dù chưa mạnh mẽ nhưng sẽ là “cú huých” cho thị trường tốt hơn, nhất là phân khúc đất nền.
“Bất động sản đang “ốm yếu” không nên tạo rào cản cho thị trường thêm khó khăn. Khi được phân lô tách thửa với diện tích nhỏ sẽ phù hợp với nhu cầu số đông những người có nhu cầu ở thực.
Từ đó, việc kinh doanh bất động sản cũng có tác động tích cực hơn. Nhất là khi được tách thửa, thị trường sẽ có giao dịch, Nhà nước cũng thu được tiền thuế chuyển nhượng”, ông Toản cho hay.
Cũng theo vị này, những khu vực như Từ Liêm, Hà Đông, Đông Anh, Mê Linh… đất trong dân rất nhiều nên khi được tách thửa sẽ tạo thêm nguồn cung tốt cho thị trường.
Khó “nóng”, “sốt”
Cũng đánh giá hiệu ứng tác động tích cực đến thị trường bất động sản từ ngày Hà Nội được phân lô, tách thửa trở lại, chia sẻ với VietNamNet,ông Lê Đình Chung, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản SGO Homes cho hay, thị trường vùng ven đã có giao dịch trở lại.
“So với thời điểm trước Tết Nguyên đán, thị trường đã bắt đầu có sự quan tâm của nhà đầu tư, có giao dịch nhất định. Cơ bản tập trung ở những khu vực đông dân cư, có nhu cầu ở thực. Những khu vực phục vụ nhu cầu đầu tư dài hạn theo hướng phát triển đô thị như Láng Hòa Lạc…
Việc phân lô, tách thửa cũng giúp cho thị trường hồi phục ở góc độ hướng đến người tiêu dùng thực, tạo giá trị phù hợp với nhiều đối tượng hơn. Đồng thời, cũng là động lực, tác động chung đến thị trường bất động sản hồi phục lại”, ông Chung nói.
Trong bối cảnh nguồn cung yếu khi các sản phẩm của chủ đầu tư hiện gần như rất khó để ra hàng, ông Chung cho rằng, việc phân lô, tách thửa sẽ tạo thêm các nguồn hàng cho thị trường. Khi thị trường có nhiều sản phẩm hơn, ắt sẽ có giao dịch.
Nói về giá đất nền, ông Chung cho biết, thực tế giá thị trường vẫn đang giảm so với thời đỉnh điểm, giảm khoảng 15 - 20%, có khu vực 30%.
"Đây là thời điểm cung – cầu thật có cơ hội tìm được sản phẩm tốt, thời cơ mua để ở”, ông Chung đánh giá thêm.
Nhận định phân khúc đất nền từ nay đến cuối năm, ông Chung cho rằng, khó có thể xảy ra những câu chuyện “nóng” hay “sốt” như trước đây.
Còn ông Lê Đình Hảo, Giám đốc Kinh doanh khu vực miền Bắc của Batdongsan.com.vn đánh giá, việc cho phép tách thửa trở lại sẽ là một "tia sáng nhỏ” cho thị trường đất nền Hà Nội.
Theo ông Hảo, để thị trường đất nền phát triển bền vững hơn, cần trợ lực lớn hơn như đẩy mạnh dịch chuyển các trung tâm hành chính, khu công nghiệp, dự án, trường đại học ra ngoại thành Hà Nội.
Cùng với đó, đầu tư nhiều hơn cho các khu đô thị vệ tinh phía Tây như Hòa Lạc, Xuân Mai và phía bắc Sông Hồng như Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh…
Đặc biệt, ông Hảo cho rằng, thị trường cần các gói cho vay mua bất động sản với lãi suất phù hợp hơn.
“Lãi suất cho vay dưới 10% thay vì trung bình 11% - 13%. Đồng thời, ưu tiên việc cho vay với những bất động sản được đưa vào sản xuất kinh doanh, tạo ra dòng tiền, hơn là các bất động sản đầu cơ”, ông Hảo nêu quan điểm.
Liên tiếp trúng đấu giá ‘đất vàng’
Ngoài tích luỹ các khu “đất sạch” để không phải giải phóng mặt bằng, chiến thuật thu gom quỹ đất của gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát còn đến từ việc tham gia các cuộc đấu giá đất.
Tháng 12/2022, ông Trần Quí Thanh có mặt tại buổi đấu giá 4 lô “đất vàng” tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm gây xôn xao dư luận. Được đồn thổi là “đại gia có nhiều tiền mặt nhất Việt Nam”, nhưng khi kết thúc buổi đấu giá này, ông chủ Tân Hiệp Phát chỉ ra về tay trắng.
Giai đoạn 2017 – 2020, trong 9 khu đất tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bán đấu giá thành công, thì có 3 khu đất về tay ông Thanh và con gái Trần Ngọc Bích.
Đầu tiên là khu đất 18.165,8m2 đường D5, P.10, TP.Vũng Tàu. Khu đất này được mang ra bán đấu giá vào tháng 5/2019 với giá khởi điểm 255,2 tỷ đồng. Bước giá áp dụng cho mỗi vòng trả giá là 8 tỷ đồng.
Sau khi có thông báo bán đấu giá khu đất trên, ông Trần Quí Thanh và 5 tổ chức nộp hồ sơ. Sau 9 vòng, ông chủ Tân Hiệp Phát đã trúng đấu giá khu đất khi bỏ giá 394,1 tỷ đồng.
Khu đất này được quy hoạch xây dựng chung cư cao 33 tầng. Đến cuối năm 2022, ông Thanh vẫn chưa thể xây dựng vì dự án chưa được duyệt chỉ tiêu quy hoạch, xây dựng.
Khu đất thứ hai về tay gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát là 9.994,8m2 đất tại đường Bến Đầm, huyện Côn Đảo. Theo quy hoạch xây dựng, khu đất này được xây công trình cao 3 tầng, chiều cao tối đa 14m, mật độ xây dựng 25%.
Khu đất trên có giá khởi điểm 64 tỷ đồng, chỉ có bà Trần Ngọc Bích và một doanh nghiệp tham gia đấu giá vào tháng 2/2020. Tại vòng thứ 8, bà Trần Ngọc Bích bỏ giá 80,1 tỷ đồng để giành quyền sử dụng khu đất.
Sau khu đất gần 10.000m2 tại huyện Côn Đảo, vào tháng 3/2020, bà Trần Ngọc Bích tiếp tục trúng đấu giá khu đất 20.040,1m2 tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ khi bỏ giá 170 tỷ đồng.
Nhiều nghi vấn nhất là cuộc đấu giá khu đất 79.481,9m2 khu An Hải – An Hội, huyện Côn Đảo diễn ra vào ngày 25/12/2019. Khu đất này có giá khởi điểm 537,129 tỷ đồng, chỉ có bà Trần Ngọc Bích và một người khác tham gia đấu giá.
Tại vòng 1, bà Trần Ngọc Bích trả giá hơn 537,3 tỷ đồng, trong khi đó đối thủ của bà trả mức giá 537,2 tỷ đồng. Bước qua vòng 2, cả hai người tham gia đấu giá đều không nhận phiếu trả giá và kết quả con gái ông Trần Quí Thanh là người trúng đấu giá.
Qua thẩm định, cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác định hai cá nhân tham gia đấu giá có sự trùng hợp về thời gian, địa điểm xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, cam kết cấp tín dụng của ngân hàng; trùng khớp về địa điểm công chứng uỷ quyền tham gia đấu giá.
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã giao cơ quan công an phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, thẩm tra mối quan hệ giữa hai người tham gia đấu giá, trực tiếp đấu giá. Đến nay, vẫn chưa có quyết định công nhận kết qủa trúng đấu giá khu đất này cho bà Trần Ngọc Bích.
Theo tìm hiểu, tháng 5/2008, UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định thu hồi 123,75ha đất lâm nghiệp (gồm 109,29ha có rừng và 21,46ha không có rừng) thuộc một phần tiểu khu 147, P.7, TP.Đà Lạt và cho SASCO thuê toàn bộ diện tích đất này để triển khai dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Suối Hoa.
Đến tháng 11/2008, SASCO được cho thuê đất đợt 2 với tổng diện tích 7,38ha đất lâm nghiệp, gồm 4,3ha có rừng và 3,08ha không có rừng. Tổng diện dích của dự án là 131,13ha.
Liên quan đến dự án này, năm 2009, UBND tỉnh Lâm Đồng cho SASCO thuê 106,59ha rừng thuộc một phần tiểu khu 145, P.7, TP.Đà Lạt. Như vậy, sau 14 năm thuê đất, đến nay dự án này vẫn “nằm trên giấy”.
Theo quy hoạch, dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Suối Hoa thuộc khu chức năng A-VI của dự án Khu du lịch quốc gia Đankia – Suối Vàng và một phần thuộc diện tích rừng phòng hộ.
Theo đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt vào tháng 11/2022, Khu du lịch quốc gia Đankia – Suối Vàng có tổng diện tích 3.998,18ha, ranh giới gồm một phần thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương và một phần P.7, TP.Đà Lạt.
Về SASCO, tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước và được cổ phần hoá năm 2014. “Vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn hiện là Chủ tịch HĐQT.
Hiện, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam vẫn là cổ đông lớn nhất tại SASCO nhưng tỷ lệ sở hữu chỉ 49,07%. Trong khi đó, nhóm cổ đông thuộc IPP Group của gia đình ông Johnathan Hạnh Nguyễn đang nắm giữ 45,3% cổ phần của SASCO.
Theo báo cáo tài chính quý III/2023, SASCO đạt doanh thu 714 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ. Trong đó, 309 tỷ đồng doanh thu từ kinh doanh hàng hoá tại các cửa hàng miễn thuế; 150 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động phòng chờ máy bay; 40 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính như lãi tiền gửi, lãi chênh lệch tỷ giá…
Lợi nhuận sau thuế của SASCO trong quý III/2023 đạt 130 tỷ đồng. Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của SASCO đạt lần lượt 1.887 tỷ đồng và 241 tỷ đồng.