
Khách đến mua, nhìn chú vịt cứ loanh quanh bên chị Châu, ai cũng thích, muốn đùa nghịch cùng, bế vật cưng lên nhưng không được. Con vịt nặng gần 1,3 kg, lông mướt đẹp, thấy người lạ đến là mổ rồi kêu cạp cạp inh ỏi.
‘Bé vịt này chỉ vợ chồng tôi bế được thôi. Những người lạ đến gần là nó mổ hoặc kêu inh ỏi. Nó sợ người ta bắt đi mất’, chị Châu nói.
![]() |
Chị Châu cho biết, mỗi khi vật cưng bị bệnh, chị rất buồn và thương, vì thế, chị thường xuyên tắm rửa, vệ sinh và giã nước tỏi cho vịt uống để nó có sức đề kháng tốt. Ảnh: T.A. |
Người phụ nữ sinh năm 1973 cho biết, con vịt này với vợ chồng chị có duyên với nhau. Chị và chồng lấy nhau đến nay đã hơn 24 năm nhưng không có con. Mấy chục năm qua, chị cùng chồng đi khắp nơi chạy chữa nhưng không có kết quả.
Hôm 20/5 vừa qua, em chồng chị mua trứng vịt lộn về ăn, còn dư bốn quả. Trong đó, một quả nở ra vịt con.
![]() |
Khi vắng khách, chị Châu chơi, đùa nghịch, nói chuyện với vật cưng. Sau đó, chị sẽ rửa tay sạch bằng xà bông rồi mới bán hàng tiếp. Ảnh: T.A. |
Đi làm về, chị nghe tiếng kêu trong nhà nên tò mò tìm xem. Một chú vịt mới nở, lông vàng, miệng lép bép như đòi ăn, đang nằm ở một góc bếp. Chị bế lên, lấy gạo nghiền nát, nhẹ nhàng đút cho vật cưng ăn rồi giã nước tỏi cho uống để không bị cảm lạnh.
Sau đó, thương bé vịt mới nở phải chịu cảnh côi cút vì không có mẹ bên cạnh, chị quyết định để lại nuôi, yêu thương như con. ‘Từ ngày có nó, nhà tôi lúc nào cũng rộn ràng. Vợ chồng tôi thì luôn chân luôn tay’, chị Châu nói.
![]() |
Chị Châu cho biết, tất cả các hình ảnh lúc nhỏ đến giờ của bé vịt, vợ chồng chị đều lưu làm kỷ niệm. Trong ảnh là vịt đang được chị Châu cưng nựng khi lỡ xa 'con'. Ảnh: T.A. |
Anh Cao Thanh Hùng, chồng chị Châu cứ đi làm về là ôm, chơi cùng vịt con. Anh ngồi, vịt đến đậu trên chân, trên vai. Đêm anh ngủ, vịt rúc vào nách ngủ cùng.
‘Hôm rồi, anh ấy đi nhậu về say, nó đến đòi bế, anh ấy nói: ‘đi ra’ mà nó giận. Từ hôm đó, nó ít theo anh ấy hơn’, chị Châu nhìn bé vịt đang nằm rỉa lông nói.
Hằng ngày, ngoài chăm sóc, tắm rửa vợ chồng chị còn trò chuyện, gọi vịt là bé, là công chúa và xưng lại bằng ba mẹ. Mỗi khi cho vịt ăn, chị gọi trìu mến: ‘Bé vịt ơi, công chúa ơi, mẹ cho ăn này’. Nghe thế, bé vịt đến dùng mỏ rỉa hết thức ăn chị Châu đưa.
![]() |
Bé vịt gục đầu vào tay 'mẹ' nũng nũi, hờn dỗi. Ảnh: T.A. |
Chị Châu cho biết, tính đến nay, vợ chồng chị đã nuôi bé vịt gần hai tháng. Bé vịt rất biết nghe lời, thích được yêu thương và làm nũng ‘ba mẹ’. Còn chị, đi đâu lâu một tý là lo lắng, không biết ở nhà vật cưng có ngoan, có ai chơi cùng và được ăn uống đầy đủ không.
‘Hôm rồi, tôi đi công việc từ sáng sớm, đến trưa mới về. Nó giận, không chịu chơi với mẹ nữa. Tôi phải giải thích, mẹ đi công việc thôi. Mẹ không có bỏ con đâu, con đừng sợ’, chị Châu kể. Cũng từ đó, đi đâu, làm gì phía sau chị cũng có ‘cái đuôi’ bên cạnh.
![]() |
Bé vịt rất sạch, biết đi vệ sinh đúng nơi quy định. Đêm đến, đi vệ sinh xong vịt sẽ kêu lên để chị Châu dậy dọn. Ảnh: T.A. |
‘Tôi đẩy xe đi bán, nó lon ton đi sau. Có hôm, tôi bị quên đồ, chạy vào nhà lấy, nó đứng ngoài chờ chưa thấy tôi ra là la lối om sòm. Có hôm, tôi đi tắm nó đứng ngoài cổng chờ đến khi tôi ra mới thôi. Bây giờ, tôi như người đang nuôi con mọn. Nhưng mà, xa nó một tý là nhớ lắm’, ôm vật cưng vào lòng chị Châu nói.
![]() |
Chị Châu làm gì cũng có bé vịt đứng bên cạnh. Ảnh: T.A. |
Ở chỗ làm, chị làm cho bé vịt một chỗ nghỉ ở dưới gầm xe trái cây. Khi nào ăn no, chơi chán nó vào đó nằm nghỉ. Còn chị Châu, lúc nào vắng khách thì chơi đùa cùng vật cưng. Khi phải đưa trái cây cho khách hoặc có việc gì phải vắng chỗ làm một lúc chị phải nhờ người trông vịt giúp.
Còn bé vịt, chờ lâu không thấy chủ thì mắt dáo dác, miệng kêu cạp cạp đi tìm. Những người xung quanh và khách đến ăn trái cây, thấy ‘mẹ con chị’ chơi đùa cùng nhau ai cũng ngưỡng mộ về tình yêu của chủ và vật cưng dành cho nhau.
![]() |
Chị Châu cho biết, bé vịt chỉ thích ăn rau, trái cây, đậu hũ chứ không ăn thịt, cá và cơm. Ảnh: T.A. |
Sợ vịt lạc mất mình, chị dạy cho vật cưng biết tự bảo vệ bản thân bằng cách không tiếp xúc với người lạ, không cho người lạ bế, hay khi có người lạ bế phải kêu lên thật to. ‘Nó như đứa trẻ mồ côi, giờ lạc nữa thì thương lắm’, chị Châu nói với vịt. Còn bé vịt thì nghe lời mẹ răm rắp.
Chị Châu cho biết, hiện tại, vợ chồng chị sẽ yêu thương, chăm sóc bé vị như con. Để vịt không bị dịch bệnh, chị tắm rửa, vệ sinh hằng ngày và thường xuyên giã nước tỏi cho vật cưng uống. ‘Nuôi nó quen rồi, giờ nó bệnh là buồn lắm’, chị Châu nói.
Nghe thông tin trên mạng xã hội, anh Sơn (quận Bình Thạnh) mang cần, vượt đường xa đến hồ ngồi câu giữa trưa, mặc trời mưa.
" alt=""/>Hiếm muộn nhiều năm, vợ chồng Sài Gòn yêu thương vịt như con"Tuy nhiên, khi đang đua, tôi bất ngờ phát hiện có đụn cát ở phía trước. Lúc này, xe đang chạy ở tốc độ cao, khoảng 140 km/h nên không kịp tránh. Kết quả là xe bị bay lên, lộn vòng. Thời điểm đó, cả tôi và lái phụ đều đã lường trước được tình huống xấu nên anh em mới không sao. Tất nhiên, lúc đó tôi kỳ vọng là xe chỉ bay lên và hạ cánh ở tình trạng đổ nghiêng một bên chứ không nghĩ đến mức bị lộn mấy vòng và hư hỏng nặng như vậy", chủ nhân của chiếc Ford Ranger giãi bày.
Trước đó, trả lời PV VietNamNet, anh Hoàng Kiên Định - chuyên gia thiết kế chính các bài thi của giải đua xe địa hình này cho biết, nguyên nhân có thể là do trong quá trình chạy thi, xe đã bị gãy rotuyn bên phải, dẫn đến mất lái, xe mới cắm đầu xuống đụn cát và lộn nhào nhiều vòng. Đồng thời, theo thể lệ cuộc thi, tốc độ ở bài thi này bị giới hạn dưới 80km/h, người lái có thể đã điều khiển xe với tốc độ nhanh hơn.
Từ phía người cầm lái chiếc xe Ford Ranger gặp nạn, anh Khôi khẳng định vấn đề chủ yếu nằm ở khả năng kiểm soát tốc độ và tính bất ngờ của địa hình đường thi. Quá trình xe lăn lộn mới khiến bánh xe rụng rời và làm gãy rotuyn sau đó chứ không phải vì gãy rotuyn từ trước.
Trong bài thi đua xe trên cát, anh Khôi cho rằng việc ban tổ chức cuộc thi khống chế tốc độ tối đa chỉ 80 km/h là chưa hợp lý. Đây là bài thi đường thẳng và cũng là bài thi tranh hạng nên lái xe nào cũng sẽ chạy nhanh nhất có thể để đạt được thành tích tốt nhất.
Tuy nhiên, anh Khôi bày tỏ: "Những chiếc xe lăn lộn nhiều vòng, thậm chí biến dạng đã là hình ảnh không hiếm trong các giải đua thể thao tốc độ, đua xe địa hình. Vì vậy, chúng tôi coi vụ tai nạn vừa qua là một rủi ro tất yếu phải chấp nhận, coi như là một phần của giải đua xe Off-road dù không ai muốn điều đó xảy ra".
Về ý kiến thiếu chuyên nghiệp và không quan tâm sự an toàn của VĐV, chỉ chăm chăm vào việc “bóc tem” để khỏi lộ thông tin xe bị tai nạn của tổ chức giải đua, anh Khôi cho biết: "Không có chuyện đó! Người bóc tem là bạn của tôi. Họ sợ xe mình bị nhận diện, khó xử lý sau này nên mới có hành động như vậy. Bản thân tôi đua xe nên đã coi chiếc xe là phương tiện để thi đấu chứ không còn là một tài sản".
Trên thực tế, anh Khôi đánh giá cao công tác xử lý sự cố của ban tổ chức khi tai nạn xảy ra. Sau khi kết thúc giải, ban tổ chức còn gặp gỡ và hỗ trợ cho anh 60 triệu đồng để khắc phục hậu quả. "Số tiền tuy không quá lớn nhưng là điều mà chưa bao giờ có ở các giải đua khác", anh nói.
"Về thiết kế các đường đua, tôi cho rằng ban tổ chức đã làm tốt khâu khảo sát và tạo ra những bài thi hấp dẫn và mang tính cạnh tranh cao. Thế nhưng sau vụ việc lần này, hi vọng ban tổ chức đã có thêm những kinh nghiệm và chú ý hơn hơn về công tác tổ chức để đảm bảo sự an toàn cho tất cả mọi người ", anh chia sẻ.
Hiện tại, chiếc xe Ford Ranger gặp nạn đã được vận chuyển về tới TP. HCM để sửa chữa. Chủ xe ước tính, chi phí khắc phục hư hỏng của xe sẽ không dưới 200 triệu đồng.
Giải đua xe địa hình Nha Trang Offroad Challenge 2022 được tổ chức tại bãi cát Đầm Môn, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) trong các ngày 1 và 2 tháng 10.
Giải đua có sự tham dự của 32 tay đua đến từ các đội, nhóm, câu lạc bộ thích chơi xe bán tải, cả nước như: CLB Pickup Bình Phước, DMB Racing team, PLC - HaiAnh auto, Sơn Đừng, RBD Racing team, SD Group, Duramax 604, RÀ Tít - Mít, PNF Quận 9-01, Pdlc Daklak, Viet Jeep…
Các tay đua phân thành 2 hạng gồm hạng bán tải cơ bản, hạng nâng cấp và trải qua 7 bài thi khác nhau với độ khó tương ứng từng cấp độ bài thi.
Trong một số giải thi đua xe địa hình khác tại Việt Nam, các sự cố như mất lái, lật xe, lộn vòng dẫn tới hư hỏng, thiệt hại hàng trăm triệu cũng đã từng xảy ra.
Ngô Minh
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Chủ xe Ford Ranger giãi bày về tại nạn nát đầu khi đua xe địa hình ở Nha TrangĐiều 78 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về thủ tục nộp tiền phạt quy định:
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Nếu quá thời hạn nêu trên thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 7 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt…”.
Nếu hết hạn tạm giữ mà người vi phạm vẫn không nộp phạt để lấy lại GPLX thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý tang vật theo Điều 17, Nghị định số 115/2013/NĐ/CP:
- Thông báo ít nhất 2 lần trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Niêm yết công khai tại trụ sở của người tạm giữ GPLX.
Trong 30 ngày thông báo công khai mà người vi phạm đến nộp phạt để nhận lại GPLX thì phải nộp thêm số tiền chậm nộp phạt (0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp cho mỗi ngày chậm nộp).
Trong 30 ngày kể từ ngày thông báo cuối cùng, người vi phạm vẫn không đến nộp phạt và nhận GPLX thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định tịch thu, có thể tiêu hủy theo quy định (Điều 109 Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017).
Người dân cần tuân thủ thời gian nộp phạt theo quy định của pháp luật. Ảnh: Cao Nguyên
Không đến nộp phạt để lấy GPLX đã bị tạm giữ
Nếu người vi phạm không đến lấy GPLX theo đúng hẹn, để quá hạn và cố tình điều khiển phương tiện thì sẽ bị xử phạt như trường hợp vi phạm lỗi không có GPLX. Mức phạt cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô (Khoản 11, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
- Phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng đối với xe máy.
- Phạt tiền từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi-lanh từ 175cm3 trở lên.
Nếu người điều khiển phương tiện tiếp tục vi phạm hành vi mới thì sẽ bị lập biên bản vi phạm mới, tạm giữ một trong các loại giấy tờ còn lại hoặc tạm giữ phương tiện.
Theo Lao Động
" alt=""/>Bị giữ giấy phép lái xe mà không nộp phạt đúng hẹn sẽ bị xử lý ra sao?