" alt=""/>Sony ra mắt dòng Walkman E Series
Cách 70km về phía đông của Prague, thành phố thời trung cổ Kutná Hora (Séc) là nơi cạnh tranh về mặt chính trị, kinh tế và văn hóa với thủ đô trong thời gian từ thế kỷ 13 đến 16 nhờ vào sự bùng nổ mỏ bạc.Ngày nay, Kutná Hora tuy trầm lắng hơn, nhưng vô cùng ấn tượng về văn hóa, truyền thống của Séc. Nơi đây là một di sản thế giới được UNESCO công nhận.
Giữa các tòa nhà theo phong cách Baroque và các nhà thờ thời trung cổ, có một địa điểm du lịch thu hút nhưng chắc chắn không dành cho du khách yếu tim. Đi bộ một đoạn ngắn qua những con đường hẹp của vùng ngoại ô nhỏ của Sedlec, bạn sẽ đến một nhà thờ kỳ lạ ẩn giấu những câu chuyện mê hoặc về cái chết.
Những câu chuyện mê hoặc về cái chết
Qua một cầu thang nhỏ xuống khoang dưới của nhà thờ Công giáo La Mã nằm ở khu phức Sedlec Ossemony, du khách sẽ nhìn thấy khoảng 40.000 bộ xương người trang trí khắp nơi.
Câu chuyện về Nhà thờ xương bắt đầu năm 1278, khi Quốc vương Bohemia gửi vị trụ trì của Tu viện Cistercian Sedlec đến Jerusalem. Ông đã trở về với một lọ đất từ Golgotha, nơi Jeus Christ bị đóng đinh và rải xung quanh nghĩa trang địa phương.
Khi tin tức về “Đất thánh” được nhiều người biết đến, người dân khắp nơi trong vùng yêu cầu được chôn cất tại đây. Các bộ xương hiện có ở Sedlec Ossemony đã được khai quật tại đây để mở rộng thị trấn và chôn cất những thi thể mới.
Những bộ xương người nằm chồng lên nhau dưới tầng hầm của nhà thờ gothic này cho đến năm 1870, khi người thợ khắc gỗ tên Frantisek Rint được chỉ định khai quật và sắp xếp chúng.
Nhà nguyện dưới lòng đất này chứa một chiếc đèn chùm làm hoàn toàn bằng xương và vòng hoa sọ người. Ở bên trái của đèn chùm đặt một chiếc áo choàng xếp từ xương của Schwarzenberg, một gia đình quý tộc Séc đã từng cai trị thành phố.
Bên phải là một bộ sưu tập sọ người xếp chồng lên nhau. Mỗi phòng đều có các biểu tượng tôn giáo được sắp xếp từ xương, để nhắc nhở du khách rằng nhà nguyện là nơi thờ cúng tôn kính, mặc dù lời nhắc khá rùng rợn.
Nhiều du khách tỏ ra không tôn trọng
Nhà thờ chào đón khoảng 450.000 khách du lịch trong năm 2018, ước tính 500.000 du khách sẽ ghé thăm trong năm nay. Thế nhưng sự nổi tiếng của nó trở thành một vấn đề cho cư dân trong vùng.
Radka Krejčí, Corporate Department Manager của Sedlec Ossemony cho biết: "Chúng ta cần hiểu rằng đó vẫn là một nhà thờ Công giáo La Mã được bao quanh bởi một nghĩa trang. Không phải du khách nào cũng tôn trọng điều đó."
Jiri Sobr, một cư dân địa phương lớn lên ở thị trấn Sedlec, là một trong số những người rất thất vọng vì thái độ coi thường của một số khách du lịch: “Chúng tôi có một ngôi mộ gia đình nằm trước lối vào của Nhà thờ các Thánh ở Sedlec. Đó là nơi chúng tôi đến và thăm những người thân không còn ở bên cạnh mình. Tôi rất vui vì khách du lịch thích thú khi nhìn thấy nó, nhưng tôi muốn họ hiểu đây là nơi an nghỉ của những người đã ra đi”.
Nhà thờ hiện được cải tạo. Dự án dự kiến sẽ kéo dài đến hai năm, những bộ xương cả bên trong và ngoài nhà thờ sẽ được phục hồi. Tuy nhiên, nhà thờ vẫn mở cửa cho công chúng tham quan trong quá trình tân trang.
Cách tốt nhất để đến với kiệt tác rùng rợn này là đi một chuyến tàu dài 55 phút từ Prague đến Kutná Hora. Xe lửa chạy thường xuyên với vé khứ hồi trong ngày có giá 8 đô la.
XEM CLIP:
Quỳnh Hoa (Theo CNN)

Vẻ đẹp ‘độc nhất vô nhị’ của nhà thờ Bùi Chu đang được xin cứu xét
- Những hình ảnh của nhà thờ Bùi Chu (huyện Xuân Trường, Nam Định) được ghi lại với hy vọng đây không phải là những hình ảnh cuối cùng cuả nhà thờ cổ kính 134 năm tuổi.
" alt=""/>Cảnh khó tin trong nhà thờ chứa 40.000 bộ xương người

 |
Nhếch nhác cổng vào và bảng hiệu của dự án |
Tổng mức đầu tư dự án trên 2.700 tỷ, dự kiến về đích năm 2013, gồm khu chung cư cao tầng trên 700 căn hộ, 4 khu nhà biệt thự và nhiều công trình thương mại, dịch vụ khác.
Do dự án không đạt tiến độ, UBND tỉnh Khánh Hòa đã nhiều lần điều chỉnh theo hướng giãn tiến độ cho chủ đầu tư, mới đây nhất là năm 2015. Khi đó, UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép các công trình cao tầng của dự án phải hoàn tất trước quý I/2020.
 |
Dự án vẫn chỉ là bãi đất trống sau 12 năm cấp phép |



Thế nhưng đến nay, chỉ còn hơn 4 tháng là đến hạn hoàn thành, dự án vẫn chỉ là con số 0.
Trong khi tiến độ giậm chân tại chỗ, chủ đầu tư dự án Khu dân cư Cồn Tân Lập lại 3 lần cắt đất vàng để bán.
Lần đầu tiên là năm 2014, Công ty Sông Đà Nha Trang cắt lô TM2 bán cho Công ty Xây dựng Số 1 Điện Biên để xây dựng tổ hợp khách sạn – căn hộ cao cấp Mường Thanh.
 |
Nhiều vị trí trong dự án đã được tổ chức phân lô bán nền trái phép |
Năm 2017, chủ đầu tư tiếp tục chuyển nhượng lô TM1 cho Công ty TNHH HP Hospitality Nha Trang.
Đến giữa năm 2019, lần thứ 3 chủ đầu tư dự án lại cắt trên 11.000m2 để bán cho Công ty VHR (trụ sở TP.HCM).
Chủ trương chung của tỉnh Khánh Hòa nhiều năm nay là cấp dự án cho doanh nghiệp để mang lại giá trị hữu ích cho cộng đồng chứ không phải để cắt bán. Do đó nhiều câu hỏi được dư luận Khánh Hòa đặt ra cho dự án này cũng như cơ quan chức năng.
Liệu có phải chủ đầu tư dự án chỉ xin “đất vàng”, hợp thức hóa rồi cắt bán kiếm lời? Tại sao những chủ đầu tư, những dự án kiểu này không bị xử lý kiên quyết?
 |
Hạ tầng dự án gần như số 0 tròn trĩnh |





Công Hưng

Dự án khu công nghiệp "treo" gần 20 năm giờ vẫn hoang phế, cỏ mọc um tùm
Gần 20 năm qua Khu công nghiệp Phong Phú vẫn còn dang dở, thậm chí còn phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến pháp luật về xây dựng.
" alt=""/>Cận cảnh dự án ‘đất vàng’ 12 năm không làm gì, chỉ cắt bán

 |
TP.HCM triển khai ứng dụng để theo dõi tiến độ cấp phát các gói an sinh, hỗ trợ. Ảnh: Duy Vũ |
Theo chia sẻ của lãnh đạo TP.HCM, thành phố mong muốn chi trả bằng phương thức nhanh gọn là trả qua tài khoản hoặc ví thanh toán. Tuy nhiên, có nhiều địa bàn xã, phường khó có thể đáp ứng. Do đó, trong đợi tới, thành phố sẽ thực hiện song song cả hai phương thức là trả qua tài khoản hoặc tiền mặt theo cách thông thường.
Dự kiến, gói hỗ trợ tiếp theo của TP.HCM có thể trong tháng 9 và dự kiến là kéo dài trong 2 tháng.
Để thuận lợi cho người dân, TP.HCM cũng đã xây dựng ứng dụng An sinh, cho phép người dân đăng ký thông tin nhận hỗ trợ, hay theo dõi tiến độ cấp phát các gói an sinh, tiền cứu trợ của chính quyền thành phố.
Ứng dụng này hiện đã có mặt trên cả hai nền tảng iOS và Android để người dùng tải xuống. Khi sử dụng, người dùng có thể khai báo các thông tin như trên các tờ khai đăng ký. Người dân có thể theo dõi được cụ thể tiến độ cấp phát túi an sinh, tiền hỗ trợ đến mình hay chưa. Tất cả những yêu cầu đăng ký an sinh sau này cũng sẽ được triển khai trên ứng dụng này.
Duy Vũ

Người dân TP.HCM có thể theo dõi tiến độ cấp phát túi an sinh, tiền hỗ trợ qua ứng dụng
Với ứng dụng An sinh, người dân TP.HCM có thể đăng ký thông tin nhận hỗ trợ, hay theo dõi tiến độ cấp phát các gói an sinh, tiền cứu trợ của chính quyền thành phố.
" alt=""/>Gói hỗ trợ thứ 3 của T.HCM có thể trả qua tài khoản hoặc ví điện tử