Ung thư vòm họng 'đánh lừa' bạn như thế nào?
Cô gái 23 tuổi ngỡ ngàng khi biết bị ung thư vòm họng
Thực phẩm
Tránh sử dụng những thức ăn mà cơ thể bị dị ứng như thịt bò, cua, tôm, nghêu, sò…
Hạn chế dùng sữa và sản phẩm từ bơ, sữa. Vì chúng có thể làm tăng sinh chất nhầy gây tắc mũi. Chất nhầy đặc và sệt trong rãnh xoang có thể ảnh hưởng đến sự lưu thông khí và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển
Không ăn đồ cay nóng hoặc đồ ăn có hạt tiêu, có thể chúng sẽ sốc lên mũi khi bạn ngửi hoặc nếm khiến bệnh xoang của bạn thêm nặng hơn. Thực phẩm có thể gây chứng ợ nóng hoặc trào ngược a-xít cũng góp phần gây các bệnh về xoang, như ung thư các xoang mặt. Khi a-xít dạ dày và thức ăn đã được tiêu hóa một phần bị trào ngược lên cổ họng thì nó có thể gây ra vấn đề về tai, mũi và họng, bao gồm cả ung thư các xoang mặt.
Có rất nhiều yếu tố gây ung thư các xoang mặt, song điều quan trọng là phải loại trừ khả năng các thực phẩm cũng đóng vai trò gây hại trước khi xem xét dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Đồ uống
Không uống cà phê, bia, rượu vì chúng có thể làm cho dịch nhầy đặc lại, hơn nữa rượu được xem là một chất lợi tiểu, kích thích việc đào thải nước nên cơ thể thiếu nước, ảnh hưởng xấu đến việc đẩy dịch nhớt ứ đọng trong các xoang.
Đồ uống có cồn có thể làm mất nước trong cơ thể. Nếu buộc phải uống thì bạn chỉ nên uống 1-2 cốc thôi nhưng chúng vẫn có khả năng làm cho chất nhầy trong mũi bạn đặc lại và làm sưng màng ở mũi và các xoang.
Hơn nữa, việc sử dụng đồ uống có cồn sẽ gây ra trào ngược axít, gây kích thích dẫn đến ung thư xoang mặt.
Đồ uống có chứa cafein (cà phê): Giống như đồ uống có cồn, cafein là một chất lợi tiểu và góp phần khử nước ở màng mũi.
Cà phê cũng có tính a-xít và thường được coi là tác nhân gây ra chứng ợ nóng.
Không uống nước để trong tủ lạnh hay nước đá, vì sự khác biệt nhiệt độ sẽ là nguyên nhân tạo ra kích thích đối với niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp.
Hạn chế sử dụng sinh tố trái cây, nước ép trái cây vì đường và một số chất khác có thể làm mũi nhầy đặc lại.
Không sử dụng nước soda vì loại nước này không chỉ chứa cafein mà còn thường gây ra ợ nóng, dẫn đến trào ngược khí ra khỏi dạ dày, không tốt cho người bị xoang.
Một vài gợi ý nhỏ trên đây là những loại thức ăn, đồ uống mà bệnh nhân ung thư các xoang mặt không nên dùng vì chúng không lợi cho việc điều trị bệnh của bạn một chút nào.
Thái Thị Hậu
" alt=""/>Những thực phẩm nên tránh cho người ung thư các xoang mặtNhững tưởng bóng ma “de-peg” đã tạm thời lắng xuống, thế nhưng nó lại quay trở lại một lần nữa khi AUSD - stablecoin của hệ sinh thái Acala đang gặp sự cố tương tự.
Theo đó, trong sáng nay, một giao dịch bất thường đã xuất hiện trên mạng lưới của Acala. Thông tin ban đầu cho thấy đây nhiều khả năng là một vụ khai thác của các hacker nhắm vào lỗ hổng của hệ sinh thái này.
Trước những đồn đoán của người dùng, nhóm phát triển Acala sau đó cũng đã phải lên tiếng xác nhận trang twitter chính thức của mình.
“Chúng tôi vừa phát hiện lỗ hổng với giao thức Honzon gây ảnh hưởng đến đồng AUSD. Chúng tôi đã thông qua một đề xuất khẩn cấp để ngưng hoạt động Acala nhằm điều tra và xử lý sự cố. Chúng tôi sẽ nhanh chóng báo cáo về vụ việc sau khi mạng lưới trở lại hoạt động bình thường", Acala chia sẻ.
Ngay sau khi xuất hiện thông tin này, giá AUSD đã giảm mạnh, mất mốc 1 USD và có thời điểm tụt về 0,05 USD, tương đương mất 95% giá trị. Đây là một cú sốc khiến thị trường mã hóa ngay lập tức liên tưởng đến câu chuyện của LUNA trước kia.
Tính đến thời điểm hiện tại, có vẻ như nhóm phát triển Acala đã tạm thời kiểm soát được tình hình khi mức giá AUSD đã được đẩy về mức 0,8 USD. Mặc dù vậy, đồng stablecoin này hiện vẫn đang mất tới 20% giá trị.
Trước vụ việc này, trong năm 2022, có khoảng 5 vụ “de-peg” diễn ra. Lịch sử đã chứng minh, mỗi lần có một sự việc như vậy đều gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới cả thị trường tiền mã hóa. Do vậy, khi vụ việc tương tự với Acala xảy ra, cộng đồng tiền mã hóa lại lo sợ sẽ lại có một chuỗi domino sụp đổ liên hoàn như những gì đã từng xảy ra trước đó.
Với những người đang nắm giữ tiền mã hóa, cần hết sức thận trọng trong thời điểm nhạy cảm này. Đây là giai đoạn lòng tin của cả thị trường đang suy yếu. Bất cứ sự cố nào xảy ra cũng có thể gây tác động xấu và phản ánh trực tiếp lên giá của những đồng tiền mã hóa trên thị trường.
Trọng Đạt
" alt=""/>Bị hacker tấn công, Acala mất 95% giá trị và có thể trở thành LUNA mớiHợp tác để tạo ra một ASEAN số
Phát biểu khai mạc Tuần lễ Số Việt Nam, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, trong thế giới số, ảnh hưởng lẫn nhau sẽ lớn hơn, chúng ta sẽ phải học thêm để sống cùng nhau. Khả năng chung sống hoà bình cùng nhau là thước đo văn minh của nhân loại.
Một không gian sống mới, một môi trường sống mới sẽ cần đến những nguyên tắc mới, luật lệ mới, văn hoá mới. Cái mới thì không có ai đi trước để dạy bảo, mà chỉ còn cách là trao đổi và học hỏi lẫn nhau. Đó là lý do Tuần lễ Số Quốc tế đầu tiên có chủ đề: Đối tác toàn cầu vì một tương lai số bền vững.
5G là một cú huých lớn để nhân loại chuyển lên môi trường số. Di động và băng rộng vẫn là chủ đề chính của viễn thông. Công nghệ số muốn phát huy thì cần hạ tầng số, đó là 5G, là điện toán đám mây.
“Các nước ASEAN, từ năm 2019, đã tổ chức hội nghị thường niên về 5G. ASEAN cam kết đi cùng nhịp với thế giới về công nghệ mới. Không có lý do gì mà chúng ta lại đi sau. Cái mới luôn là cơ hội cho những nước đi sau vượt lên phía trước”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, hợp tác số giữa các nước ASEAN là để tạo ra một ASEAN số. Để thực hiện “One ASEAN” thì chuyển đổi số và hợp tác số là lời giải tốt nhất. Việt Nam mong muốn ký kết hợp tác đối tác số với các nước ASEAN và những quốc gia khác.
Kinh nghiệm phát triển công nghệ số của các quốc gia
Chia sẻ tại phiên khai mạc, Bộ trưởng Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào - Boviengkham Vongdara cho biết, công nghệ là một trong những nội dung hợp tác lâu dài giữa Lào và Việt Nam. Lào mong muốn học hỏi kinh nghiệm giúp Việt Nam đã đạt thành tựu về chuyển đổi số trong thời gian qua. Bộ trưởng Công nghệ và Truyền thông Lào cũng thông báo vào tháng 12 tới, nước bạn sẽ tổ chức Tuần lễ Số quốc gia Lào tại Thủ đô Vientiane nhằm thúc đẩy chuyển đổi số đất nước.
Phát biểu tại sự kiện, ông Jesus Lavina - Đại diện phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam cho biết, EU đang có những chính sách ưu tiên về chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Công nghệ số đã cho thấy vai trò quan trọng của mình trong đại dịch Covid-19. Nhiều công việc mới được tạo ra nhờ sự phát triển của công nghệ số.
Liên minh châu Âu đã đưa ra một chiến lược chung với tên gọi La bàn số. Đây là một khuôn khổ về chính sách mà thông qua đó EU sẽ thống nhất về một số mục tiêu và đưa ra công cụ, lộ trình để đạt được những mục tiêu đó.
EU muốn phát triển đội ngũ chuyên gia CNTT-TT khoảng 20 triệu người. Đồng thời, đặt mục tiêu 100% các dịch vụ y tế được cung cấp trực tuyến, trong đó y tế điện tử bao phủ 100% và tỷ lệ kinh tế số là 80%.
Theo ông Lee Byong Moog - Đại diện Bộ Khoa học & Truyền thông Hàn Quốc, từ năm 80 đến nay, chặng đường phát triển công nghệ số của Hàn Quốc được chia thành 5 giai đoạn. Hàn Quốc đang thúc đẩy việc xây dựng các mạng lưới siêu kết nối, nghiên cứu về 6G với tốc độ 1GB.
Nguồn lực đầu tư của Hàn Quốc dành cho ICT hiện chiếm tới 12,9 GDP. Xuất khẩu về ICT chiếm 34% và chi phí cho nghiên cứu phát triển chiếm 58%. Đây là những số liệu cho thấy mức độ quan tâm, đầu tư cho ngành công nghệ số và truyền thông của Hàn Quốc.
Tầm nhìn và hành động của Việt Nam về quốc gia số
Phát biểu tại Tuần lễ số Việt Nam, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng đã chia sẻ với bạn bè quốc tế các từ khóa quan trọng nhất về một quốc gia số, bao gồm Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Bên cạnh đó là tầm nhìn, hành động và đề xuất của Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, Chính phủ số cần đóng vai trò tiên phong trong quá trình chuyển đổi số của quốc gia, thúc đẩy kinh tế số, xã hội số.
Năm 2022, Việt Nam đã thông qua chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số. Đây là cách tiếp cận mới tạo nên sự tăng trưởng nhờ công nghệ số, trong đó dữ liệu số như là yếu tố đầu vào chính. Phát triển số được xác định là dòng chủ lưu để Việt Nam đạt được các mục tiêu trở thành nước phát triển, giúp người dân hạnh phúc hơn.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đưa ra đề xuất các nước hợp tác và cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm, đặc biệt là việc phát triển khung pháp lý, luật giao dịch điện tử, thuế, các giao dịch xuyên biên giới, các khuôn khổ sandbox dành cho dịch vụ mới... để hỗ trợ quá trình chuyển đổi số.
Việt Nam coi kỹ năng số là yếu tố quan trọng để khai phá thế giới số và đề xuất xây dựng khuôn khổ chung về kỹ năng số nhằm hỗ trợ quá trình di chuyển của lực lượng lao động giữa các quốc gia.
Việt Nam cam kết hỗ trợ, hoan nghênh những sáng kiến số được thực hiện thí điểm tại Việt Nam. Một lĩnh vực khác mà Việt Nam muốn hợp tác với các nước là an ninh mạng. Cần thành lập cơ chế chia sẻ thông tin về mối đe dọa giữa các quốc gia nhằm phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại, tạo nên không gian mạng an toàn hơn.
Việt Nam cũng muốn có sự hợp tác để đo lường đóng góp của kinh tế số trong GDP và so sánh quy mô nền kinh tế số của các nước với nhau. Việt Nam đã thí điểm đưa ra thước đo đóng góp của kinh tế số trong nền kinh tế, mong các nước chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực và tri thức để thành lập nhóm công tác chung về vấn đề này.
Trọng Đạt
" alt=""/>Khai mạc Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2022 hướng tới tương lai số bền vững