Ông nói với Tages-Anzeiger: “Lựa chọn Qatar là một sai lầm. Vào thời điểm đó BCH FIFA đã thống nhất chọn Nga đăng cai World Cup 2018 và Mỹ là World Cup 2022.
Đây sẽ là một cử chỉ hòa bình để 2 đất nước đối lập chính trị tổ chức 2 kỳ World Cup liên tiếp.
Qatar là nước quá nhỏ để có thể. Bóng đá và World Cup quá tầm với họ. Tôi chỉ có thể nhắc lại rằng, trao quyền đăng cai cho Qatar là sai lầm và tôi phải chịu trách nhiệm với tư cách là Chủ tịch FIFA lúc ấy”.
Blatter là vị Chủ tịch FIFA lâu đời nhất trước khi phải rời cương vị vì những lùm xùm liên quan đến tham nhũng và rửa tiền trong bóng đá. Ông hiện bị cấm tham gia các hoạt động của FIFA đến 2028.
World Cup 2022 chuẩn bị khởi tranh ở Qatar từ 20/11 đến 18/12. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử giải đấu được tổ chức vào mùa Đông khiến các CLB lo ngại hơn bình thường.
Mùa giải đang diễn ra và vào guồng, được dự báo sẽ có nhiều biến động cho các ‘ông lớn’ châu Âu sau khi các cầu thủ từ World Cup trở về. Nếu giải đấu diễn ra vào mùa hè như vốn có, các CLB có thể thực hiện việc mua sắm, chuẩn bị mùa giải dễ dàng hơn.
Xem ngay lịch thi đấu World Cup 2022 cập nhật mới nhất tại đây
" alt=""/>Sepp Blatter thừa nhận tổ chức World Cup ở Qatar là sai lầmNăm 1996, anh bỏ vào TP.HCM lang thang kiếm sống qua ngày rồi phiêu dạt vào Gia Lai năm 2009. Tại đây, anh gặp chị Trương Thị Huệ (SN 1991). Thấy anh chân chất, hiền lành lại chịu khó, bố mẹ chị Huệ đồng ý cho hai người nên duyên vợ chồng. Sau khi kết hôn, chị Huệ lần lượt sinh được 2 con là Đỗ Thành Lương (SN 2012) và Đỗ Thành Danh (SN 2013). Cuộc sống ngày càng khó khăn hơn khi anh Dưỡng sức khoẻ rất yếu, không thể lao động được.
Năm 2015, anh quyết định quay về Hải Dương tìm hy vọng thay đổi cuộc sống. Nào ngờ, anh tiếp tục nhận lấy những cay đắng khi gia đình không còn chút tài sản nào để lại cho mình. Vợ chồng, con cái đành đi thuê nhà ở, sống chật vật qua ngày.
Giữa thời điểm đầy khó khăn, năm 2017, anh Dưỡng đến bệnh viện khám bệnh, phát hiện bị suy thận. Sức khoẻ ngày càng suy giảm khiến anh không thể làm được việc gì nặng nhọc, chủ yếu đi thổi kèn đám ma quanh xã. Vợ anh làm lao động tự do, thu nhập hai vợ chồng tằn tiện mới đủ nuôi mấy miệng ăn.
Tai hoạ ập đến khi chị Huệ vào Gia Lai thăm bố mẹ đẻ, bất ngờ gặp tai nạn không qua khỏi. Chị được bệnh viện trả về vào ngày 16/4/2020. Nghe tin dữ, anh Dưỡng muốn vào Gia Lai với vợ ngay nhưng không còn nổi một xu. Đem chiếc xe máy cũ của vợ đi bán, người bán chỉ trả 1 triệu đồng. Người dân trong thôn thương xót, bảo nhau góp tiền để anh cùng các con có cơ hội nhìn mặt vợ lần cuối.
Khi vào tới nơi, chị Huệ đã chết lâm sàng rồi 1 tiếng sau, chị qua đời trong nỗi thương tiếc vô hạn của người thân. Ngồi bên bàn thờ vợ, người đàn ông ôm hai con nhỏ, không ngăn nổi những giọt nước mắt đau khổ cho số kiếp bạc bẽo của gia đình mình.
Cơn đói cồn cào của những đứa trẻ
Sau ngày vợ qua đời, anh Dưỡng một mình gắng sức chăm sóc các con. Căn bệnh suy thận của anh ngày càng trở nên trầm trọng, mỗi đêm anh chỉ ngủ được 2, 3 tiếng vì tiểu buốt. Tình hình dịch Covid-19 căng thẳng, công việc của anh cũng vì thế mà không thể tiếp tục. Mấy cha con lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn.
Biết được điều đó, chính quyền và người dân trong thôn cũng tìm cách giúp đỡ. Dẫu vậy, mọi sự hỗ trợ cũng chỉ được phần nào.
Những ngày hết gạo, cơn đói cồn cào kéo đến như muốn xé ruột những đứa trẻ ngây thơ. Thương con, anh Dương gõ cửa từng nhà người quen, bạn bè, hỏi vay chút tiền cầm cự. Đến nay, anh đã nợ hơn 30 triệu đồng, chưa biết khi nào mới trả nổi. Chưa kể, có những tháng anh cần đến 4 triệu đồng trả tiền thuốc điều trị suy thận.
![]() |
Các con của anh Dưỡng sống trong cảnh thiếu thốn trăm bề |
“Bác sĩ khuyên tôi nên đi bệnh viện điều trị sớm, nhưng tôi nghèo quá, tiền ăn còn không đủ, lấy đâu ra tiền chữa bệnh đây. Đành phó mặc cho số trời vậy. Tôi chỉ sợ nhỡ mình có mệnh hệ gì, các con chẳng còn chỗ dựa. Tiền nhà mỗi tháng hết 700 ngàn đồng, một tấc đất cắm dùi không có, rồi con sẽ sống ra sao", anh Dưỡng nghẹn ngào.
Chị Nguyễn Thị Luân, chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã kiêm trưởng thôn Tống Xá, xã Thanh Quang, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương chia sẻ: “Hoàn cảnh gia đình nhà anh Đỗ Văn Dưỡng thực sự vô cùng khó khăn. Cách đây gần một năm, vợ anh Dưỡng không may bị tai nạn giao thông qua đời. Hiện tại, ba bố con phải mượn căn nhà để ở.
Biết được hoàn cảnh, chính quyền xã cũng thường xuyên đến động viên, tặng quà những ngày lễ tết. Còn hai đứa con anh Dưỡng được xã tạo điều kiện miễm giảm học phí và tiền ăn nội trú”.
Trước đây, Lương và Danh học rất giỏi nhưng từ ngày mẹ mất, hai cháu học hành sa sút hẳn đi. Anh Dưỡng bỏ học từ sớm, không cách nào kèm cặp các con. Cuộc sống của 3 bố con cứ dần trôi vào bế tắc. Nhìn lên di ảnh mẹ, đôi mắt trẻ thơ thoáng đượm buồn. Tương lai hai đứa trẻ đang cần lắm sự giúp đỡ từ phía cộng đồng.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Thảo Cầm Viên còn được biết đến với tên gọi quen thuộc "Sở thú". Nơi đây trở thành khu bảo tồn, nhân giống, phát triển về động, thực vật. Đội ngũ cũng thực hiện cứu hộ động vật hoang dã, làm nền tảng để thực hiện tái thả về tự nhiên, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. Đây còn là trung tâm giáo dục dành cho các nhà khoa học, học sinh, sinh viên nghiên cứu và học tập. Từ lâu, Sở thú được xem như trung tâm văn hóa, vui chơi giải trí của người dân TP HCM và cả nước.
Năm 2014, nơi này được UBND TP HCM ký quyết định cho thuê đất với diện tích 158.117 m2 sử dụng vào mục đích công cộng theo chế độ trả tiền hàng năm, thời hạn 50 năm. Chi cục Thuế quận 1 đã thông báo tiền thuê đất trên toàn bộ diện tích kể trên, tổng số tiền mỗi năm là 163,3 tỷ đồng.
Nói với VnExpress, Giám đốc Vũ Thị Hương Giang cho biết Thảo Cầm Viên Sài Gòn là doanh nghiệp "không hoạt động vì mục đích lợi nhuận". Chức năng chính là quản lý vườn thú cổ 160 năm tuổi, chăm sóc gần 2.000 cá thể động vật và hơn 2.000 cá thể thực vật, trong đó có nhiều loại quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng.