
Gương mặt luôn tươi cười, cách nói chuyện cởi mở hào hứng, bác sĩ Hồ Minh Tuấn dễ gây thiện cảm ngay lần gặp đầu tiên. Anh chia sẻ, bản thân chọn ngành Y vì từ nhỏ đã có đam mê với nghề chữa bệnh cứu người, dù anh cũng hiểu được áp lực vô cùng lớn của nghề này. Với bác sĩ Tuấn, chuyện ra vào bệnh viện lúc nửa đêm về sáng là bình thường, còn việc đón giao thừa tại phòng cấp cứu thì nhiều tới mức chính anh cũng không nhớ hết.
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, rồi thạc sĩ Nội khoa, được đào tạo nâng cao tại Malaysia, Nhật Bản, BS. Hồ Minh Tuấn đang ở thời điểm chín muồi của kinh nghiệm cũng như sự nghiệp.
Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện uy tín, anh đã trực tiếp chữa trị cho hàng ngàn người bệnh, tham gia cứu sống nhiều trường hợp đã ngưng tim. “Cảm giác cứu sống bệnh nhân đã đặt một chân vào cửa tử đặc biệt lắm. Hạnh phúc và có cảm giác đó là món quà lớn nhất của nghề Y”, BS. Tuấn tâm sự.
![]() |
BS. Hồ Minh Tuấn - Trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện FV |
Sau nhiều năm công tác tại các bệnh viện chuyên về tim mạch, đầu năm 2021, BS. Tuấn gia nhập Bệnh viện FV với vai trò Trưởng khoa Tim mạch. Việc BS.Tuấn về đầu quân cho một bệnh viện đạt chuẩn JCI và sở hữu phòng Cathlab hiện đại như FV mang lại thêm nhiều cơ hội cho bệnh nhân tại đây.
“Tôi đang áp dụng kỹ thuật can thiệp nội mạch đối với các bệnh liên quan đến mạch máu và cấu trúc tim tại FV. Thay vì mổ hở, can thiệp nội mạch sử dụng kỹ thuật ít xâm lấn, không cần gây mê, mau hồi phục và giảm thiểu tối đa những nguy cơ mang lại”, BS. Tuấn nhấn mạnh. Theo anh, kỹ thuật can thiệp bệnh cấu trúc tim mới bắt đầu ở một vài bệnh viện lớn gần đây. Mục tiêu của anh khi áp dụng kỹ thuật này là để mang lại nhiều ích lợi hơn cho người bệnh.
BS. Tuấn khẳng định: “Năng lực điều trị bệnh tim mạch của Việt Nam không thua kém thế giới đâu, cái chúng ta thiếu chỉ là máy móc, phương tiện và nguồn tài chính phục vụ cho các công trình nghiên cứu mà thôi. Rất may mắn là tại FV, những hạn chế đó đã được khắc phục và những bác sĩ như tôi có thể toàn tâm toàn ý, không cần đắn đo khi cứu người”.
![]() |
BS. Hồ Minh Tuấn và êkip đang thực hiện thủ thuật tại Phòng Can Thiệp Tim Mạch (Cardiac Cathlab) |
Gia nhập FV vì “không phải đắn đo khi cứu người”
“Không cần đắn đo khi cứu người” cũng là một trong những lý do chính khiến BS. Hồ Minh Tuấn chọn FV làm bến đỗ quan trọng trong sự nghiệp. Anh chia sẻ: “20 năm làm nghề, tôi chưa từng thấy nơi nào áp dụng chính sách cấp cứu bệnh nhân tim mạch, ưu tiên cứu sống bệnh nhân trước, viện phí tính sau như FV”.
Bởi chi phí cho mỗi ca cấp cứu tim mạch có khi lên đến trăm triệu, vấn đề “ai chịu trách nhiệm” khi có tình huống phát sinh về khả năng chi trả luôn là bài toán nan giải và phức tạp. “Chính sách đầy nhân văn và tình người của FV không chỉ giúp được bệnh nhân mà còn giúp cả đội ngũ y bác sĩ chúng tôi cởi bỏ áp lực để toàn tâm toàn ý cứu người”, bác sĩ Tuấn nhấn mạnh.
Ngoài chính sách ý nghĩa nói trên, BS. Tuấn còn rất phấn khởi với chương trình “70 phút vàng” đang áp dụng tại FV. Theo đó, mục tiêu của FV là rút ngắn thời gian để tái tạo dòng máu nuôi tim trong các ca cấp cứu là trong vòng 70 phút. Anh nhắn nhủ: “Thời gian vàng trong cấp cứu tim mạch rất quan trọng. Đừng bỏ lỡ giờ vàng khi cấp cứu người bệnh tim mạch. Càng để lâu thì càng gây ra các biến chứng lâu dài cho tim và đáng tiếc hơn là bệnh nhân sẽ tử vong. Hãy đưa ngay đến bệnh viện có khoa tim mạch gần nhất và đừng tự ý cho sử dụng thuốc theo kinh nghiệm”.
BS. Hồ Minh Tuấn từng tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, có học vị Thạc sĩ Nội khoa, từng được đào tạo nâng cao về tim mạch can thiệp tại Viện Jantung Negara, Malaysia và Bệnh viện Saiseikai Yokohama, Nhật Bản. Anh từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như bác sĩ điều trị cấp cao tại Viện Tim TP.HCM, trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Tim Tâm Đức. Từ năm 2021, ThS.BS Hồ Minh Tuấn chính thức làm việc tại Bệnh viện FV trên cương vị Trưởng khoa Tim mạch. Khoa Tim mạch, Bệnh viện FV Số 6 Nguyễn Lương Bằng, P. Tân Phú, Quận 7, TP.HCM Hotline: (028) 5411 3467 - 028 5411 3333 Website: https://www.fvhospital.com/ |
Bắc Linh
" alt=""/>Bệnh viện FV: 'Cứu chữa bệnh nhân là món quà lớn nhất'Tuy nhiên, bác sĩ Khanh cho rằng, nếu F5 nằm trong khu phong tỏa thì không đáng lo ngại. Những người trong khu phong tỏa nên thực hiện đúng hướng dẫn phòng tránh dịch của Bộ Y tế, vì có thể sẽ mở rộng lấy thêm xét nghiệm.
Người nào đã đến khu phong tỏa nên tự đánh giá thời gian mình đến đó có nguy cơ bị virus tấn công không. Bởi, F5 dương tính thì virus đã ở đó đủ lâu rồi, nên khai báo y tế đúng.
![]() |
Lực lượng chức năng TP.HCM đang phun khử khuẩn khu vực có bệnh nhân Covid-19. Ảnh: B.T. |
"Nếu F5 không nằm trong khu phong tỏa, sau khi phát hiện một F0 bên ngoài truy ngược lại biết nằm trong chuỗi F4, F3, F2, F1, F0 thì đáng lo, nhưng vẫn còn may. Điều này cho biết những F4, F3, F2, F1 đã là cầu nối đưa virus tỏa đi nhiều hướng.
Do đó, mỗi người dân cũng nên kiểm lại mình đã đi đâu, đến đâu, có lúc nào đến nơi nguy cơ mà không thực hiện 5K không. Nếu có nên theo dõi sức khỏe và tiếp tục thực hiện quy tắc 5K, theo dõi thông tin từ ngành y tế và hợp tác nếu bản thân nằm trong chuỗi cần cách ly.
Nếu một người khỏe mạnh, ít bệnh mà mắc bệnh về đường hô hấp thì nên tìm đến nơi có khả năng chẩn đoán Covid-9 gần nhất và càng sớm càng tốt. Nếu trong nhà có từ 2 người bệnh hô hấp trở lên cũng nên làm điều tương tự”, bác sĩ Khanh lưu ý.
Tính đến sáng ngày 8/6, TP.HCM có 732 bệnh nhân Covid-19, có 268 ca điều trị khỏi, 463 ca đang điều trị.
Hiện thành phố đang tiếp tục điều tra truy vết các trường hợp nhiễm mới, khoanh vùng, phong tỏa tạm thời các địa điểm liên quan đến các ca nhiễm Covid-19.
HCDC khuyến cáo, tình hình dịch tại thành phố đang diễn biến khó lường, nhưng người dân không nên hoang mang, lo lắng. Chúng ta cần trung thực khai báo y tế khi đi khám bệnh, tuân thủ quy định tại nhà, cách ly tập trung và luôn nhớ thực hiện quy tắc 5K của Bộ Y tế.
Tú Anh
Nhận định khu dân cư Mả Lạng có lối đi nhỏ hẹp, các hộ gia đình tiếp xúc nhiều, ngành y tế TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm nCoV lần thứ 2 thì phát hiện thêm 4 người dương tính.
" alt=""/>Một người F5 ở TP.HCM dương tính với CovidViệt Nam là một trong các nền kinh tế Internet hấp dẫn nhất Đông Nam Á. Theo báo cáo “Kinh tế số Đông Nam Á” mới nhất của Google, Temasek và Bain & Co, nền kinh tế số Việt Nam có thể tăng trưởng 175% vào năm 2025 để trở thành người chơi lớn thứ hai khu vực, chỉ sau Indonesia, với tổng giá trị (GMV) đạt 57 triệu USD.
Trong đó, thương mại điện tử đóng góp lớn cho kinh tế số. Báo cáo chỉ ra, GMV thương mại điện tử tăng từ 8 tỷ USD lên 13 tỷ USD năm 2021. Nguyên nhân đứng sau tăng trưởng này có thể là do lượng người dùng Internet mới. Trong nửa đầu năm nay, Việt Nam có thêm 8 triệu người dùng kỹ thuật số, những người chi tiền cho bất kỳ loại hình dịch vụ trực tuyến nào.
Tuy nhiên, thị trường thương mại điện tử trong nước đang do hai công ty nước ngoài dẫn đầu, đó là Shopee của Sea và Lazada của Alibaba. Xét về lưu lượng truy cập, Shopee và Lazada chiếm hai vị trí đầu bảng, tiếp đến là Tiki và Sendo, theo iPrice Insights. Thành công của hai “ông lớn” này đặt ra câu hỏi liệu các đối thủ nội có đủ sức cạnh tranh ngay trên sân nhà hay không?
Theo Roshan Raj Behera, đối tác tại hãng nghiên cứu RedSeer, Shopee và Lazada có lợi thế về nguồn sản phẩm, quan hệ đối tác, logistics, người bán hàng, tiếp thị, dịch vụ khách hàng… Một nghiên cứu do hãng Decision Lab thực hiện cho thấy, khoảng 51% người tiêu dùng Việt cho biết, Shopee là nền tảng yêu thích khi mua sắm trực tuyến. Lazada xếp thứ hai với 18%, Facebook 8%, Tiki 7% và Sendo 3%.
Shopee còn là nền tảng “phải ghé” với 73% người dùng sống ngoài các thành phố lớn, tiếp đó là Lazada (48%), Facebook, Tiki và Sendo. Bên cạnh đó, hơn 70% người dùng trẻ - hay Gen Z – đánh giá Shopee là nền tảng thương mại điện tử tốt nhất, vẫn theo báo cáo của Decision Lab.
Ông Behera cho rằng, Shopee đạt thành tích này nhờ hàng hóa phong phú và hỗ trợ miễn phí vận chuyển. Ngoài ra, mô hình kinh doanh của nền tảng còn kết hợp giữa B2C và C2C.
Dù vậy, các chuyên gia dự đoán cuộc chiến giành thị phần trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn sẽ khốc liệt, kéo theo lượng tiền lớn đổ vào lĩnh vực này. Chẳng hạn, Tiki vừa nhận khoản đầu tư 258 triệu USD từ AIA vào tháng 11. Sendo cũng gọi vốn thành công trong vòng Series D tháng 7/2020. Society Pass vừa “lên sàn” Nasdaq Mỹ hôm 9/11 và huy động được 28 triệu USD trong màn ra mắt của mình.
Valerie Vu, Giám đốc công ty đầu tư mạo hiểm Venture Capital thị trường Việt Nam, nhận định, để cạnh tranh trước đối thủ ngoại, người chơi nội phải đầu tư cải thiện hệ sinh thái và củng cố quan hệ đối tác với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán.
Trả lời KrAsia, bà nói: “Trong tương lai gần, tôi dự đoán các nền tảng thương mại điện tử Việt sẽ đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng để tạo ra chuỗi cung ứng hiệu quả về chi phí và tinh gọn, rút ngắn thời gian giao hàng, đặc biệt với sự trỗi dậy của mô hình cung cấp dịch vụ logistics bên thứ tư và hệ thống logistic micro-fulfillment”.
Bà cũng khuyên công ty trong nước nên mở rộng sang các ngành dọc, chẳng hạn giao thực phẩm tươi sống hay phân phối dược phẩm. Tiki đang đi theo hướng này khi tích hợp vài ứng dụng khác như Infina, Ezin vào nền tảng để trở thành một siêu ứng dụng. Tiki còn vận hành dịch vụ giao đồ ăn TikiNgon với tăng trưởng 2.000%/năm. Tất cả những dịch vụ đó đã mang lại tăng trưởng hai chữ số cho Tiki trong hai năm qua.
Theo ông Behera, người chơi nội địa cần tận dụng cơ hội kinh doanh tốt hơn từ thương mại cộng đồng. Tương tác một – một trên các nền tảng mạng xã hội giúp tạo dựng lòng tin với những người mới mua hàng qua mạng lần đầu. Theo Bloomberg, thương mại cộng đồng chiếm hơn 65% kinh tế bán lẻ trực tuyến trị giá 22 tỷ USD tại Việt Nam. Các nền tảng thương mại điện tử có thể cung cấp hệ sinh thái mua sắm tốt hơn so với các đối thủ như Facebook.
“Nền tảng chính thống đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, logistics, thanh toán cũng như dịch vụ khách hàng”, ông chia sẻ. Ngoài ra, ông tin “chỉ là vấn đề thời gian” trước khi người chơi nội điều chỉnh và hoàn thiện phương pháp tiếp cận để gia tăng cơ hội thị trường.
Du Lam (Theo Kr-Asia)
Sàn thương mại điện tử Vỏ Sò là đại diện duy nhất của Việt Nam được trao giải thưởng CNTT châu Á - Thái Bình Dương 2020 - 2021 (giải thưởng APICTA), ở hạng mục “Tiêu dùng - Bán lẻ và phân phối”.
" alt=""/>Cơ hội của sàn thương mại điện tử nội trước Shopee, Lazada