Những chiếc iPhone trưng bày được cài phần mềm đặc biệt chỉ cho phép máy hoạt động nếu nằm trong cửa hàng. Ảnh: PCMag.
Trong suốt một thập kỷ qua, Apple đã kiểm soát các sản phẩm trưng bày tại cửa hàng hiệu quả đến mức kẻ trộm chỉ có thể kiếm tiền từ việc bán các linh kiện trong thiết bị. Nếu bị đánh cắp khỏi cửa hàng, những chiếc iPhone trưng bày sẽ liên tục kêu to và không thể tắt nguồn nếu bị rút cáp kết nối.
Tuy nhiên, vẫn có những chiếc máy Apple sản xuất cho mục đích trưng bày tại các hệ thống bán lẻ bằng cách nào đó đã được tuồn ra ngoài và đưa về một số cửa hàng.
Khi mua những thiết bị như vậy, người dùng trước khi trả tiền cần mở khoá thiết bị bằng mật mã từ người bán và cẩn thận kiểm tra Activation Lock (bước đăng nhập iCloud khi kích hoạt iPhone).
Thêm vào đó, nếu cầm trên tay một chiếc iPhone trưng bày ngoài cửa hàng, nó sẽ liên tục thông báo yêu cầu người giữ máy hoàn trả sản phẩm cho Apple Store.
“Thiết bị này đã bị vô hiệu hoá và đang bị theo dõi. Những nhà chức trách sẽ được thông báo về điều này”, dòng thông báo xuất hiện trên những chiếc iPhone bị đánh cắp cho biết.
![]() |
Dòng thông báo trên chiếc iPhone bị cướp khỏi Apple Store. Ảnh: Twitter. |
Cuối tuần qua, nhiều thành phố tại Mỹ diễn ra những cuộc biểu tình sau cái chết của người đàn ông da đen tên George Floyd. Những cuộc biểu tình trải dài trên ít nhất 30 thành phố tại Mỹ, sau đó nhanh chóng biến thành bạo loạn. Những người quá khích đã lợi dụng tình hình hỗn loạn để đập phá, trộm đồ tại cửa hàng các thương hiệu lớn, trong đó có Apple Store.
Những kẻ lợi dụng đã gây nhiều thiệt hại cho các cửa hàng Apple. Tại Portland, một số người đã đập vỡ cửa kính cao 9 m, lao vào trong để trộm hàng loạt sản phẩm Apple, bao gồm những thiết bị trưng bày trên bàn như iPhone, iPad và một số phụ kiện. Còn ở Minneapolis, một Apple Store cũng bị phá hoại, chỉ còn những dãy bàn trống trơn, lật nhào và bình chữa cháy.
Theo nguồn tin của AppleInsider, tình trạng hỗn loạn tại Georgia đã buộc chính quyền bang này yêu cầu đóng cửa toàn bộ Apple Store, các nhân viên đã dọn dẹp hàng ngay trong đêm để tránh trộm cắp.
Theo Zing
Việc trang bị công nghệ cảm biến vân tay dưới màn hình đã phổ biến trên các smartphone Android trong hơn 1 năm. Và bây giờ, có thể Apple cảm thấy cần phải có cho iPhone mới.
" alt=""/>Apple khiến những kẻ cướp iPhone 'bẽ bàng' ra sao?Face ID thực sự là một cuộc cách mạng của Apple trong lĩnh vực xác thực sinh trắc học. Tuy nhiên, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và mọi người phải sử dụng khẩu trang, Apple đã buộc phải thay đổi cách thức mở khóa qua một số bản cập nhật iOS. Thực tế, tính năng mở khóa bằng nhận diện khuôn mặt vẫn kém hơn giải pháp dùng vân tay khi người dùng phải đeo khẩu trang.
Theo các báo cáo gần đây, iPhone 12 sẽ là flagship đầu tiên của Apple được trang bị cảm biến vân tay dưới màn hình. Tuy nhiên, Apple sẽ không chỉ đơn giản là sao chép giải pháp của Android. Nhưng báo cáo cũng không cho biết những giải pháp cụ thể của cảm biến vân tay dưới màn hình mà Apple mang lại, dù tiết lộ Táo khuyết đã nghiên cứu nó trong 6 năm qua.
Báo cáo chỉ ra rằng, lý do Apple trang bị cảm biến vân tay dưới màn hình cho iPhone là nhiều hơn thế. Tính năng này được cho là để tạo ra trải nghiệm nhất quán cho Apple Card trong tương lai.
Apple Card cũng sẽ đi kèm với một mô-đun xác minh dấu vân tay. Nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng ở Trung Quốc và Pháp rất quan tâm đến loại thẻ ngân hàng này với tính năng xác minh sinh trắc học.
Tất nhiên, không có sự xung đột giữa cảm biến vân tay và Face ID. Điều này có nghĩa là cả 2 tính năng này có thể cùng tồn tại trên iPhone 12. Tuy nhiên, để giảm bớt chi phí, Apple có thể loại bỏ Face ID.
Cuối cùng, đây vẫn chỉ là tin đồn và chưa có xác nhận nào từ Táo khuyết.
Hải Nguyên (theo Mydrivers)
Khách hàng mua iPhone 12 có thể không nhận được tai nghe EarPods kèm hộp. Điều này được cho là nằm trong chiến lược kinh doanh mới của Apple.
" alt=""/>iPhone 12 sẽ có cảm biến vân tay dưới màn hình, tăng cường cho Apple CardCác nguồn tin thân cận với vấn đề này tiết lộ rằng, Huawei đang tìm hiểu xem có nên sử dụng các công nghệ của Mỹ chống lại các đối tác trong chuỗi cung ứng của mình hay không. Hiện tại Mỹ đã thi hành các lệnh trừng phạt nhằm nhắm vào công nghệ của nước này đang được sử dụng bởi các công ty nước ngoài như TSMC. Điều này đã khiến nguồn cung của Huawei bị cắt đứt. Vì vậy, nhà cung cấp điện thoại thông minh Huawei đang kiểm tra để xác nhận xem công nghệ Mỹ có thực sự được sử dụng trong thiết bị bán dẫn của họ hay không.
Hơn nữa, Huawei cũng đang có các cuộc viếng thăm các công ty bán dẫn khác nhau ở Hàn Quốc. Các nhà sản xuất này có khả năng đóng vai trò thay thế trong chuỗi cung ứng của mình. Mặc dù vậy chi tiết về các chuyến thăm này hiện chưa rõ. Tuy nhiên, thời điểm này cho thấy các cuộc đàm phán đã diễn ra cho một thỏa thuận mới.
Hiện tại, Huawei đã có một kho chip khổng lồ mà có thể sẽ sử dụng đến 2 năm. Nhưng công ty cũng đang đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp bán dẫn, thậm chí còn khuyến khích các công ty Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn nhằm cạnh tranh với Mỹ. Lĩnh vực bán dẫn là không thể thiếu đối với các sản phẩm và dịch vụ của Huawei. Vì vậy trong khi các lệnh trừng phạt của Mỹ cản trở hoạt động của công ty, công ty phải tích cực làm việc để giải quyết vấn đề này.
Phan Văn Hoà (Theo Gizmochina)
Theo Nikkei, Huawei đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhà sản xuất chip di động đối thủ để chống chọi trước lệnh cấm mới đây của Mỹ nhằm vào công ty này.
" alt=""/>Huawei có thể sử dụng chất bán dẫn từ các nhà sản xuất Hàn Quốc để thay thế Mỹ