Tuổi thơ của NSND Tự Long cũng nghịch ngợm như bao đứa trẻ khác. Tự Long nghịch và thèm đi chơi tới độ, chú của anh đã phải xích lại, không cho đi vì cứ ra ngoài là "có chuyện", ngày nào không thấy hàng xóm tới nhà kiện vì sự nghịch ngợm của Tự Long, ngày đó là ngày "không bình thường".
"Đó là tuổi thơ khá buồn với tôi. Chính vì bố mẹ đi theo nghệ thuật nên từ 9 tháng tuổi đã sống cùng bà, cho tới năm 15 tuổi. Nhà nghèo lắm, bà đi chợ, tôi cứ đứng ở đầu làng ngóng bà về. Đúng là chỉ có những người trải qua tuổi thơ thiếu thốn mới hiểu được câu 'Ngóng mẹ về chợ' nó ý nghĩa như thế nào'. Tôi nhớ rất rõ hình ảnh nhà dột, các chậu thau đồng bà đem ra hứng những đêm mưa. Đình màn căng lớp áo mưa, khi nào nhiều nước lại lấy cái gậy chọc cho nó chảy xuống thau đồng. Nhà bên cạnh cháy, bà hai tay hai đứa cháu ôm chạy ra ngoài, ngã mất mồm mất miệng. Bà đã mất từ năm 2012, nhưng như lời hứa, tôi đã làm cho bà căn nhà gỗ 5 gian, có ô tô để đưa bà đi chơi, mua được sập gụ để bà nằm", NSND Tự Long xúc động kể về tuổi thơ coi bà như mẹ.
Sinh ra trong gia đình Quan họ, nhưng NSND Tự Long lại theo Chèo. Nói về cơ duyên này, NSND Tự Long chia sẻ: "Mỗi lần lên chơi với bố, được giao lưu với các cô chú ở đoàn Chèo Hà Bắc, thấy cô chú tập Lý trưởng mẹ đốp,... tôi nghe say mê. Về tới nhà,tôi lại diễn lại cho các bạn xem, nó ngấm vào máu tôi lúc nào không hay. Tôi theo nghệ thuật bố mẹ còn cấm vì nghề "vắt chanh bỏ vỏ". Gia đình bảo đi học Trung cấp xây dựng để xuất khẩu lao động. Bằng tốt nghiệp đầu tiên trong đời là thợ bậc 3/7, nghề mộc dân dụng. Nhưng mà chờ mãi chẳng được gọi đi xuất khẩu lao động nên ông chú thấy chơi rảnh quá bảo lên đoàn Chèo Bắc Giang đi học. Lên đó tôi học Trung cấp Nghệ thuật của tình. Sau đó tôi ra Thủ đô học Trung cấp Chèo của trường Sân khấu điện ảnh".
Nếu như những câu chuyện tuổi thơ cho thấy niềm đam mê ngấm vào máu thịt với nghệ thuật nói chung, sân khấu chèo nói riêng thì sự xuất hiện của NSND Đoàn Thanh Bình - cô giáo của Tự Long những ngày học trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội lại cho thấy tài năng nổi trội “thò ra ngón nào bị học hết ngón đó” của anh.
NSND cũng tiết lộ, tuy công việc của một nghệ sĩ, lại làm công tác quản lý - Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội rất bận rộn nhưng thời gian rảnh, anh hạnh phúc vì nấu ăn cho vợ, các con và đặc biệt là các Táo. "Tôi nấu được món cá rán dứa, trám kho má lợn, kho cá, thịt kho tàu, thịt nấu đông, dưa muối, sườn chua ngọt...", NSND Tự Long chia sẻ.
Ở tuổi gần 50, NSND Tự Long chỉ mong muốn có sự ổn định. Nam nghệ sĩ bảo, chỉ có ổn định mới mang lại sự bình yên.
" alt=""/>Tuổi thơ 'dữ dội' của NSND Tự LongTheo ông Nam, so với dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể lần thứ nhất, bản dự thảo lần hai đang được lấy ý kiến có khá nhiều nội dung tiến bộ rõ rệt.
![]() |
TS Lương Hoài Nam |
"Rõ ràng là cơ quan soạn thảo đã có nhiều nỗ lực đáng được ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, cá nhân tôi và một số người khác vẫn kỳ vọng có thêm một số nội dung đổi mới giáo dục mang tính đột phá, đúng với tinh thần “đổi mới căn bản, toàn diện” theo Nghị quyết 29" - ông Nam bày tỏ.
6 cụm đề xuất
Là người từng tham gia góp ý cho các dự thảo, lần mới nhất này ông góp ý những gì?
- Các đề xuất của tôi có thể tóm tắt vào 6 cụm.
Thứ nhất,đảm bảo tính tương thích cao nhất và hiện thực hóa việc phân luồng giáo dục phù hợp với Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về phân loại giáo dục (ISCED) của UNESCO.
Việc phân luồng giáo dục nên bắt đầu từ THCS.
Cần nêu rõ các luồng giáo dục (trước mắt tôi đề nghị có 2 luồng là “Hàn lâm” và “Kỹ thuật”, theo luồng nào cũng lên được đại học và trên đại học), sự liên thông giữa các luồng. Chú trọng luồng Kỹ thuật, tăng cường giáo dục STEM và Công nghiệp 4.0 ở các cấp THCS và THPT.
Thứ hai,đảm bảo tính tương thích, liên thông cao nhất có thể được với các hệ thống giáo dục tiên tiến trên thế giới.
Thứ ba,quy định tiếng Anh là Ngoại ngữ thứ nhất (bắt buộc) ở cả 3 cấp học.
Từ THPT cho phép dạy một số môn tự nhiên, xã hội trực tiếp bằng tiếng Anh. Từ THCS, học sinh được phép chọn học thêm các ngoại ngữ khác theo nguyện vọng cá nhân.
Thứ tư,tổng số môn học ở THCS và THPT không nên quá 8 môn, trong đó số lượng các môn học nhà nước quy định bắt buộc không nên quá 5 môn, các môn học theo năng khiếu cá nhân và nhu cầu hướng nghiệp của mỗi học sinh nên để là các môn tự chọn. Tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài lớp học, các hoạt động nâng cao thể lực.
Thứ năm,có lộ trình từng bước phân cấp tự chủ chương trình giáo dục cho địa phương, nhà trường.
Và cuối cùnglà tăng cường sự tương tác giữa nhà trường và gia đình trong các hoạt động giáo dục; nâng cao vai trò của phụ huynh; tăng cường tham vấn với các tổ chức, các nhà hoạt động xã hội, khoa học – công nghệ, sản xuất, kinh doanh...
Tại sao ông lại cho rằng nên phân luồng từ THCS?
- Tôi không cho rằng chúng ta có thể tăng cường giáo dục STEM và Công nghiệp 4.0 nếu tiếp tục cào bằng chương trình giáo dục cho mọi học sinh đến tận hết lớp 9.
Nếu không phân luồng mà bắt mọi học sinh phải học 11 môn học ở cấp THCS, tôi không nghĩ là các trường sẽ có đủ không gian, thời gian và nguồn lực để hình thành hệ sinh thái STEM trong nhà trường.
Không phải học sinh nào cũng cần phải học sâu về STEM, nhưng những học sinh học sâu về STEM thì cần phải học sớm thì mới đạt chất lượng.
Việc phân luồng giáo dục thông qua chọn lựa các môn học ngay trong cùng một trường là để đạt được điều đó.
![]() |
"Cách dạy, kiểm tra và thi theo sách giáo khoa tôi cho là không phù hợp..." (Ảnh: Đinh Quang Tuấn) |
Để tránh hiểu nhầm, tôi không khuyến cáo phân luồng giáo dục thông qua cách tổ chức nhiều hệ trường phổ thông khác nhau (như ở Đức), mà thông qua chọn các môn học ngay trong một trường như cách làm phổ biến ở nhiều nước (như ở Singapore).
Còn về vấn đề tự chủ thì sao, thưa ông? Con số “trước mắt cho phép các địa phương, nhà trường được quyết định 20% chương trình giáo dục theo chiến lược và điều kiện của địa phương, nhà trường” ông đưa ra trên căn cứ nào?
- Tôi không nghĩ việc tất cả các trường ở cả 63 tỉnh thành “đồng phục” một chương trình giáo dục giống nhau là cách làm tốt.
Các địa phương có các nhu cầu, điều kiện rất khác nhau, hãy cho họ một mức độ tự chủ nhất định.
Theo dự thảo, mức độ tự chủ chương trình giáo dục với thời lượng 2 tuần trong 37 tuần mới chỉ được 5%, tôi cho là còn thấp. Ở Pháp là 20%.
Tôi cũng cho rằng các trường tư thục nên được quyền tự chủ chương trình giáo dục.
Trên thực tế, ở Việt Nam đã và đang có các trường dạy theo chương trình giáo dục quốc tế (Anh, Mỹ, Úc…), nhưng chủ yếu cho học sinh nước ngoài và một ít con em các gia đình có điều kiện.
Nên mở rộng thực tiễn này để nhiều học sinh nước ta được tiếp cận các chương trình giáo dục tốt.
Một vấn đề nữa được tranh luận nhiều, đó là tư duy phản biện, sáng tạo cần được nhấn mạnh như những thành tố của triết lý giáo dục.
Cách dạy, kiểm tra và thi theo sách giáo khoa tôi cho là không phù hợp. Để đi từ A đến B, sách giáo khoa chỉ nêu ra một con đường, nhưng trong cuộc sống lại thường có rất nhiều con đường.
Năng lực phản biện, sáng tạo của học sinh đòi hỏi phải thoát khỏi khuôn khổ của sách giáo khoa và cách dạy theo kiểu truyền đạt một chiều từ thầy cô giáo đến học sinh.
Những con người ở “đầu ra” của nền giáo dục dựa trên sách giáo khoa và cách dạy theo kiểu truyền đạt kiến thức một chiều khó có cơ hội trở thành “Con người sáng tạo”, “Con người Công nghiệp 4.0”.
Chúng ta đang "mắc kẹt" do cách tiếp cận
Đã hơn một tháng quan sát những ý kiến đóng góp cho dự thảo chương trình mới, ông nhận thấy điều gì?
- Những người góp ý cho dự thảo đang chia thành hai “phe”: “phe” những người cho rằng mức độ đổi mới chương trình giáo dục như theo dự thảo chưa đủ nhiều, chưa “căn bản”, “toàn diện” như kỳ vọng, và “phe” những người cho rằng đổi mới chương trình giáo dục như theo dự thảo là quá nhiều, không thể làm nổi.
Những người thuộc “phe” đầu so sánh dự thảo với các hệ thống giáo dục tốt hơn trên thế giới.
Những người thuộc “phe” sau lại đối chiếu dự thảo với các điều kiện hiện tại về cơ sở vật chất nhà trường, trình độ của giáo viên...
![]() |
"Nên để học sinh tự tin với những lĩnh vực kiến thức phù hợp với học sinh..." (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Theo tôi, việc “mắc kẹt” này là do cách tiếp cận.
Đổi mới chương trình giáo dục hay đổi mới bất kỳ cái gì cũng cần một “lộ trình” với những mục tiêu trước mắt và biện pháp trước mắt, những mục tiêu trung hạn và các biện pháp trung hạn, những mục tiêu dài hạn và các biện pháp dài hạn. Làm như thế mới khả thi, hiệu quả.
Tôi lấy ví dụ đề án đổi mới giáo dục phổ thông Malaysia giai đoạn 2013-2025. Họ xác định “11 Trụ cột đổi mới (11 Shifts)”, phân kỳ làm “3 Làn sóng (3 Waves)”.
Họ bắt đầu thực hiện đề án này từ năm 2013, nhưng theo đề án của họ thì năm nay (2017) họ mới thay đổi chương trình giáo dục tiểu học, trung học.
Tôi cũng có cảm giác là dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thểđang tính đến quyền lợi của người dạy hơn là quyền lợi của người học.
Ví dụ như chuyện phân luồng. Hiếm học sinh nào có thể học giỏi tất cả các môn có trong chương trình.
Bắt học sinh học 11 môn học trong chương trình THCS làm cho các em mất điều kiện tập trung học sâu hơn các môn học năng khiếu và hướng nghiệp.
Ngoài ra, tôi e rằng việc bắt học sinh học những môn học mà kiểu gì học sinh cũng học kém (do tố chất của mỗi em) còn có nguy cơ làm cho học sinh mất tự tin với bạn bè, thầy cô.
Nên để học sinh tự tin với những lĩnh vực kiến thức phù hợp với học sinh, hơn là để học sinh "nhụt chí" vì kết quả học một số môn mà học sinh không kiểu gì học giỏi được. Hiếm ai học giỏi được mọi kiến thức.
So với lần góp ý cho dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể lần thứ nhất, tôi rút lại đề xuất thay đổi cấu trúc hệ thống giáo dục phổ thông từ “5 + 4 + 3” hiện nay thành “6 + 3 + 3” (tiểu học 6 năm, THCS 3 năm và THPT 3 năm)." alt=""/>Đổi mới giáo dục vì quyền lợi của ai?
Người đầu tiên trong 5 "Kỳ nữ" qua đời là cố NSƯT, "Nữ hoàng sân khấu" Thanh Nga. Người thứ hai vừa mất cách đây không lâu: minh tinh Thẩm Thúy Hằng. Trong khi đó, Kim Cương vẫn sống trong ngôi nhà cũ ở TP.HCM còn Kiều Chinh định cư Mỹ. ![]() Tôi đã hiến xác cho y học - Khán giả luôn ca tụng về giai thoại 5 "Kỳ nữ" của Sài Gòn xưa nhưng Mộng Tuyền dường như ít được quan tâm hơn so với Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga, Kim Cương và Kiều Chinh, bà nghĩ sao? Tôi không buồn, điều đó hợp lý mà! Tôi vào nghề sớm, cống hiến và đoạt nhiều giải thưởng từ trẻ, có lẽ đã làm tròn trách nhiệm với nghề. Năm 1983 đoạt giải Bông Sen Vàng, một năm sau đó tôi đã rời Việt Nam. Vì thế, nhiều người bây giờ không còn nhớ Mộng Tuyền là ai cũng đúng. Một nghệ sĩ không còn cống hiến cho nghề vẫn muốn người ta nhớ, quan tâm đến mình thì không hợp lý. - Nghe nói bà định cư Pháp, lần về Việt Nam này nhằm tham gia dự án nào? Tôi từng mở một cửa hàng bán quần áo và quà lưu niệm để sống ở Pháp trong khoảng 20 năm. Sau đó, tôi sang Úc sống cùng các em, thường xuyên về Việt Nam. Tôi về Việt Nam tổng cộng 68 lần. Lần nào về, tôi cũng đến những vùng sâu, vùng xa hát phục vụ bà con và lấy tiền túi gửi họ. Cuộc sống bình yên, không quá bận rộn. Nhận ra không nơi đâu bằng quê nhà, tôi đã bán nhà ở Pháp. Hiện tại, tôi dọn hẳn về Việt Nam sống hết quãng đời ngắn ngủi còn lại. Tôi chỉ giữ lại quốc tịch Pháp vì biết ơn quốc gia đã cưu mang, dạy tôi nhiều điều trong cuộc sống. - Cuộc sống của bà ở Việt Nam thế nào? Tôi sống một mình cùng một cô giúp việc. Cuộc sống rất bình thường, không giàu cũng không nghèo, chỉ đủ cơm no áo ấm. Tôi có một khách sạn nho nhỏ cho người ta thuê làm. Tôi tập thể dục thể dục mỗi ngày, thích tự mình đi chợ, nấu ăn. Tôi quan tâm các tiểu thương nghèo, nếu ai khó khăn sẽ cho họ một ít tiền vốn để buôn bán. Thỉnh thoảng, tôi có gặp gỡ đồng nghiệp trong các buổi họp mặt. Ai gọi điện hỏi thăm tôi sẽ quan tâm lại họ. Tôi thường tìm các nghệ sĩ cải lương nghèo khó để giúp đỡ họ. Ơn Chúa, sức khỏe tôi vẫn tốt. Kết quả khám sức khỏe của tôi không đường máu, mỡ máu gì cả, tim gan đều ổn. Tôi đang bị cảm lạnh do hôm rồi tắm sớm lúc 4 giờ sáng ở Đà Lạt. Tuổi 75 vẫn vô tư vậy đó.
Nhan sắc "Hoa hậu cải lương Sài Gòn" một thuở. - Tuổi 75 sống một mình, ngộ nhỡ bà có chuyện gì xảy ra...? Tuổi này rồi, tôi có ra đi ngay bây giờ cũng bình thường. Tôi đã ký vào đơn hiến xác cho y học. Hy vọng từ đây đến lúc ra đi, tôi vẫn giữ được cơ thể khỏe mạnh để đóng góp cho các nhà nghiên cứu. Nếu chẳng may đau bệnh hư hại các bộ phận, tôi có nhắn người xung quanh mang tôi đi thiêu, lấy tro rải sông. Con người ta chết đi ắt có người lo, quan trọng là bạn sống thế nào. Tôi quan niệm phải sống sao cho xứng đáng, biết yêu thương và chia sẻ. Một điều tôi tự hào là không bao giờ có ý định làm ai tổn thương, buồn lòng. Dĩ nhiên, nếu tôi có vô tình làm ai buồn thì xin được thứ lỗi. - Vì sao bà sống quá kín đáo, rất khó liên hệ được suốt những năm qua? Vì tôi không hoạt động nghệ thuật nữa. Tôi luôn cầu Chúa cho mình sức khỏe để trả ơn khán giả đã nuôi sống tôi và gia đình, trả ơn nghề vì tôi còn yêu nó rất nhiều. Dù vậy, tôi già từng tuổi này không dám lên sân khấu nữa. Sân khấu bây giờ dành cho các em ngày nay. Họ cũng yêu nghề, chịu thương chịu khó như tôi năm xưa vậy. Tôi có đến đó cũng chỉ làm phiền mọi người. Mỗi người có phần số của mình. Tôi học nghề năm 8 tuổi, lên sân khấu năm 10 tuổi và đoạt giải Thanh Tâm năm 15 tuổi. Vì vậy, về phần mình, tôi thấy đủ rồi. Tôi vẫn thèm ca diễn lắm, mỗi lần xem đồng nghiệp ca, diễn là mủi lòng. Nếu có kiếp sau, tôi vẫn muốn làm nghệ sĩ. Nghề này không giàu nhưng cho tôi được mọi người thương mến, cái ơn đó rất nặng (khóc). Hiện tại, tôi chỉ nhận hát ở các chương trình từ thiện, vì cộng đồng hoặc phi lợi nhuận. Tôi không hát ở chương trình thương mại nữa. Tôi đang trả nợ khán giả mà, sao lại lấy tiền của họ nữa? ![]() Không muốn các con ở bên mình - Bí quyết để trẻ lâu của bà là gì? Tôi không dao kéo hay tiêm gì lên mặt mình cả. Nếu tôi thật sự trông trẻ như bạn nói, bí quyết của tôi là sống vui, không buồn phiền ai, không để bụng điều gì. Khi không cau có, bạn sẽ lâu già hơn. Bên cạnh đó, xin đừng quên thể dục thể thao và "thể dục" tinh thần như đọc sách, nghe nhạc,... - Minh tinh Thẩm Thúy Hằng một đời biểu tượng nhan sắc, cuối đời bị đàm tiếu rất ác ý về ngoại hình, bà thấy đời nghệ sĩ có bạc? Nên người ta mới gọi là "thế gian", có ai nói "thế ngay" bao giờ đâu! (cười) Nói vui một chút thôi, tôi nghĩ đây không là chuyện của riêng nghề nào. Bạn là luật sư hay bác sĩ, nếu làm không đúng ý người khác vẫn bị nói ra nói vào như thường. Chính vì là nghệ sĩ, tôi không bận tâm, xem những lời đó là lẽ thường. Người đời còn quan tâm mới bàn tán. Lỡ một mai tôi nằm ngoài đường mà không ai quan tâm nữa mới đáng buồn. - Nhìn lại cuộc đời dài của mình, bà thấy gì? Đó là một cuộc đời viên mãn. Đi qua 3 cuộc hôn nhân, tôi không oán trách ai mà xem là lỗi của mình. Có thể tôi chưa tốt hoặc không còn phù hợp với người ta nữa. Vậy thì chia tay thôi, sao phải cầm tù nhau? Có người nói tôi bất hạnh, có người nói "hồng nhan bạc phận" nhưng tôi ngẫm lại "hồng nhan bạc triệu" thì đúng hơn!(cười) Ai mặc cảm sẽ thấy bất hạnh, tôi thấy vui vì vẫn được người ta yêu. Chính vì được yêu, tôi mới có hôn nhân lần 2, lần 3 đó chứ! Tôi may mắn quá rồi, không còn gì tiếc rẻ. ![]() - Theo bà, tuổi già nên chăng cần các con sống bên cạnh mình? Mọi người đều hỏi tôi câu này. Nếu một người sống cả đời phải dựa dẫm vào người khác, đó mới là bất hạnh. Tôi đã lo cho ba mẹ yên nghỉ, lo cho các em thành đạt, đó là tròn bổn phận với gia đình. Tôi chỉ chưa trả ơn hết với xã hội đã nuôi sống mình. Vì vậy, tôi không muốn bắt các con ở cạnh mình để sống dựa vào chúng. Giả dụ tôi xui rủi bị té, nếu có các con ở bên, chúng sẽ đưa tôi vào bệnh viện cứu chữa kịp thời. Nhưng sau đó thì sao? Tôi cũng chỉ sống thêm vài năm nữa thôi mà. Chuyện đó không đáng để bắt các con ở bên cạnh chăm lo mình. Người ta có câu Nước mắt chảy xuôi. Nếu vì mình mà bắt con cái ở bên chăm sóc, tôi xót lắm, không chịu được. Nhà tôi có một cô giúp việc. Nếu cô ấy giúp tôi lau chùi nhà cửa tôi vẫn tự giặt giũ, chùi toilet,... Tôi trả tiền công không ít nhưng chưa bao giờ để cô ấy phải làm hết mọi việc cho mình. Nếu không như vậy, làm sao cô ấy thương, chịu ở với bà già như tôi. Tuổi này, tôi cầu sức khỏe để làm từ thiện, gặp bạn bè. Nếu được, xin cho tôi ra đi trong giấc ngủ như chị Thẩm Thúy Hằng là hết sức phúc đức. Tôi cũng thường cầu Thiên Chúa ban hồng ân cho mọi người, không để ai phải sống trong đau khổ. " alt=""/>Mộng Tuyền tuổi 75 qua 3 lần đò: Sống một mình, không phiền con cái
|